Mục Lục
(Vạn Phật Thành ngày 6 tháng 6 năm 1982)
Thử nhìn xem những ví dụ lịch sử về kẻ giàu nhất, người sang nhất, kẻ nghèo nhất, và người bần tiện nhất:
"Thạch Sùng phú hậu, Phạm Dũng cùng,
Vận vãn Cam La, Thái Công tảo,
Bàng Tổ thọ cao, Nhan mệnh đoản,
Lục nhân đô tại Ngũ Hành trung."
Dịch là:
"Thạch Sùng giàu sụ, Phạm Dũng nghèo xơ,
Cam La thời trễ, Thái Công vận sớm,
Bàng Tổ sống dai, Nhan Uyên chết yểu,
Sáu người nằm gọn, phạm vi Ngũ Hành."
Xưa nay, người có tiếng giàu nhất là Thạch Sùng, người đời nhà Tấn; người ta gọi ông là "phú khả địch quốc", giàu bằng cả nước vậy. Có lần Thạch Sùng và người bạn ăn tiệc, người bạn mới lấy trong kho ra một cây san hô cao hai thước tám tấc để cho Thạch Sùng ngắm. Thạch Sùng nhìn rồi nói: "Cái này có đáng gì đâu!" Liền lấy chân đạp nát cây san hô. Người bạn vô cùng buồn rầu nói rằng: "Tôi không biết tìm đâu ra vật quý như cây san hô này, nay lại bị anh đạp nát như vậy thật đáng tiếc quá!" Thạch Sùng nói: "Bạn tiếc làm gì! Cái đó có chi đáng giá! Trong nhà tôi, đầy nhóc thứ rác rưởi đó, mời bạn tới nhà tôi mà xem!" Anh bạn này liền tới nhà coi thử, thì quả nhiên trong nhà Thạch Sùng có cả hàng trăm cây san hô cao ba thước. Thạch Sùng nói: "Bạn tùy ý mà lấy, thích cái nào thì lấy cái đó nhé!"
Cho nên vật mà người bạn coi là quý báu thì đối với Thạch Sùng chẳng có giá trị gì. Đó là nói rằng ông ta giàu có vô cùng, không cách gì mà biết được.
Phạm Dũng là một người ăn mày, chẳng có đồ vật gì cả. Hằng ngày phải đi ăn xin, có được bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu, không chịu ra ngoài làm việc, ăn rồi thì lại đi xin nữa. Cho nên nói rằng:
"Gia vô cách túc chi lương,
Thân vô lập chùy chi địa."
Nghĩa là:
"Trong nhà không có lương thực để ăn ngày hôm sau,
Bản thân không có một chỗ để dựng cái chùy."
Ông ta tới đâu thì chỗ đó là nhà. Tuy rất nghèo, phải ra ngoài để xin ăn, song về sau ông góp nhóp được chút ít lương thực. Có lần Khổng Phu Tử và mấy người học trò bị tuyệt lương ở nước Trần, vì không có gì ăn nên Khổng Tử mới phái người đến nhà Phạm Dũng để mượn gạo. Các vị xem! Khổng Phu Tử là một người có rất nhiều đệ tử mà bây giờ Ngài phải đến một kẻ ăn mày để xin gạo, như vậy không phải là điều đáng buồn cười sao?
Lúc đó Tử Lộ theo lời dạy của Khổng Tử tới nhà Phạm Dũng và thưa rằng: "Thầy của tôi hiện tại chẳng có đồ ăn, bởi vì nước Trần tuyệt hết lương thực, cho nên tôi mới tới đây để mượn một ít gạo."
Phạm Dũng nói rằng: "Bạn muốn mượn gạo cũng được, song tôi có mấy vấn đề hỏi bạn, nếu bạn đáp không được thì tôi không cho mượn." Tử Lộ trong lòng đầy tự tin mới nói rằng: " Được, Ngài cứ hỏi đi!"
Phạm Dũng hỏi: "Bạn hãy nói cho tôi nghe: Trong trời đất cái gì là nhiều, cái gì là ít; cái gì là vui vẻ, cái gì là buồn; nếu bạn đáp đúng thì tôi sẽ cho bạn mượn gạo vô điều kiện; nếu bạn đáp không đúng thì tôi không cho bạn mượn gạo. Đó là điều tôi phải giao ước cho rõ ràng."
Tử Lộ nói: "Câu hỏi dễ quá, thật là hết sức đơn giản! Trong trời đất thì ngôi sao là nhiều mà mặt trăng là ít; vui vẻ là khi đám cưới, buồn bã là khi người chết."
