VẤN: Thưa Sư, theo tập tục cúng trên bàn thờ thì phải dâng đủ ngũ phần hương hoa trà quả nhưng dâng và sắp xếp bàn thờ như thế nào để gọn nhất nếu nhà chật hẹp. Con nghe nói rằng hoa quả nếu dâng cúng trên bàn thờ thì nhanh chín hơn để ở ngoài như vậy có đúng không? Có mấy lần con thử quan sát cả hoa và trái cây con dâng lên cả bàn Phật và bàn ông bà thì thấy hoa quả trên bàn ông bà nhanh chín và hư hơn trên bàn Phật dù con chẳng có thắp nhang gì nhiều. Có người bảo là do ông bà cửu huyền về hưởng lộc đồ cúng nên mới nhanh chín như vậy có phải đúng không? Hoa quả, trái cây, nhang đèn trên hai bàn thờ Phật và bàn thờ ông bà con có thể hoán đổi vị trí được không? Có người bảo là không nên nhưng có khi bàn Phật thì vẫn xanh bàn ông bà chín hết con muốn chia bớt mà không biết làm vậy có mắc tội không? Nếu cúng và tụng niệm hàng ngày con không thắp hương có sao không vì con bị dị ứng khói nhang, mùi nhang làm con ngộp thở. Con xin cảm ơn Sư
ĐÁP:
Bàn đến việc cúng kiếng tức là bàn đến chữ lễ, người Á đông, nhất là người Việt thà là thủ lễ mà chịu “thiệt thòi” còn hơn bỏ lễ mà sung sướng thành thơi thì không ai muốn. Gọi là lễ tức là dùng khuôn thước của tâm mình mà ký gởi tấm lòng tốt đối đãi nhau, dùng lễ để bày tỏ sự cung kính của mình với một người, nhiều người, dùng lễ để biểu lộ tấm lòng của mình đối với bậc trên trước dù người đó có hay không có mặt trên thế gian. Lễ cũng tức lễ giáo, trong chốn thiền có câu
Gieo năm vóc thành tâm kính lễ,
Trước Phật đài quý lạy Thế Tôn,
Đã bao năm sanh tử dập dồn,
Nay đến trước đài vô thượng giác...
Hay là đối với người tu trong non núi có câu:
Hương ba nén tâm thành dâng kính
Trước Phật đài quỳ đọc chơn kinh
Huê đăng tỏ rạng màu tươi tốt
Tịnh tủy rèn lòng tánh đẹp xinh...
Nhìn chung theo Phật tử sự cúng kiếng ngũ phần hương, gồm hương, hoa, trà, quả, cúng hoa, quả như sự quán sát của quý vị, cúng Phật thì nhẹ nhàng, sự hưởng thọ thanh thản hơn. Còn cúng ông bà thì do ông bà còn nhiều uế trược, có nhiều sự hưởng thọ ăn uống nên hoa quả mau chín mau hư...Tất cả những sự quan tâm trong việc cúng kiếng, sự cúng kiếng xưa nay chúng ta quen gọi là “lễ”, “dâng lễ”
hay “lễ nghĩa”...đó là tấm lòng tốt đáng trân trọng được biểu lộ ra ngoài để cho thấy sự cung kính bằng thước đo tấm lòng.
Cón một lễ nữa mà xưa nay mọi người ít quan tâm, tức là sự đối đãi nhau, sự cung kính lẫn nhau, thước đo nầy không bằng hình thức hương, đăng, hoa, trà, quả mâm cao cổ đấy nữa mà bằng tấm lòng, sự tưởng niệm, tâm niệm...
Sư chia sẻ về tín ngưỡng cúng kiền lễ nghi, ý nghĩa của lễ, tại sao sự dâng cúng trên bàn, tuy không khác nhưng phần hoa, quả trên bàn có thay đổi khác như thế.?
I .
Giá trị của lễ giáo
Đời sống giữa con người và con người cần phải có lễ. Từ bé lớn lên nếu mọi người không biết đối đãi nhẹ nhàng với nhau, không tín ngưỡng, không biết cúng kính ông bà thì người lớn, ông bà cha mẹ phải dạy dỗ làm nên nhân cách con người đó gọi là “lễ giáo”.
