Xin Sư cho con biết tại sao ngày tết thường được gọi là tết Di Lặc ạ. Con thường nghe mọi người bảo ngày mùng 1 là ngày vía Đức Phật Di Lặc nhưng không biết là tại sao? Vậy còn những ngày mùng hai, mùng ba thì là ngày tết của vị Bồ Tát nào? Nguồn gốc của ngày tết Di Lặc lan truyền đến Việt Nam là từ bao giờ?
ĐÁP: Ngày tết của người Việt Nam, xưa thì bảy ngày, từ ngày mùng 01/giêng đến mùng 7/giêng hạ nêu. Ngày nay vỏn vẹn có 3 ngày: ngày mùng một tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết Thầy và lễ tất (hết tết).
Đối với người con Phật còn có lễ vía đức đương lai Di Lặc tôn Phật. Nói về Phật Di Lặc thì căn cứ trong kinh Di Lặc thượng sanh thành Phật, kinh Di Lặc hạ sanh thành Phật, Tạp chí Từ Bi Âm, kinh A hàm, kinh Trường A hàm thời đức Phật Thích Ca giáo hóa có nói đến hạnh nguyện sự thị hiện của đức Di Lặc có những danh hiệu, như: Vô Năng Thắng, Từ Thị Tôn Phật, A Dật Đa Bồ tát, Tỳ kheo An Huệ, có khi nói đến sự kiện hóa thân của đức Di Lặc có danh hiệu là Bố Đại Hòa thượng, vị Hòa thượng mang túi đãi to (thế kỷ thứ 10, triều nhà Lương, thời Ngũ Đại); Phó Đại sĩ, chùa Song Lâm, thời Lục Triều nhà Lương, hoặc Bồ tát không ăn thịt chúng sanh...
Trong Kinh A hàm đức Phật dạy rằng sau này ở ci Ta-b, tm con người càng ngày càng ác, mười nghiệp thiện họ bỏ qua mà luôn tạo nhiều nghiệp ác. Cho đến bao giờ họ quí mười nghiệp ác cũng như thuở xưa quí trọng mười nghiệp thiện và tuổi thọ chúng sanh giảm xuống đến cuối cùng cịn mười tuổi. Khi nghiệp ác nhiều thì tuổi thọ theo đó mà giảm. Bao giờ tuổi thọ con người chỉ cịn mười tuổi, cũng như bây giờ tuổi thọ chúng ta coi là một trăm tuổi vậy, thì lc đó thế giới sẽ có những tai nạn đao binh. Đao binh ở đây không phải là người ta giết chết nhau, mà chính những lá cây cỏ cũng có thể biến thành gươm bén. Chúng ta bị chặt bị cắt mà chết. Qua tai nạn đao binh đó tới tai nạn tật dịch tức là đau ốm bệnh dịch. Vì vậy đại đa số dân chúng trên thế giới này chết mịn chỉ cịn sĩt lại một ít người tu hành ẩn trên núi trên non. Qua thời gian đó rồi, họ tìm thấy chỉ cịn sống sĩt lưa thưa vài người. Lúc đó, họ mới biết vì con người làm điều ác, nên bị quả báo chết như vậy. Cho nên họ nỗ lực tu mười điều thiện lại. Khi bắt đầu tu mười điều lành thì tuổi thọ họ tăng, cứ một trăm năm thì tăng lên một tuổi. Đến bao giờ tuổi thọ lên đến tám mươi bốn ngàn tuổi, lúc đó dân chúng đông đảo thuần hậu, làm lành thì Phật ra đời ở dưới cội cây Long Hoa gọi là hội Long Hoa. Như vậy quí vị tưởng tượng bây giờ chúng ta đang ở cái mức tám mươi tuổi thọ mà cứ một trăm năm giảm xuống một tuổi, giảm tới cịn mười tuổi, rồi tăng lên cho đến tám mươi bốn ngàn tuổi, thì thời gian từ đây tới đó cịn bao xa?
