VẤN: Con là một Phật tử không được may mắn vì ba mẹ con đã mất từ lâu. Con ở quê nhưng cũng gần một ngôi chùa lớn và rãnh rỗi con cũng có đến chùa tụng kinh với đại chúng, làm công quả với mọi người. Mỗi mùa Vu Lan đến con thấy nhiều Phật tử có điều kiện tổ chức nào lễ dâng y, cúng dường trai tăng, phóng sinh, làm nhiều việc phước lành hồi hướng cho cửu huyền, tâm con hoan hỷ vui lắm. Tuy nhiên, đôi khi con cũng buồn vì bản thân nghèo quá, không có tiền bạc, mỗi ngày chỉ kiểm đủ cơm ăn cho mình là con đã quá mừng. Con không biết một Phật tử nghèo khổ như con nên làm gì để có được công đức ý nghĩa nhất hồi hướng cho ba mẹ và cửu huyền của con như những Phật tử có điều kiện khác? Con xin cảm ơn.

ĐÁP:

Lễ cúng dường trai tăng, dâng y, dâng lễ cầu siêu cho ông bà cha mẹ quá thế, cầu an cho ông bà cha mẹ tại tiền là nhu cầu tâm linh cao cả dành cho tín đồ Phật tử thực hiện trong ngày rằm tháng bảy, hay những ngày khác từ mùng 10/7 âl đến 15/7 âl, hay trong tháng 7 âl. Đứng về gốc độ tín ngưỡng thì trong các lễ cầu an cầu siêu, thường là chư Tăng ni có hướng dẫn Phật tử đệ tử bổn tự (Phật tử thân tín) làm lễ cầu siêu cầu an, người đứng ra sắm sanh lễ vật, tứ sự cúng dường (cung cấp vật dụng ăn, mặc, ở, bệnh cho chư Tăng ni trong cuộc sống thường nhật) gọi là “trai chủ”; cuộc lễ ngày nay trở thành một lệ ước; nếu là trai chủ cần làm một số việc như: xin lễ cúng dường, tác bạch cúng dường, ghi danh sách cầu cho người thân đã qua và người thân hiện tiền. Đến giờ dâng lễ, trai chủ được chư Tăng ni hường dẫn tác bạch dâng lễ một cách trịnh trọng trang nghiêm.

Ở Quan Âm tu viện cũng như các tự viện trong và ngoài nước, trên khắp các quốc gia Phật giáo ngày nay, việc cúng dường trên gọi là dâng lễ trai tăng, cúng dường tứ sự đối với gia đình Phật tử có phương tiện tài vật. Đối với Phật tử không có phương tiện tài vật vẫn được chư Tăng ni khuyến giáo ghi danh sách cầu siêu cầu an cầu nguyện như trên, không có việc phân biệt đối xử, đây là tính cách trong tín ngưỡng của Đạo Phật.

Mặc khác, nói về việc cúng “trai tăng” người có phương tiện cúng dường hay không có, cũng đều được chư Tăng ni khuyến giáo phát tâm tụng kinh niệm Phật theo chỉ dẫn để cầu siêu cầu an cho người thân cũng đều có kết quả cao.

Thời đức Phật sanh tiền tại nước Xá Vệ (một tiểu quốc trong lòng Ấn độ xưa) có Ông “Trưởng Giả”, gia đình giàu có, sanh con trai muộn khôi ngô tuấn tú, thông minh tuyệt vời, nhưng đến khi 10 tuổi đứa con trai xin theo Phật tu hành, được cha mẹ hướng dẫn đến Phật xin cho con xuất gia, đức Phật chấp nhận, ban cho pháp danh là “Hoa Thiên”. Lúc bấy giờ mọi người suy nghĩ, tại sao Phật cho chú bé xuất gia một cách nhanh chóng như vậy? Phật liền dạy: trong quá khứ có vị “bần nhơn” tốt bụng, khi hay tin đức Phật Tỳ Bà Thi đến tại địa phương thuyết pháp, vị “bần nhơn” cũng phát tâm đi nghe pháp, nhưng ngại nổi không có tiền mua hoa cúng Phật để vào nghe pháp; lúc bấy giờ “bần nhơn” đang đi bổng gặp bên vệ đường có những cành “hoa mắc cở” nở rộ, liền hái hoa đem cúng Phật, đức Phật nhận ngay và lát vào chỗ ngồi thuyết pháp.

Vị “bần nhơn” nghe pháp xong, sau khi thác được tái sanh vào nhà “Trưởng Giả” và đi tu, được đức Phật Thích Ca ban cho pháp danh là “Hoa Thiên” đó.

Khi đăng đàn thuyết pháp tại Quan Âm tu viện, Đức tôn sư Thiện Phước-Nhựt Ý dạy: “nhà Phật dụng tâm, không dụng nhiều mâm nhiều quả”. Các bạn phát tâm quy y tinh tiến tu học, cố gắng tập tụng kinh niệm Phật, khi tụng được thì tụng cho điều hòa cầu nguyện cho bản thân và người thân, thật siêng năng không nên e ngại bận lòng đến việc sắm sanh lễ vật cúng dường lễ vật nhé!

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Gia Đình Nghèo Khó, Mồ Côi Cha Mẹ Nên Làm Như Thế Nào Để Báo Hiếu Trong Mùa Vu Lan?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com