Lớn lên với 16 chị em gái ở một cộng đồng nhỏ thuộc tỉnh Si Sa, miền bắc Thái Lan, có lẽ không có gì ngạc nhiên khi Deer bắt chước kiểu cách nữ giới. Khi còn trẻ, cô đã hành xử như một đứa con gái.

Cho đến tuổi vị thành niên, Deer bắt đầu nhận ra rằng đó không phải thế giới xung quanh định hình hành vi của cô mà chính là từ tâm hồn của mình. Đó gọi là bản chất vượt qua sự nuôi dưỡng.

Xem thêm:

Thái Lan: Hoa Hậu Chuyển Đổi Giới Tính Có Được Phép Trở Thành Một Nhà Sư Hay Không?

“Tôi có cảm giác mình bị nhốt trong cơ thể một người đàn ông. Khi tôi còn trẻ, tôi đã hành động và ăn mặc như các chị của mình và tôi không cảm thấy có điều gì sai trái cả.”

Vấn đề cho Deer là cha cô không hài lòng. Vì là con trai duy nhất và là người nối dõi, Deer đã được quyết định là phải mang tên dòng họ. Là một người đồng tính nam hay nữ không phải là một sự lựa chọn.

“Khi tôi 12 tuổi, cha tôi đã nói chuyện rất nghiêm túc với tôi về những hành vi của mình. Ông cho biết ông thất vọng và quyết định chỉ có cách duy nhất để tôi thay đổi hành vi của mình (không hành động giống như một đứa con gái) là phải tham gia vào tăng đoàn.”

Deer cho biết đó là một sự trải nghiệm kinh khủng.

“Cha mẹ tôi mang tôi đến một ngôi chùa ở địa phương và ép tôi vô chùa dù tôi không muốn. Giây phút mà tóc tôi bị cạo sạch, tôi đã khóc. Tôi cảm thấy như là mình bị khỏa thân khi không có tóc vì đó là lối thoát duy nhất tôi có để trở thành một đứa con trai.”

Deer bị ép phải sống như một nhà sư trong sáu năm trước khi rời khỏi chùa vào tuổi 18. Ngay sau đó, cô đã di chuyển đến Băng Cốc để sống như một người phụ nữ trong suốt 10 năm qua.

“Rời chùa đánh dấu việc chấp dứt cuộc sống ngày xưa của tôi. Tuy nhiên tôi vẫn còn mang những vết sẹo.”

KHÔNG CÓ NƠI DUNG CHỨA CHO NHỮNG NGỪƠI ĐỒNG TÍNH “KATOEYE”

Câu chuyện của Deer không phải là duy nhất ở Thái Lan. Mỗi quan hệ giữa những katoey (danh từ dùng cho một số người được phỏng vấn trong câu chuyện này bao gồm cả người đồng tính nam và nữ” và tôn giáo rất phức tạp.

Thầy Shin Waradhammo, một nhà sư tự nhận mình là một phật tử hiện đại cho biết theo điều luật cơ bản của Phật Giáo tiểu thừa được thực tập ở Thái Lan, Katoey đơn giản là không được chấp nhận.

“Phật giáo ở Thái Lan chỉ tạo ra dành cho người có giới tính. Nam và nữ là hai giới tính được công nhận bởi tôn giáo này.” Thầy cho biết.

Kết quả là, nhiều người rơi ra khỏi hai nhóm này và không có nơi để ở.

“Rất khó cho những Katoey hòa nhập với xã hội và tôn giáo càng làm cho việc này tồi tệ hơn. Thật không thể nào để cho một katoey hay một cựu katoey được thọ giới.”

Lấy trường hợp của Sorrawee “Jazz” Natttee hay còn được biết đến là hoa hậu Hòan Vũ Tiffany vào năm 2009, người vừa từ bỏ ánh đèn chói sáng của thế giới giải trí để xuất gia có một cuộc sống tịnh hành của một nhà sư.

“Tôi muốn trở thành một nhà sư cho cuộc đời còn lại và tôi đã từ bỏ thế giới vật chất ở đằng sau.” Cô Sorrawee, giờ được gọi là tỳ kheo Phra Maha Viriyo cho biết sau khi được thụ giới tại Wat Liab ở tỉnh nhà Songkhla.