Lễ là lòng tôn kính bậc trên trước, cúi đầu trước người lớn hơn mình, dù chỉ một tuổi, lễ đem lại sự hiền hòa nhu nhuyến trước sự hung tợn của đối phương. Lễ là thước đo tấm lòng con người trong lẽ sống mênh mông giữa chợ đời. Người xưa đem lễ mà đối đãi nhau từng gang tấc, khiến cho đối phương “thù” thành “bạn”, tiểu nhân thành quân tử, người nhỏ thành người có chí lớn: “tứ hải vi gia cửu châu lập nghiệp”. Lễ là thước đo tấm lòng con người, giữa người nhỏ với người lớn, người lớn với người nhỏ, người lớn với người lớn, giữa bà con hàng xóm láng giềng với nhau, giữa gia đình với xã hội, lễ nghi đúng thủ tục, thì hợp lòng người trong cuộc sống đương thời mà qua đó xã hội đánh giá đến sự hiểu biết của một cá nhân, phải đạo với trời đất, hợp đạo với đời. Con người có thể sống cao thượng, phẩm giá được tôn quí là do nơi biết giữ lễ, còn bị tội lỗi làm mất tư cách con người, thiên hạ chê bai khinh bỉ nhục nhã, thiếu lòng tự trọng là do nơi thất lễ. Nếu đánh giá một con người, một gia đình mà chỉ xét qua cách hành lễ nghi theo hình thức thôi không xét về nghĩa thì quả là thiếu sót. Bởi có nhiều người trong xã hội hàng ngày hành sự có thừa lễ nghi nhưng nghĩa thì lại thiếu.
Lễ theo Nho giáo
Lễ là một trong năm phép Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” được Khổng Tử đưa ra trong tư tưởng trung dung đều là có quan hệ mật thiết với cơ thể con người chúng ta. Nhân (nhân từ, nhân ái): thuộc Mộc, đối ứng với lá gan - Nghĩa (chính nghĩa): thuộc Kim, đối ứng với phổi - Lễ (lễ phép, lễ độ): thuộc Hỏa, đối ứng với tim và máu - Trí (trí tuệ, kiến thức): thuộc Thủy, đối ứng với thận - Tín (tin tưởng, xác thực): thuộc Thổ, đối ứng tỳ (lá lách) và vị (dạ dày).
Người xưa thủ lễ mà nên người, người có lễ giáo thì được trọng dụng, hưởng lộc triều định, trong thế gian thì người người tôn trọng thường đem người có lễ làm tiêu biểu. Người trên dùng người có lễ nghĩa chứ không dùng người thiếu lễ nghĩa. Lễ nghĩa đúng nghĩa có khi cũng không có mâm cao cỗ đầy, một đôi khi chỉ là tấm lòng, sự tín ngưỡng, sự ký gởi niềm tin vào một người mà người đó đáng tôn đáng kính. Người xưa hay các bậc thánh hiền khi nói đến lễ không nghĩ đến hương, đăng trà hoa quả mà chỉ nghĩ đến niềm tin, người đối diện có niềm tin hay không, việc mới thành.
Lễ đối với chính nhân
Chữ lễ đối với người chính nhân cũng rất quan trọng, quân tử thủ lễ mà vượt qua cơn tam đồ bát nạn. Quân tử là hình mẫu con người lý tưởng theo nhân sinh quan của Nho giáo phù hợp với phương thức cai trị xã hội đức trị (nhân trị) của học thuyết này. Nguyên nghĩa của quân tử là "kẻ cai trị", do những nghĩa phái sinh sau này mà quân tử mới có nghĩa đối lập với "kẻ tiểu nhân" và người quân tử thường được coi là người hành động ngay thẳng, công khai theo lẽ phải và không khuất tuất vụ lợi cá nhân. Người quân tử là người có đầy đủ các đức tính trong ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, trong đó Nhân là quan trọng nhất. Người quân tử cũng là người nắm được mệnh trời và sống theo mệnh trời. Quân tử là hình mẫu con người lý tưởng theo nhân sinh quan của Nho giáo phù hợp với phương thức cai trị xã hội bằng đức trị (nhân trị) của học thuyết này. Nguyên nghĩa của quân tử là "kẻ cai trị", do những nghĩa phái sinh sau này mà quân tử mới có nghĩa đối lập với "kẻ tiểu nhân" và người quân tử thường được coi là người hành động ngay thẳng, công khai theo lẽ phải và không khuất tuất vụ lợi cá nhân. Người quân tử là người có đầy đủ các đức tính trong ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, trong đó Nhân là quan trọng nhất. Người quân tử thủ lễ cũng là người nắm được mệnh trời và sống theo mệnh trời. nắm được mệnh trờ là làm chủ được chính minh, làm chủ chính mình là làm chủ thiên hạ (Web Bách khoa toàn thư mở Wikipedia - Quân Tử)
Lễ trong tín ngưỡng Địa Mẫu
Lễ là một trong tám phép tu trong Địa Mẫu Chơn Kinh, trong kinh Địa Mẫu có dạy về cách tu, trong đó có tám chữ cũng là tám bài học, tám bài học đó là: hiếu, để, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sĩ. Người tu đủ tám pháp, biến thành tám của báu nầy thì được về cung Mẫu Mẹ làm con cháu của Mẫu, Mẫu trợ duyên cho trở về với Mẫu trên Kim Bàn, bằng không tu hành nghiêm túc thì bị Cù Tán Đởm làm hại, dẫn dắt vào địa ngục. Trong năm phép học đạo tu nhơn của Khổng Tử thì lễ đứng hàng thứ ba.