Phạm Dũng nghe xong khoát tay nói: "Chẳng đúng! Chẳng đúng!" Tử Lộ tự nhận thấy lời đáp của mình thật là tuyệt hảo, đúng không chỗ sai, và chẳng có câu trả lời nào có thể hay hơn được. Ông cho rằng Phạm Dũng vì không muốn cho mượn gạo nên tìm cách chối từ; song ông cũng không có cách gì khác, nên đành tức giận bỏ về. Khi gặp Khổng Phu Tử, ông nói: "Thưa Thầy! Tên Phạm Dũng này thật khả ố chẳng biết đạo lý gì cả!" Sau đó Tử Lộ nhất nhất kể lại lời đối đáp của đôi bên cho Khổng Tử nghe. Khổng Tử nghe xong, nói: "Con đã trả lời sai rồi đó!" Tử Lộ kinh ngạc vô cùng, hỏi lại: "Phạm Dũng nói con sai là bởi vì y đứng trên lập trường của y. Thầy phải đứng trên lập trường của con mà nói, tại sao Thầy cũng nói con trả lời sai?"
Khổng Tử đáp: "Con hãy nghe lời ta nói đây: Trong trời đất, kẻ tiểu nhân thì nhiều mà người quân tử thì ít; lúc vui vẻ là lúc cho kẻ khác mượn, lúc buồn bã là lúc mượn kẻ khác! Con hãy trở lại gặp Phạm Dũng mà nói như vậy."
Bấy giờ Tử Lộ trở lại nhà Phạm Dũng và lập lại lời Đức Khổng Tử. Phạm Dũng nghe xong thì nhận ngay rằng lời đáp thật chính xác vô cùng, cho nên đem gạo lại cho Tử Lộ mượn. Ông lấy đầy một gánh gạo cho Tử Lộ gánh về. Song đòn gánh này là vật bảo bối, gạo bỏ vô rồi thì ăn không bao giờ hết, dùng bao nhiêu nó lại đầy bấy nhiêu; cho hay kẻ nghèo cùng cũng có bảo bối!
Đời Tần Thủy Hoàng có một vị tên là Cam La, năm 12 tuổi làm Tể Tướng; song đó là đã trễ ba năm rồi, anh ta đáng lẽ phải làm Tể Tướng năm 9 tuổi. Khương Tử Nha lúc 80 tuổi thì gặp Văn Vương; như vậy là đã sớm ba năm rồi, đáng lẽ ông phải gặp Văn Vương lúc 83 tuổi. Cam La còn trẻ đã làm Tể Tướng, mà Khương Tử Nha thì lại đến lúc rất già mới gặp Văn Vương!
Bàng Tổ sống đến hơn 800 tuổi cho nên tuổi thọ rất cao; nhưng Nhan Uyên, đệ tử của Khổng Tử, chỉ sống đến 30 tuổi rồi chết, nên gọi là yểu mạng. Nhan Uyên tuy rằng mạng ngắn nhưng trong các đồ đệ của Khổng Phu Tử, ông là người thông minh nhất. Ông cũng là người hiếu học bậc nhất, chỉ cần nghe qua một là biết được mười, trong khi Tử Cống thì chỉ nghe một biết hai. Lúc Nhan Uyên mất, Khổng Tử vô cùng thương tiếc mà nói rằng: "Thiên táng dư! Thiên táng dư!". Ý nói: Trời làm cho Đạo ta mất đi vậy! Trời làm cho Đạo ta mất đi vậy!
Sáu người này có kẻ thì hết sức giàu có, có kẻ vô cùng nghèo khốn, có kẻ sớm có địa vị cao, có kẻ trễ lên quý phẩm, có kẻ hết sức sống lâu, có kẻ lại chết sớm, song sáu người này không ra khỏi vận mệnh của Ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Họ đều ở trong vòng Ngũ hành quay đi lộn lại, tuần hoàn trong vòng luân hồi; cho nên nói: "Đời người thật là như giấc mộng ảo hóa, như giọt sương đầu lá, như ánh điện chớp. Hãy luôn quán chiếu như vậy, và đừng nên chấp trước!" Lúc đó, mình sẽ không có phiền não. Tu hành mà biết thấy suốt rồi buông xả thì càng tốt hơn nữa. Nếu không thể nhất thời buông hết mọi thứ thì phải từng bước từng bước, từng việc từng việc mà buông xả. Đừng nên lưu luyến ở mãi trong Lục đạo luân hồi này làm gì!
