Băng Cốc, Thái Lan – Chánh niệm, một kiểu của thiền định có nguồn gốc từ Phật giáo khuyến khích mọi người tập trung vào hiện tại hơn là những lo lắng ở quá khứ hay tương lai.

Trong thập kỷ vừa qua, nó đã trở thành một loại mốt nào đó trên khắp thế giới. Đặc biệt hiện nay ở Hoa Kỳ, nó hiện hữu ở mọi nơi: trong trường học, các công xưởng, ngân hàng, chính phủ và ngay cả trong quân đội Hoa Kỳ. Tất cả đều mang các khóa học chánh niệm đến cho nhân viên.

Tuy nhiên, các Phật tử đang lo ngại về sự thế tục hóa của việc tu thập này vì ít đề cập đến khía cạnh đạo đức và nhân bản của nó.

Trong khi thiền là những lời dạy có nguồn gốc từ Á Châu hơn 2,500 năm trước thì hiện nay đang giúp cung cấp một loại thuốc chữa bệnh cho người Phương tây và mọi người trên toàn thế giới nhằm vượt qua cuộc sống căng thẳng mà họ tạo ra cho mình. Họ sợ rằng thiền sẽ bị dùng sai mục đích như là làm cho các sĩ quan quân đội trở thành những tay súng bắn tỉa tốt hơn vì cải thiện sự tập trung hay kết hợp với những ông chủ để bóc lộc nhân công nhằm tăng gia sản xuất.

Các học giả Phật giáo và các nhà sư đã tham dự diễn đàn Phật giáo cho người tại gia quốc tế lần thứ 8 (ILBF) từ ngày 19-23 tháng 8 ở Padang Sidempuan miền bắc Sumatra ở Indonesia gần đây đã bày tỏ những quan ngại này.

“Về cá nhân tôi rất vui với thực tế rằng các phương pháp cổ xưa do Đức Phật truyền thừa đang được chia sẻ trên toàn thế giới” Tiến sĩ Christie Yu-Ling, chủ tịch của ILBF cho biết. “Đó là mặt tích cực. Ngược lại, tôi cũng có vài mối quan ngại khi sử dụng các phương thức mà không hiểu ý nghĩa bối cảnh của nó. Nếu bạn không có những nguyên tắc đạo đức cơ bản, thiền sẽ bị lạm dụng.”

Một Phật tử người Đức, tiến sĩ Bee Scherer từ Đại Học Thiên Chúa Giáo Canterbury ở Anh Quốc, thành viên trong ban điều hành của ILBF cho biết trong một cuộc phỏng vấn với báo Lotus News Features rằng “Tôi lo ngại nếu chúng ta lấy sila (những lời dạy của Đức Phật về đạo đức) ra khỏi thiền chánh niệm, nó sẽ trở thành một công cụ tuyệt vời cho sự bóc lột của tư bản vì làm cho con người trở thành những nhân viên tốt hơn khi làm việc chánh niệm hơn”

Tiến sĩ Scherer, người trình bày một tham luận tại hội nghị về thiền chánh niệm theo phản ứng của một Phật tử nhằm giải quyết sự thái quá của chủ nghĩa tư bản và tiêu dùng tranh cãi rằng thiền Phật giáo không phải là không có đạo đức trung lập và việc tập trung vào những phản ứng phụ trong điều trị của chánh niệm có thể làm xao lãng mục đích chính của Phât giáo là đạt được cái nhìn sâu sắc và nuôi dưỡng lòng từ bi.

“Chánh niệm có thể thách thức các giá trị của tối ưu hóa lợi nhuận, chủ nghĩa kinh tế vật chất, cạnh tranh và chủ nghĩa cá nhân bằng cách đối nghịch với tham, sân, si của bản ngã tự thân . Chánh niệm trở thành một phần của căn bệnh cần phải chữa trị. Chánh niệm được xem là nguồn lợi ích cạnh tranh, một phương tiện để tiến triễn trong cuộc sống và vì thế mất đi nguyên lý của nó.”

Kể từ năm 2005, có hơn 15 chương trình đã được giới thiệu vào hệ thống các trường học công cộng ở Mỹ nhằm rèn luyện cho sinh viên về chánh niệm nhằm cải thiện não bộ hoạt động, kỹ năng xã hội và điều khiển cảm xúc để có lòng tự trọng tốt hơn.

Sự áp dụng thế tục bao gồm luyện tập thiền chánh niệm thường gồm việc hướng dẫn sự chú tâm vào điểm trụ như là hơi thở, cảm xúc hay giác quan. Nó nằm ở khu vực của cảm xúc mà những khái niệm của Phật giáo về tình yêu thương tử tế có thể đến trong những bối cảnh thế tục.

Phật giáo là một triết lý không yêu cầu bạn phải có niềm tin vào đấng tối cao. Bạn không cần phải cải đạo để trở thành Phật tử tu tập những lời dạy được gọi là “chánh pháp.”

