New Delhi, Ấn Độ -Để mừng ngày lễ thành đạo lần thứ 2600 của Đức Phật, hơn 800 những nhà lãnh đạo và học giả về phật Giáo sẽ tập trung về New Delhi từ ngày 27 đến 30 tháng 11 dưới chủ đề “Tập trung trí tuệ, đoàn kết ngôn thông” được tổ chức bởi hội hoàng đế A Dục ở New Delhi và phái đoàn này được xem như là hội thảo Phật Giáo toàn cầu.
Vì Ấn Độ là cái nôi của Phật Giáo, hội thảo được tổ chức ở tầm quy mô quốc tế để nâng cao sự đóng góp của Đức Phật trong việc gìn giữ thế giới hòa bình và phát triển xã hội theo hướng bình an.
Đại diện của 32 quốc gia và phái đoàn đã đưa ra mục đích để tìm kiếm phương cách mới hơn và các phương tiện để kiểm tra khả năng và sự đàn hồi của Phật giáo trong vấn đề an ninh và phát triển của thế giới. Và các chủ đề để đối thoại bao gồm xung đột và bạo loạn, phân chia xã hội, suy thoái môi trường, vai trò của đạo đức và các giá trị bên cạnh việc tìm kiếm những phương cách tốt hơn nhằm làm cho Phật Giáo có thể khôi phục lại lương tâm của tất cả mọi người trên hành tinh này.
Ngoài những cuộc gặp gỡ nguyện cầu giữa các niềm tin, cuộc hội thảo sẽ kết thúc với việc trồng cây bồ đề con linh thiêng được chiết xuất từ cội bồ đề đến những nơi như Bồ Đề Đạo Tràng, Sarnath và Sri Lanka.
Lễ hội di sản văn hóa Phật giáo sẽ nâng cao sự giàu có và nét đẹp của Phật Giáo ở nhiều quốc gia và làm các nào để kết nối với các quốc gia này. Phần quan trọng cũng bao gồm cả việc bảo tồn những thánh tích và các hiện vật vô giá của Phật Giáo trên khắp cả nước nơi đang bị xuống cấp và bỏ quên.
Ấn Độ, đất mẹ của rất nhiều văn hóa sẽ thật sự giàu hơn nếu chúng ta có thể quan tâm đến những di sản và tình yêu con người của mình. Đây là thông điệp mà Đức Phật đã để lại hơn 2600 năm về trước. Và thông điệp này sẽ tiếp tục được nhắc lại vào tuần tới khi các nhà lãnh đạo Phật Giáo trên thế giới cùng tụng kinh cầu nguyện vì tình yêu và chăm sóc hành tinh nơi chúng ta đang sinh sống.
Ngọc Hằng dịch
Theo Hindustan Times