HT Tuyên Hóa
(Vạn Phật Thành ngày 6 tháng 6 năm 1982)
Thử nhìn xem những ví dụ lịch sử về kẻ giàu nhất, người sang nhất, kẻ nghèo nhất, và người bần tiện nhất:
"Thạch Sùng phú hậu, Phạm Dũng cùng,
Vận vãn Cam La, Thái Công tảo,
Bàng Tổ thọ cao, Nhan mệnh đoản,
Lục nhân đô tại Ngũ Hành trung."
Dịch là:
"Thạch Sùng giàu sụ, Phạm Dũng nghèo xơ,
Cam La thời trễ, Thái Công vận sớm,
Bàng Tổ sống dai, Nhan Uyên chết yểu,
Sáu người nằm gọn, phạm vi Ngũ Hành."
Xưa nay, người có tiếng giàu nhất là Thạch Sùng, người đời nhà Tấn; người ta gọi ông là "phú khả địch quốc", giàu bằng cả nước vậy. Có lần Thạch Sùng và người bạn ăn tiệc, người bạn mới lấy trong kho ra một cây san hô cao hai thước tám tấc để cho Thạch Sùng ngắm. Thạch Sùng nhìn rồi nói: "Cái này có đáng gì đâu!" Liền lấy chân đạp nát cây san hô. Người bạn vô cùng buồn rầu nói rằng: "Tôi không biết tìm đâu ra vật quý như cây san hô này, nay lại bị anh đạp nát như vậy thật đáng tiếc quá!" Thạch Sùng nói: "Bạn tiếc làm gì! Cái đó có chi đáng giá! Trong nhà tôi, đầy nhóc thứ rác rưởi đó, mời bạn tới nhà tôi mà xem!" Anh bạn này liền tới nhà coi thử, thì quả nhiên trong nhà Thạch Sùng có cả hàng trăm cây san hô cao ba thước. Thạch Sùng nói: "Bạn tùy ý mà lấy, thích cái nào thì lấy cái đó nhé!"
Cho nên vật mà người bạn coi là quý báu thì đối với Thạch Sùng chẳng có giá trị gì. Đó là nói rằng ông ta giàu có vô cùng, không cách gì mà biết được.
Phạm Dũng là một người ăn mày, chẳng có đồ vật gì cả. Hằng ngày phải đi ăn xin, có được bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu, không chịu ra ngoài làm việc, ăn rồi thì lại đi xin nữa. Cho nên nói rằng:
"Gia vô cách túc chi lương,
Thân vô lập chùy chi địa."
Nghĩa là:
"Trong nhà không có lương thực để ăn ngày hôm sau,
Bản thân không có một chỗ để dựng cái chùy."
Ông ta tới đâu thì chỗ đó là nhà. Tuy rất nghèo, phải ra ngoài để xin ăn, song về sau ông góp nhóp được chút ít lương thực. Có lần Khổng Phu Tử và mấy người học trò bị tuyệt lương ở nước Trần, vì không có gì ăn nên Khổng Tử mới phái người đến nhà Phạm Dũng để mượn gạo. Các vị xem! Khổng Phu Tử là một người có rất nhiều đệ tử mà bây giờ Ngài phải đến một kẻ ăn mày để xin gạo, như vậy không phải là điều đáng buồn cười sao?
Lúc đó Tử Lộ theo lời dạy của Khổng Tử tới nhà Phạm Dũng và thưa rằng: "Thầy của tôi hiện tại chẳng có đồ ăn, bởi vì nước Trần tuyệt hết lương thực, cho nên tôi mới tới đây để mượn một ít gạo."
Phạm Dũng nói rằng: "Bạn muốn mượn gạo cũng được, song tôi có mấy vấn đề hỏi bạn, nếu bạn đáp không được thì tôi không cho mượn." Tử Lộ trong lòng đầy tự tin mới nói rằng: " Được, Ngài cứ hỏi đi!"
Phạm Dũng hỏi: "Bạn hãy nói cho tôi nghe: Trong trời đất cái gì là nhiều, cái gì là ít; cái gì là vui vẻ, cái gì là buồn; nếu bạn đáp đúng thì tôi sẽ cho bạn mượn gạo vô điều kiện; nếu bạn đáp không đúng thì tôi không cho bạn mượn gạo. Đó là điều tôi phải giao ước cho rõ ràng."
Tử Lộ nói: "Câu hỏi dễ quá, thật là hết sức đơn giản! Trong trời đất thì ngôi sao là nhiều mà mặt trăng là ít; vui vẻ là khi đám cưới, buồn bã là khi người chết."