Trong tám phép tu của đạo Địa Mẫu chữ lễ đứng hàng thứ năm, như vậy theo sách Trung Dung chữ lễ đứng vào hàng trung dung, trong sách dạy làm người. Như bậc chính nhân thì phải thủ lễ trong tâm trí của mình, người xưa không chú trọng đến nhiều mâm nhiều quả mà chú trọng đến trí tín, chuộng nhân nghĩa mà thủ lễ. Nếu không thủ lễ thì con người thiếu tư cách làm người, không có lòng tự trọng, người không có lòng tự trọng bị đánh giá như là người thất học, thiếu tư cách, quê mùa.
II .
Chữ lễ trong nhà Phật
Chữ lễ trong Phật giáo rất phong phú, đứng về góc độ xuất thế gian thì chỉ nói đến “tâm cung kính, giữa thầy và trò lễ nhau gặp nhau trong sự thanh tĩnh”, hiểu nhau mà thủ lễ:
Năng lễ sở lễ tánh không tịch
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
Ngã thử đạo tràng như đế châu
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền
Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ
Đức Phật tánh không rỗng lặng là bậc giác ngộ giải thoát được mọi người tôn kính lễ bái (năng lễ), được chúng sanh trong mười phương, môn đệ dùng tâm thanh tịnh phát nguyện mà lễ bái (sở lễ) giữa năng và sở trống vắng không có gì phải đòi hỏi lễ lộc, mâm quả cao sang, bàn chi đến chuyện chè xôi, chuối lâu chín hay chuối mau chín. Lễ theo Phật giáo như trên thì chẳng tốn hao tiền của, chẳng đòi hỏi sắm sanh lễ vật hao tốn tiền của, làm động lòng người con Phật, hay khỏi phải bàn cãi cho hao tổn năng lượng., đừng nói chi đến hao tốn hương đăng, trà, hoa, quả, vật chất tiền tài. Lễ trong Phật giáo đòi hỏi xây dựng một tượng đài đạo hạnh, lễ nghi khuôn thước là đủ, không đòi hỏi hành nhơn phải sắm sanh nhiều mâm nhiều quả. Đứng về gốc độ thế gian thì rất đa dạng nhiều lễ nghi, nghi lễ, cúng kính hương, hoa, trà, quả rườm rà, mâm quả to lớn, phong bì nhiều tiền, hao tốn tài sản thề gian.
Trong kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhơn Duyên, có đọan nói vể La Hầu La đi tu. Khi Phật về quê hương thăm vua cha là Tịnh Phạn Vương lúc bấy giờ già yếu, Phật có ở lại quê hương mấy ngày, cho đến khi đi hành cước du tăng trì bình, ngài tự dắt La Hầu La là đứa con duy nhứt khi ngài còn ở thế gian đã được sanh ra. La Hầu La lúc bấy giờ mới 7 tuổi cũng ham thích đi theo Phật vì biết Phật là cha ruột của mình. Khi vào ở tịnh xá Kỳ Hoàn, Phật cho La Hầu La ở chung với chư vị Sa Môn cao niên, La Hầu La có dịp phá phách chọc ghẹo các vị Sa môn lớn tuổi, có vị cũng vui, có vị cũng buồn, nhưng dứt khoát là ngài không sợ ai, vì biết chắc là không ai dám rấy rà đụng chạm đến mình.