Sau bốn năm đứng trên đỉnh cao của ánh đèn sân khấu, cô Sorrawee đã tháo ngực cấy ghép để đầy đủ tiêu chuẩn xuất gia thành một nhà sư. Thầy Wat Liab rất vui mừng khi xác nhận cựu ngôi sao màn bạc đã trở lại nam tính.

"Jazz là một người nam 100% cả về thể xác và tâm hồn” Thầy cho biết.

Tình hình không phải được suông sẻ cho tất cả mọi người. Rất nhiều katoey trong tăng đoàn bị ép phải sống cuộc sống kép.

Trong một bài báo xuất bản blog cá nhân “Phật Giáo hiện đại” thầy Shine cho biết nhiều katoey thoát khỏi sự yêu cầu và nhu cầu của đời sống thực để sống theo cuộc sống của các nhà sư bằng cách đăng những bức ảnh về bản thân của họ trên các trang mạng xã hội.

“Nền tảng của các trang mạng xã hội cung cấp phương tiện thông tin cho các nhà sư trẻ. Cũng như nhiều người trẻ muốn thể hiện bản thân mình và thỉnh thoảng điều này có nghĩa như là trang điểm hay mặc những bộ quần áo nữ tính.”

“Dù không biết là những thanh niên trẻ này chỉ “thử nghiệm” bằng cách đăng những bức ảnh về mình hay đưa những videos lên Youtube trong điệu bộ nữ tính gây ra sự tranh cãi. Ít phù phiếm là niềm tin của xã hội về đời sống của các nhà sư và đó là cách để cho những Kayoey từ bỏ tội lỗi họ đã gây ra trong tiền kiếp."

Ý tưởng phổ biến ở Thái Lan là “đồng giới tính” là do gieo ác nghiệp hay những hạt mầm bất thiện trong tiền kiếp.

“Nhiều cha mẹ có con là đồng tính nam, đặc biệt là những cộng đồng trong nước tin rằng đời sống tu sĩ sẽ giúp con cái họ giải quyết được sự khủng hoảng về nhận biết giới tính.” Jetsada “Note” Taesombat, điều phối viên của liên minh chuyển giới Thái Lan, nơi giúp cung cấp điện thoại và mạng liên hệ giúp những người có vấn đề về giới tính cho biết.

“Điều này có vẻ lạ nhưng họ tin rằng trở thành một nhà sư sẽ giúp cho những cậu bé đồng tính trở thành những người đàn ông thực sự.” Cô cho biết.

Lý do tại sao có quá nhiều những nhà sư đồng tính đăng những bức ảnh “không phù hợp” về bản thân họ trên mạng là vì họ phản ứng với cuộc sống ở trong tu viện.

“Họ không muốn trở thành một nhà sư. Họ bị ép bởi cho mẹ, những người tin rằng chỉ cần ở trong chùa một vài năm sẽ giúp “chữa bệnh” đồng tính.”

Nopparat Benjawatananun, giám đốc của văn phòng Phật Giáo Quốc Gia đồng ý. “Nhiều gia đình tin rằng cuộc sống ở tu viện có thể thay đổi hành vi đồng tính của con cái họ. Họ tin rằng trở thành một nhà sư sẽ giúp con cái họ kiểm sóat mình tốt hơn.”

Mặc dù sức mạnh của cảm giác thì nhiều bằng chứng từ các hình ảnh trên facebook và các video từ youtube cho thấy không phải ý tưởng luôn luôn tạo ra kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, đó không phải là điều mà ông Nopparat lo ngại.

"Văn phòng Phật Giáo quốc gia không có quyền quy định hành vi của các nhà sư. Nếu ai đó bị bắt vì làm việc gì đó sai trái, chỉ có các thầy trụ trì hay các thầy trưởng thượng quyết định hành xử trong phạm vi ở chùa.”

Bản thân anh không có vấn đề gì với những nhà sư “nữ tính.”

“Đó chưa bao giờ là vấn đề đáng quan tâm. Tôi đã gặp rất nhiều nhà sư hành động đầy nữ tính nhưng họ rất thông minh, không phạm giới luật và rất được cộng đồng yêu thích. Theo tôi, họ đầy đủ phẩm chấp để trở thành những nhà sư đáng kính” Anh cho biết.

Ngọc Hằng dịch

Theo Bangkokpost.com



Có phản hồi đến “Thái Lan: Có Phải Xuất Gia Tu Hành Giúp Chữa Bệnh Đồng Tính Không?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com