Phạm Dũng nghe xong khoát tay nói: "Chẳng đúng! Chẳng đúng!" Tử Lộ tự nhận thấy lời đáp của mình thật là tuyệt hảo, đúng không chỗ sai, và chẳng có câu trả lời nào có thể hay hơn được. Ông cho rằng Phạm Dũng vì không muốn cho mượn gạo nên tìm cách chối từ; song ông cũng không có cách gì khác, nên đành tức giận bỏ về. Khi gặp Khổng Phu Tử, ông nói: "Thưa Thầy! Tên Phạm Dũng này thật khả ố chẳng biết đạo lý gì cả!" Sau đó Tử Lộ nhất nhất kể lại lời đối đáp của đôi bên cho Khổng Tử nghe. Khổng Tử nghe xong, nói: "Con đã trả lời sai rồi đó!" Tử Lộ kinh ngạc vô cùng, hỏi lại: "Phạm Dũng nói con sai là bởi vì y đứng trên lập trường của y. Thầy phải đứng trên lập trường của con mà nói, tại sao Thầy cũng nói con trả lời sai?"
Khổng Tử đáp: "Con hãy nghe lời ta nói đây: Trong trời đất, kẻ tiểu nhân thì nhiều mà người quân tử thì ít; lúc vui vẻ là lúc cho kẻ khác mượn, lúc buồn bã là lúc mượn kẻ khác! Con hãy trở lại gặp Phạm Dũng mà nói như vậy."
Bấy giờ Tử Lộ trở lại nhà Phạm Dũng và lập lại lời Đức Khổng Tử. Phạm Dũng nghe xong thì nhận ngay rằng lời đáp thật chính xác vô cùng, cho nên đem gạo lại cho Tử Lộ mượn. Ông lấy đầy một gánh gạo cho Tử Lộ gánh về. Song đòn gánh này là vật bảo bối, gạo bỏ vô rồi thì ăn không bao giờ hết, dùng bao nhiêu nó lại đầy bấy nhiêu; cho hay kẻ nghèo cùng cũng có bảo bối!
Đời Tần Thủy Hoàng có một vị tên là Cam La, năm 12 tuổi làm Tể Tướng; song đó là đã trễ ba năm rồi, anh ta đáng lẽ phải làm Tể Tướng năm 9 tuổi. Khương Tử Nha lúc 80 tuổi thì gặp Văn Vương; như vậy là đã sớm ba năm rồi, đáng lẽ ông phải gặp Văn Vương lúc 83 tuổi. Cam La còn trẻ đã làm Tể Tướng, mà Khương Tử Nha thì lại đến lúc rất già mới gặp Văn Vương!
Bàng Tổ sống đến hơn 800 tuổi cho nên tuổi thọ rất cao; nhưng Nhan Uyên, đệ tử của Khổng Tử, chỉ sống đến 30 tuổi rồi chết, nên gọi là yểu mạng. Nhan Uyên tuy rằng mạng ngắn nhưng trong các đồ đệ của Khổng Phu Tử, ông là người thông minh nhất. Ông cũng là người hiếu học bậc nhất, chỉ cần nghe qua một là biết được mười, trong khi Tử Cống thì chỉ nghe một biết hai. Lúc Nhan Uyên mất, Khổng Tử vô cùng thương tiếc mà nói rằng: "Thiên táng dư! Thiên táng dư!". Ý nói: Trời làm cho Đạo ta mất đi vậy! Trời làm cho Đạo ta mất đi vậy!
Sáu người này có kẻ thì hết sức giàu có, có kẻ vô cùng nghèo khốn, có kẻ sớm có địa vị cao, có kẻ trễ lên quý phẩm, có kẻ hết sức sống lâu, có kẻ lại chết sớm, song sáu người này không ra khỏi vận mệnh của Ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Họ đều ở trong vòng Ngũ hành quay đi lộn lại, tuần hoàn trong vòng luân hồi; cho nên nói: "Đời người thật là như giấc mộng ảo hóa, như giọt sương đầu lá, như ánh điện chớp. Hãy luôn quán chiếu như vậy, và đừng nên chấp trước!" Lúc đó, mình sẽ không có phiền não. Tu hành mà biết thấy suốt rồi buông xả thì càng tốt hơn nữa. Nếu không thể nhất thời buông hết mọi thứ thì phải từng bước từng bước, từng việc từng việc mà buông xả. Đừng nên lưu luyến ở mãi trong Lục đạo luân hồi này làm gì!