Theo trong kinh: Khi Phật Thích-ca nhập diệt thì đức Di-lặc cũng nhập Niết-bàn. Ngài sanh lên cung trời Đâu-suất ở trong nội viện sống bốn ngàn tuổi. Sau đó Ngài mới sanh trong thế giới Ta-bà, thành đạo dưới cội cây Long Hoa giáo hóa chúng sanh kế tiếp đức Phật Thích-ca.
Qua đoạn kinh trên, thì hiện nay mọi người chúng ta đang sống trong thời kỳ giáo hóa của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Như vây đức Di Lặc tôn Phật là vị Phật chưa thành trong hiện tại và sẽ thành Phật trong tương lai, cho nên người Phật tử thường niệm danh hiệu Ngài là Nam mô đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật.
Đức Di Lặc tôn Phật thường xuyên hiện thân tu hành nơi thế gian, hoặc phát nguyện giáo hóa chúng sanh nơi cõi trời Đẩu Suất, khi nào mãn nhiệm kỳ giáo hóa của Phật Thích Ca, thì Ngài mới giáng sanh tiếp tục công cuộc giáo hóa chúng sanh.
Chính vì vậy, mọi người không xác định được ngày sanh, ngày viên tịch đức Di Lặc. Việc lễ vía đức Di Lặc tôn Phật vào đêm giao thừa, mùng 01/giêng có ý nghĩa:
Phật tử không nên nghĩ: phải đợi có ngày sanh ngày tịch mới gọi là ngày vía. Đây là ý nghĩa thâm sâu trong Đạo Phật. Chư Tổ đã khéo léo chọn ngày mùng một Tết làm ngày vía đức Phật Di Lặc. Chúng ta lạy Ngài với câu: Nam mô Long Hoa Giáo Chủ đương lai hạ sanh Di-lặc Tôn Phật. Các Ngài thấy thế gian xem ngày mùng một Tết là ngày định đoạt của suốt một năm. Ngày này mọi người dè dặt từng lời nói, dè dặt từng hành động, dè dặt từng tên người đến thăm mình, dè dặt đủ thứ chuyện. Như vậy ngày mùng một Tết là ngày đầy đủ ý nghĩa của tương lai cho chính mình.
Trong chùa xưa chư Tổ lấy ngày mùng một Tết làm ngày vía đức Phật Di-lặc, ngày mùng 01/giêng cũng gọi là ngày tương lai rực rỡ, giải thoát những cái cũ, cái dỡ, tiếp nhận những cái mới, cái hay, ngày tương lai sẽ thành Phật. Sáng mùng một chúng ta lạy Phật, lạy vía đức Di-lặc, là đặt hết cả niềm hi vọng vào tương lai, hi vọng chúng ta sẽ thành Phật. Không hi vọng giàu có sang trọng gì mà chỉ hi vọng sẽ thành Phật. Đó là ý nghĩa sâu đậm nhất của ngày mùng một Tết để chúng ta lễ đức Phật Di Lặc
Lý tưởng Bồ tát Di Lặc thượng sanh có rất sớm ở Ấn Độ. Ở Trung Quốc có Ngài Đạo An (314-385) Đạo Kiếu, Ngài Huyền Trang, Ngài Khuy Cơ (đời Đường) Đàm Phó, Đàm Võ, các bậc danh tăng ấy cùng hoằng dương tín ngưỡng thượng sanh Đâu Suất và trở thành truyền thống của tông Pháp tướng.
Trong các bộ sám văn được trước tác thời kỳ này như: Từ Bi Thủy Sám, Tam muội Thủy Sám, Lương Hoàng Sám, chúng ta thấy nói nhiều đến tín ngưỡng thượng sanh.
Đời Tống, vua Minh Đế (465-471) soạn Long Hoa Thệ nguyện văn, ngài Nam Nhạc Hụê Tư soạn Lập Thệ nguyện văn… Đều nói về thuyết Di Lặc hạ sanh.
Do lý tưởng hạ sanh được vua chúa Trung Hoa tôn sùng nên việc khắc tạo tượng Phật Di Lặc ở Trung Quốc cực thịnh và ảnh hưởng nhiều đến các nước Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam… vào khoảng thế kỷ thứ V, thứ VI.
HT Thích Giác Quang