“Chen Fen”, một phụ nữ đang chiến đấu với căn bệnh AIDS trong 16 năm đang nghĩ tưởng đến năng lượng và sức mạnh cần thiết dù cô rất yếu vì bị nhiễm bệnh. Nguồn động lực giúp cô lấy lại sức khỏe cả thân và tâm không phải là một loại thuốc mới mà chính là từ niềm tin ở một tôn giáo cổ xưa.

“Đơn giản là tôi chỉ tu tập theo những gì các thầy khuyên bảo: giữ cho tâm được bình an và không bao giờ lo nghĩ vô ích về tương lai.” Cô cho biết.

Cô Chen sống ở Xishuangbana, Đại Tích, Tỉnh Vân Nam. Tỉnh này có khoảng 83,925 người bị mắc bệnh AIDS cho đến cuối năm vừa qua. Đây là tỉnh có số người bị mắc bệnh AIDS cao nhất Trung Hoa

Có khoảng 300,00 người dân ở Đại Tích, hầu hết là người thuộc dân tộc Dai và Blang, theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa. Ở đây có khoảng 1,784 người nhiễm bệnh HIV và số lượng sẽ tăng cao trong những năm tới.

Chen và những bệnh nhân bị bệnh AIDS được một chương trình do các nhà sư ở địa phương chăm sóc về sức khỏe và kiến thức về căn bệnh này.

Chương trình “ Ngôi nhà Cao Quý của Phật” đã bắt đầu từ năm 2003 với sự tài trợ của quỹ trợ khẩn trẻ em của Liên Hiệp Quốc với sự giúp đỡ của hội Phật giáo địa phương.

Trong chương trình này, hàng trăm bệnh nhân bị bệnh HIV/AIDS, bao gồm cả những người theo Phật giáo hay không theo Phật giáo cùng tập trung thường xuyên để nghe các nhà sư thuyết giảng và tụng kinh tại chùa Zongfo.

“Ở đây có cảm giác như là nhà vậy.” Chen cho biết. Mặc dù cô không phải là một tín đồ của Phật giáo nhưng cô đã học được từ các nhà sư để có một cuộc sống tích cực.

Hướng Dẫn Cho Những Người Đau Khổ

Thầy Du Hanting, viện phó tu viện Zongfo và cũng là một thành viên kỳ cựu của chương trình lần đầu tiên nghe về căn bệnh AIDS khi thầy học ở Thái Lan cách đây 20 năm.

Tại thời điểm đó, thầy chú ý những nhà sư ở Thái Lan thường tình nguyện đến trợ giúp cho các đám tang của những nhóm người đặc biệt xấu số này.

“Tôi thật sự rất sốc khi biết tất cả họ đều bị chết vì căn bệnh không thể chữa trị được là AIDS. Vì thế, nhiều người lớn tuổi phải nhìn con mình bị chết.” Thầy cho biết.

Sau đó, thầy biết rằng căn bệnh này có thể gây ra nhiều gánh nặng cho xã hội, làm cho nhiều gia đình bị nghèo đói và cướp đi sự chăm sóc của con cái đối với cha mẹ. Thầy Du đã tham gia vào chương trình “Ngôi Nhà Cao Quý Của Phật” vào năm 2003 sau khi trở về Xishuangbana.

“Các nhà sư là những người hướng dẫn tâm linh và cũng nên hướng dẫn cho họ vượt qua khó khăn này.” Thầy Du trả lời khi có nhiều nghi ngờ về việc các nhà sư tham gia vào chương trình này.

Một phần then chốt trong công việc các nhà sư phải làm là giảm áp lực và trầm cảm cho những bệnh nhân bị bệnh AIDS. Những người bệnh thường phải đương đầu với rất nhiều áp lực và đau khổ về tinh thần. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, một số bệnh nhân thậm chí còn có ý định trả thù bằng cách truyền virus lây bệnh cho người khác hay là làm hại những người đã truyền bệnh cho họ.

“Tôi nói với họ rằng nếu bạn làm hai người khác, bạn sẽ không còn đường nào thoát khỏi quả báo.” Thầy cho biết.

Các nhà sư cũng giúp cho các gia đình đối xử với người bị bệnh AIDS với tâm rộng mở và giảm những lo sợ về việc bị mắc bệnh. Việc thiếu kiến thức về bệnh cũng làm cho nhiều bệnh nhân bị gia đình xa lánh, thậm chí bị đuổi khỏi nhà.

“Chúng tôi thường trò chuyện và ăn tối cùng gia đình bệnh nhân và họ để cho họ thấy rằng virus không truyền qua các hoạt động hàng ngày.” Thầy cho biêt.

Để giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình, những người làm việc trong chương trình đang cố gắng kết nối các bệnh nhân với các chương trình xã hội và cho họ việc làm.

Giáo Dục Về Phòng Chống Bệnh AIDS

Thêm vào việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, các nhà sư cũng tham gia vào các chương trình giáo dục chống lại căn bệnh AIDS và các chương trình nâng cao nhận thức ở những khu vực nông thôn ở Xishuangbana, nơi 70% những bệnh nhân bị bệnh là do thông qua con đường tình dục.

Mặc dù nói chuyện về vấn đề tình dục là bị nghiêm cấm với các nhà sư, họ thường để cho những người cộng sự trong chương trình thảo luận về các phương pháp phòng chống bệnh.

Các nhà sư cố gắng thuyết phục mọi người tránh xa những hành động về tình dục nguy hiểm bằng cách trính dẫn giới luật nhà Phật.

“Chúng tôi giáo dục mọi người về năm giới cấm nhà phật là không được tà dâm và uống rượu.” Thầy Du cho biết.

Công việc giáo dục cho những người bị nhiếm bệnh HIV/AIDS là không mệt mỏi. Ai Hanen, người đứng đầu chương trình cho biết.

“Rất nhiều người dân thuộc bộ tộc Dai sống ở những ngôi làng xa xôi nghèo đến nổi họ không thể đọc được tiếng Trung Hoa và kể cả tiếng của bộ tộc họ.” Ai Hanen cho biết

Nhiều nhân viên làm việc cho chương trình đang làm các đĩa CD bao gồm các bài hát giáo dục và bài giảng được thu âm bằng ngôn ngữ đơn giản. Họ hy vọng sẽ được đón nhận bởi những người dân tộc Dai, những người thường gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ y khoa.

Vai trò của tôn giáo trong nỗ lực phòng chống bệnh AIDS có thể được thấy ở vùng tự trị Ninh Hạ, phía Bắc Trung Hoa nơi tập trung nhiều người Hồi Giáo nhất cả nước.

Những nhà thờ Hồi Giáo ở Ninh Hạ thuyết giảng về nguy hiểm của các hành vi nguy hại như là tiếp xúc với gái mại dâm hay những người nghiện ma túy bằng cách cho biết đó là vi phạm giáo lý Hồi Giáo. “Những người đứng đầu ở đây đã có lần đến tu viện chúng tôi tham quan và học hỏi.” Ai Hanen cho biết

Ngọc Hằng dịch

Theo Xinhuanet.com



Có phản hồi đến “Trung Hoa: Các Nhà Sư Dấn Thân Vào Cuộc Chiến Chống Căn Bệnh HIV/AIDS”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com