Đi du ngoạn từ nhiều tỉnh thành khắp Campuchia, hai mươi nhà sư đã gặp nhau tại một ngôi chùa vào tháng mười để tham dự hội thảo được tổ chức bởi Liên minh tôn giáo và đối thoại. Mạng lưới “các nhà sư sinh thái” làm việc trong một môi trường ngày càng độc đoán, cuộc gặp mặt là dịp hiếm có và nghiêm trọng để thảo luận về phương cách tốt nhất cho các kế hoạch bảo tồn của địa phương. Và sau đó hai cảnh sát xuất hiện để giải tỏa.

“Họ rất cảnh giác khi các nhà sư gặp nhau.” Chantal Elkin, quản lý chương trình Liên minh tôn giáo và đối thoại cho biết. “Những người hành động vì rừng là mối nguy hại cho chính phủ.

Rất nhiều nhà sư rất bực bội.

Mặc dù truyền thống tôn kinh Phật giáo trong xã hội Campuchia, các nhà sư ngày nay không còn miễn nhiễm với sự đàn áp của chính phủ trong vấn đề dân sự. Tuy nhiên nơi các nỗ lực của những tổ chức dân sự gặp trắc trở, Campuchia nổi lên với hành động của sự bảo tồn – lễ quy y thiêng liêng cho cây – bắt nguồn từ Thái Lan và đã được tăng lên dưới sự bảo trợ của niềm tin Phật giáo.

Bắt đầu vào cuối những năm 1980, các nhà sư Thái Lan bắt đầu quy y cho cây như là cách họ giới thiệu một nhà sư vào cửa đạo. Thường chọn những cây già, to, chiếm vị trí chính ở rừng, các nhà sư sẽ tụng kinh, thường là kinh Pali, mặc áo nhà sư bao quanh cây và đọc những đoan kinh Phật nói về niềm tin, sinh thái và bảo tồn. Mặc dù sự thực tập thay đổi, nó được ngầm hiểu như một nỗ lực để giảm đi sự đau khổ, điều cốt lõi trong niềm tin Phật giáo.

Lễ quy y cây, với màu vàng cho nhà sư và màu trắng cho các sư cô, đưa ra nhiều vai trò khác nhau trong bảo tồn. Ngay lập tức, những người còn lại trong rừng sẽ ngăn cản những kẻ phá rừng bất hợp pháp. Để làm hại một nhà sư truyền giới là một sự xúc phạm nghiêm trọng. Lễ truyền giới được dùn cho các cây linh thiêng. Cộng đồng quy y cho cây thường đi vào rừng, chụp ảnh những hành động bất hợp pháp và thông báo những người làm việc sai trái.

Những người tu tập theo Phật giáo có truyền thống đạo đức trong xã hội. Rất nhiều người nhận thấy rằng cần phải mang đạo đức vào trong thế giới hiện đại.

Tỉnh Nan ở miền bắc Thái Lan không có nghi lễ thọ giới cho cây vào cuối những năm 1980 đầu năm 1990 khi Thái Lan chứng kiến nạn phá rừng và sự xâm lấn đất của nông dân vào rừng. Đỉnh điểm của sự phá rừng vào năm 1988 khi mưa gió gây ra nạn lụt lội nghiêm trọng làm sạt lở đất rừng ở tỉnh Nakhon Si Thammarat ở miền nam Thái Lan, làm chết hàng trăm người và phá hoại nhiều thị trấn.

Thông qua sự phản đối kịch liệt của công chúng, phong trào về môi trường mang nét hiện đại được hình thành giữa những cộng đồng thành thị và nông thôn. Họ tìm ra sự quản lý, nguyên tắc và tiếng nói trong cộng đồng những nhà sư bé nhỏ về các kế hoạch bảo vệ sinh thái. Phổ biến khắp Đông Nam Á, họ được biết ở Thái Lan là “những nhà sư sinh thái.”