Một ngày nọ Phật muốn cho La Hầu La phải tu tịnh hạnh phạm hạnh giữ lễ phép với các Sa môn, ngài bảo La Hầu La con hãy lại đây ta dạy cho con pháp tu giải thoát. Phật bảo con hãy lấy cho ta cái diệm mới và một ít nước sạch. Khi mang đến Phật bảo La Hầu La rửa chân Phật, Phật hỏi, nước trong chậu bây giờ dơ hay sạch? La Hầu La thưa nước trong chậu dơ. Nếu dơ thì con đem đổ, nhưng bây giờ cái chậu dơ hay sạch? thưa chậu đơ. La Hầu La con à, cái diệm lúc đầu thì sạch, sau khi đựng nước rửa chân trở thành dơ, chậu dơ có sử dụng được không? - Không! - Như vậy thì đập nát nó đi. Tâm con cũng thế, nếu con không tu hành không lập hạnh, tâm con nhiều uế trược, ỷ lại, cống cao, ngã mạn, bất kính Sa môn, đối xử không tốt với chư Sa môn, thì thân con cũng như cái chậu dơ đó phải đập cho bể thôi. Con dù là con của ta, nhưng không lập hạnh tu hành cũng chẳng có ích lợi cho ai cả! Từ đó La Hầu La giác ngộ lo lập hạnh tu hành không bất kính các Sa môn như trước nữa.
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy, Đức Phật cũng chú trọng đến lễ giáo giữa người với người, giữa người nhỏ với người lớn. Ngoài ra Phật cũng chú trọng đến lễ nghi cúng kiếng như dạy A Nan thiết lập trai đàn chẩn tế hiến cho loài quỷ đói, có lập trai đàn thì có cúng. Phàm lễ cúng thì phải cung kính các bậc trên trước cho chu đáo gọn gàng không bày biện rườm rà, làm tốn hao tiền của bá tánh.
Ngũ phần hương theo Phật giáo
Trên bàn khói hương nghi ngút, Bạn thành tâm gieo năm vóc đãnh lễ bậc trên trước. Việc cúng lễ dâng ngũ phần hương, như Bạn nói trên thì đây là một lễ cúng kính theo tiêu chí nhà Phật và lẽ dĩ nhiên ai cũng phải đem hết tâm trí mình thực hiện. Ngũ phần hương gồm năm loại hương thơm: Hương Giới, hương Định, hương Tuệ, hương Giải thoát, hương Giải thoát tri kiến, hay là giới hương, định hương, giữ huệ hương, giải thoát, giải thoát, tri kiến hương, quang minh vân đài biến pháp giới, cúng dường thập phương tam bảo tiền, nam mô hương cúng dường Bồ tát ma ha tát.
Khi dâng hương cúng Phật, làn khói hương trầm quyện tỏa tượng trưng cho việc chúng ta nguyện đem năm loại hương kiến tạo bằng tâm linh, năm lọai hương xây dựng bằng pháp tu giới tịnh tuệ, đó là năm thứ ngũ quả quý báu của Ngũ phần pháp thân hương cúng dường. Dâng Ngũ phần hương là dâng tấm lòng, bi nguyện, tâm nguyện của hành giả, sự tinh tấn chứng đạt về Giới, Định, Tuệ, Giải thoát và Giải thoát tri kiến nhằm bước lên quả vị của bậc Phật Thánh. Tâm đó là tâm thanh tịnh, tâm hương ngũ phần cúng dường khắp thập phương pháp giới. Ngũ phần pháp thân hương không còn cúng theo thế gian nào là hương, đăng, hoa, trà, quả, các lọai trái cây nữa, mà là tấm lòng tốt của người con Phật đang quyện tỏa khắp mười phương như những áng mây lành tung bay khắp tận chân trời.
Khói hương xông thấu mấy từng xanh
Rốt ráo tâm con bổn nguyện lành
Trên khói hương nầy xin Phật ngự
Chứng minh đê tử tấc lòng thánh
Ngũ phần hương theo tôn giáo nội sinh
Ở một định hướng khác, Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, mọi người nghĩ dâng hương ngũ phần là: một là hương, hai là đăng, ba là trà, bốn là hoa, năm là quả đó là hương ngũ phần theo ý nghĩa của thế gian. Phật thánh thì dụng tâm, chớ không dụng nhiều mâm nhiều quả, cúng nhiều cúng ít thì cũng do chúng ta rộng lượng hay hẹp lượng. Người Phật giáo miền Tây, nhất là những tôn giáo nội sinh, có ảnh hưởng ít nhiều bên Phật giáo, hoặc là nhân dân lao động khi năm đó được trúng mùa lúa thóc đầy bồ, thực phẩm hoa quả đầy kho thì họ sẽ tổ chức cúng kiếng, cúng đình, cúng thần nông linh đình hơn. Với ngũ phần hương họ có quan điểm khác với ngũ phần hương của người tu Phật, nhưng phù hợp với người Việt, như cúng đèn, cúng trà, cúng hoa
* Như bài cúng đèn thì có “điểm đăng chú”:
Gia gia niệm Phật điểm ngân đăng
Hỏa thời đương nguyện chúng sanh
Phổ chiếu chư Phật mãn đường quang minh
Nam mô điểm đăng vương lộ Bồ tát ma ha tát
* Hay là bài “cúng trà chú”
Võ vương chước lễ châu trà
Thanh thủy hương tuyền hổ phách ba
Giải bí ngọc bôi phân phúc úc
Cúng dường Phật thánh dĩ thiện đa
Nam mô cam lộ vương Bồ tát ma ha tát
* Hay là bài “cúng hoa chú”
Ưu đàm bát nhã bá thiên hoa
Cúng dường Phật thánh dĩ thiện đa
Nam mô Bửu Đàm Hoa Bồ tát ma ha tát.
Lễ của người lục tỉnh thật là êm đềm, sự cúc cung nhẹ nhàng trong sáng, tạo nên một con người trầm tĩnh, nhưng hùng tráng mang nhiều bi nguyện. Cái lễ làm cho con người miền Tây Việt Nam làm cho lan tỏa một chất liệu hương thơm ngào ngạt khắp không gian. Với những cành hoa thơm mùi đồng xanh cỏ dại tạo nên một nếp sống hòa hài giữa những đồng lúa mênh mông ngút tận chân trời.
Người nông dân tay lắm chân bùn, nhưng chất phát thật thà tạo nên một đám mây khói hương trầm tỏa nguyện, hợp với tâm hồn rộng mở của người miền Tây hiếu khách đường xa, khiến cho ai đến rồi đi lúc nào cũng nhớ lại những sự mềm mại thướt tha, hòa nhã như dòng nước thanh lương tắm mát khách lữ hành.
III .
Việc cúng kiếng tại gia
Tín ngưỡng của người Việt Nam là tín ngưỡng pha trộn, Phật giáo có, Kitô giáo có, tin lành, Hồi giáo, nhất là tín ngưỡng dân gian, cái gì cũng tin được, ông bà nào cũng lạy, lạy tam thiên bát cú, lạy vô tội vạ, lạy trừ hao, lạy đền tội cho tiêu hao tội...Tuy nhiên cũng có những người tín tâm thủ lễ. Lễ của người Việt cũng lắm pha trộn nhưng có chừng mực. Sỡ dĩ người Việt, người đất phương Nam hay phát tâm cúng kiếng, làm gì cũng vái nguyện cúng kiếng, mất một món đồ vái ông Địa kiếm cho được rồi cũng phải cúng nải chuối, thi đậu cũng vái ông Địa phò hộ cho thi đậu thì cúng nải chuối, cha mẹ bệnh vái nguyện cho cha mẹ hết bệnh cũng cúng nải chuối. Ở miền Nam đến ngày vọng (rằm, 15), ngày sóc (mùng 01) đi mua bông trái cúng Phật cúng thần tài, cúng ông bà. Đến bàn Thiên chẳng thờ ai cả mà vẫn thắp nhang khấn vái, cúng trái cây ngũ quả, vái lạy tứ tung, chẳng biết lạy ai mà vẫn cúng cho hao tốn tiền của...vậy mà vui.