Vào năm 1996, một tổ chức phi chính phủ ở miền bắc Thái Lan thông báo kế hoạch sẽ quy y cho 50 triệu cây để vinh danh 50 năm triều đại của đức vua Bhumibol Adulvadej.

“Hành động đó đã thay đổi bởi vì nó thật sự cho thấy sự hữu hiệu của các việc làm này. Và vì thế, cả nước bắt đầu thực thi việc làm này.” Tiến sĩ Susan Darlington, giáo sư nhân chủng học và nghiên cứu châu Á ở đại học Hamsphire và tác giả của quyển sách Quy y cho cây cho biết.

Đến năm 2010, các ứng cử viên của cuộc thi Hoa Hậu Thái Lan đã tổ chức làm lễ quy y cho cây ở miền Đông Bắc như một phần của cuộc thi.

“Trong thời gian đó, nếu bạn là một nhà sư và bạn ở gần một khu rừng, bạn sẽ chứng kiến lễ quy y cho cây. Trong vài trường hợp, nó không còn hữu hiệu nữa.” Darlington cho biết.

Và việc thực hành này trở nên phổ biến ở Thái Lan, ảnh hưởng của nó trở nên mờ nhạt. Tuy nhiên, việc thực thi này đã vượt sang biên giới Campuchia.

Elkin cho biết cô thấy lễ quy y cho cây trở nên phổ biến ở Tây Bắc Campuchia sau khi thầy Bun Saluth, trụ trì chùa Samrong ở tỉnh Oddar Meanchey đã bắt đầu thực hành vào năm 2002 sau năm năm tu học với các nhà sư sinh thái ở miền đông bắc Thái Lan. Cả giáo hội tăng già Campuchia và Thái Lan đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính phủ nhưng vẫn có nơi để bày tỏ tiếng nói về việc bảo tồn.

Tôn giáo chính thức ở Thái Lan và Campuchia là Phật giáo Nguyên Thủy và hơn 90% dân số cả hai quốc gia theo Đạo Phật. Theodore Mayer với hội các nhà sư tiếp hiện quốc tế cho biết những tín đồ Phật giáo có trách nhiệm đạo đức với xã hội. Rất nhiều cảm thấy sự cần thiết phải mang đạo đức vào trong thế giới hiện đại.

Phra Paisal Visalo, nhà sư trụ trì nổi tiếng của chùa Wat Pa Sukato cho rằng đó là bổn phận của các tu sĩ phải chăm sóc môi trường và trong khi Ngài thấy việc quy y ít công khai hơn trước đây nhưng tất cả công việc bảo tồn ddang phát triển kể từ khi lễ quy y bắt đầu.

Ở tỉnh Nan của Thái Lan, nơi Darlington đang làm nghiên cứu, các tập đoàn nhắm vào nông dân trong các chương trình vay tiền khuyến nông trồng ngô trước đó nhưng phải ngưng lại vì giá cả thị trường. Nạn phá rừng là kết quả đến khi nông dân hối hả làm các trang trại đầu tư. Việc quy y cho cây theo các sự kiện của cộng đồng khuyến khích nông dân tránh các chương trình cho vay bằng tiền mặt và chuyển sang giải pháp dựa trên cộng đồng về phá rừng.

Là quốc gia láng giềng với Thái Lan, Campuchia nhanh chóng thực thi lễ quy y cho cây. Rừng ở phía bắc bị chặt phá bất hợp pháp nặng nề và người dân địa phương ít có khả năng duy trì và rủi ro cao.

“Các nhà sư Phật giáo hiện nay sử dụng lễ quy y, đặc biệt là trong mạng lưới này để khuyến khích, động viên và mang cộng đồng đến với nhau. Mọi người đều tham gia và cảm thấy có trách nhiệm. Và đó là cácy để kết nối niềm tin và các giá trị tôn giáo đến với thiên nhiên.”

Ngọc Hằng dịch

Theo sojo.net



Có phản hồi đến “Campuchia: Các Nhà Sư Tổ Chức Quy Y Cho Cây Cổ Thụ Bảo Vệ Rừng”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com