Lễ bái truyền thống dân Nam
Tiếng tâm một dạ cõi phàm thành tiên
Gia đình dòng giống mối viềng
Giữ cho đạo đức thêm duyên vơi đời
Hiệu quả của lòng thành kính
Tôi còn nhờ những năm 1956, 1957 bà Chị thứ Tư bệnh tim, thỉnh thoảng làm mệt, mỗi lần mệt, cha mẹ chồng và ông chồng mới cưới vợ đến bàn Phật, bàn ông thiên vái lạy tứ tung, vái lạy liên miên cho Chị Tư hết mệt. Trong khi đó Thầy hướng dẫn sắm trái cây ngũ quả đặt trên bàn hương án vái lạy cúng ông bà phò hộ cho Chị Tư mau hết bệnh. Bạn có biết không mỗi lần Chị Tư làm mệt Thầy cúng gọi ông bà rồi sờ tay vào ngục ông chồng của Chị, ông chồng thì đặt tay lên ngực Chị làm như thế khỏang 15 đến 20 phút Chị mê man thiếp đi rồi tỉnh lại. Trong năm 1956 Chị Tư hết bệnh. Tuy nhiên đến năm 1957 bệnh Chị tái diễn lần nầy cũng rước Thấy Cúng “làm bệnh” cho Chị hết mệt, nhưng bắt đầu vào năm nầy bệnh không giảm nữa, gia đình chở đi bênh viện lớn, khám bệnh thì ra Chị bị bệnh tim cũng chỉ nhẹ thôi và sau đó Chị được các Bác sĩ tận tình cứu chữa. Chị lành bệnh sống đến 85 tuồi tu hành ăn chay trường, có cháu nội, cháu ngọai, cháu cố...
Thân mẫu của Sư qua đời năm 1953, thân phụ vì nhớ thương mà lập bàn thờ lớn lúc nào cũng chưng nhiều lọai trái cây, trái cây dâng Phật, trái cây cúng Thân mẫu. Nhà vừa mớy xây xong, chiế tranh, Thân mẫu sanh em bé chín , một tháng sau Thân mẫu qua đời...gia đình Thân phụ cảm thấy dồn dập quá nhiều sự việc, thêm vào đó nhà cửa lớn lao quá nên vắng vẻ. Thân phụ nghĩ đến việc mua nhiếu trái cây cúng Phật, cúng ông bà, cúng Thân mẫu của Sư. Sự cúng kiếng sao mà rườm rà quá, nhưng tự nhiên thấy lòng mình ấm lại, màu sắc của hương, đăng, hoa, trà, quả làm tiêu tan sự buồn bã, quên mất sự mất mát tang thương, người thân vừa qua đời. Trên bàn Phật khói hương phảng phất hòa quyện vào không gian làm cho cửa nhà thêm ấm áp. Bàn thờ vong linh Thân mẫu thì đèn dầu, đên cầy sáng choang, hoa qua đẩy dĩa con rồng làm cho sự đau thương mất mát hình bóng Thân mẫu không còn. Nhà cửa Sư lúc bấy giờ tồn đọng những tấm lòng thành tín Phật Trời, cầu nguyện cho Thân mẫu sớm siêu thoát về thế giới Cực Lạc Tây phương thượng phẩm.
Ngũ phần hương có hai chất liệu đặc biệt, một là tấm lòng của người cúng, hai là màu sắc ấn tượng của hoa quả, hương đăng, sự thơm tho ngào ngạt của trà...tất cả đều biểu lộ một niềm tin yêu của người có lòng thành tín dâng lễ cúng Phật trời, ông bà. Vì vậy khi cúng kiếng chúng ta không nên phân biệt những hương vị, kể cả màu sắc của ngũ phần hương, ngũ quả chưng dọn trên bàn còn sống hay chín, hoặc tại sao mau chín, tại sao lâu chín. Việc trái cây dâng cúng mau chín hay lâu chín không ảnh hưởng gì tới việc cúng kiếng tại gia.
Các Bạn không nên quan tâm nhiều đến việc những gì cúng ta cúng trên bàn, có quan tâm chăng là trước khi cúng rửa bông trái cho sạch, dâng hoa cho tươi mới, khéo tay. Cúng trái cây mới, không nên cúng vật đã cúng rồi ở nơi khác, đem đến đây cúng lại. Phải một lòng thành tín mà cúng cho thanh tịnh, không phải có những suy nghĩ khác thường thế gian, không bày biện những nguồn tin tức lạ trong cúng lễ. Sự cúng kiếng sự tinh khiết sẽ mang đến hiệu quả, thành tựu sở nguyện theo ý Bạn đã đề ra từ đầu.
Cúng kiếng là sự hiển linh
Nhưng đừng tin quá chuyện tình thế gian
Niềm tin chánh kiến ẩn tàng
Không nên suy nghĩ vội vàng khó nên.
HT Thích Giác Quang