Như Hòa thượng Nyanabhadra, một nhà sư người Indonesia thường dạy thiền ở Pháp cho biết “Rất nhiều người Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo đã đến học thiền chánh niệm …. Từ “thiền” không làm họ thoải mái nhưng khi tôi nói chánh niệm thì họ rất vui và tích cực. Chúng tôi có thể chia sẻ việc tu tập chánh niệm mà không cần phải dùng bất cứ danh từ Phật giáo nào. Chúng tôi có thể chia sẻ việc tu tập mà không cần phải cải đạo họ sang Phật giáo miễn sao phương cách suy nghĩ, lời nói, hành động của họ hợp với giáo pháp dù họ có là Phật tử hay không”

Emma Barnett, trên một lần nói chuyện từ đài BBC vào năm 2015 quan sát rằng chánh niệm đã trở thành một ngành công nghiệp ở phương tây với sự tăng vọt các nghiên cứu chỉ ra rằng nó hoạt động như là một liệu pháp nhận thức. Có khoảng 30% những bác sĩ của Anh tin rằng nó sẽ giúp cho bệnh nhân với những loại lo lắng trầm cảm dựa vào việc chữa trị theo chánh niệm.

“Một số công ty tôi đến thăm nói mộng mơ về việc cải thiện năng xuất của nhân viên và hạnh phúc của họ trong các buổi ăn trưa mới về “phúc lợi nơi làm việc” (mặc dù hai kết quả có thể xem là đối nghịch nhau.) Và dù sự áp dụng trong tầm mức giờ giải lao không loại trừ ai, nó sẽ không bao giờ trở thành nguyên liệu thạch cao gắn kết lâu dài nếu nguyên nhân cội gốc của căng thẳng không được giải quyết “Barnett đã tranh luận trên tờ Telegraph như vậy.

“Hai mươi phút thở trong phòng họp là vô nghĩa nếu một luật sư trở về phòng làm việc hoàn tất việc làm 16 h một ngày, trả lời các email không ngừng. Nó cũng sẽ trở nên nguy hiểm nếu một phương thức luyện tập hòa bình lại được sử dụng để huấn luyện quân đội giết người chính xác hơn cũng như đối phó với sự suy nhược của căn bệnh PTSD sau trận chiến. Vậy Đức Phật sẽ nói điều gì” Barnett nói thêm.

“Vì, nó là cuộc sống của chúng ta và làm thế nào chúng ta hướng dẫn họ rằng sự cần thiết thực sự để thay đổi nếu chúng ta dùng để cải thiện hạnh phúc tinh thần. Đau buồn thay, điều ngày là một phiên bản của Phật giáo về thiền chỉ dạy – một thế giới đạo đức nhân bản – ngược với quan điểm áp dụng của McMindfulness – một danh từ thường dùng trong các bữa ăn hạnh phúc của McDonald để làm cho sự đói khát của con người cồn cào hơn vì một cuộc sống giàu sang hơn”

Tiến sĩ Scherer cũng cảnh báo rằng “Là Phật tử chúng ta phải nói rằng rất tốt nếu cho bạn khi sử dụng các phương cách của chúng tôi nhưng làm ơn hiểu nền tảng của những phương cách này.Chánh niệm mà không có sự từ bi là vô nghĩa. Nó có thể trở thành một công cụ cho tội ác.”

“Bản chất bất thiện của chánh niệm cần phải được hiểu cẩn thận” Guathama Prabhu, nhà lãnh đạo Phật giáo Ấn Độ tranh luận . “Trong thiền chánh niệm, chúng ta tập trung vào nằm trở ngại và nếu năm trở ngại này được hiểu thì việc tập thiền chánh niệm của bạn là thuần chất.”

Có năm sự trở ngại mà Prabhu nói đến bao gồm những ham muốn cảm giác, thụ động, tăng trưởng sự thù ghét. Tự nghi ngờ là một vấn đề khác. Những trở ngại cần phải được giải quyết bằng cách tăng trưởng lòng từ bi “nếu bạn không nhìn nhận ra những ý nghĩa của việc bạn đang làm, bạn rồi sẽ kết thúc như một cái máy vậy. Và người Thiên Chúa Giáo hay Hồi Giáo có thể tu tập sự cẩn thiết của chánh niệm nằm ở việc tạo ra đạo đức cho một xã họi hài hòa.”

Nhà khoa học thần kinh người Đài Loan, bác sĩ James Wong cũng lo ngại về cách tiếp cận một chiều của thiền “Chúng ta không thể nói rằng bất cứ sự rèn luyện nào cũng là chánh niệm vì sự chú tâm và ý nghĩa là hoàn toàn khác nhau. Mọi người chỉ nhắm mắt và không nghĩ gì hay tập trung vào hơi thở không phải là chánh niệm.” Ông nói trên tờ Lotus News Features như vậy.

“Chánh niệm, là một điều gì đó tích cực …. Thiền phải bao gồm hiểu cảm xúc của người khác, đó là lòng từ bi … khi bạn làm một việc rèn luyện sự tưởng tượng đó là một lãnh vực khác …. Việc rèn luyện sự tưởng tượng không phải là chánh niệm.”

Tiến sĩ Christy vui mừng vì sự phổ quát rộng rãi của chánh niệm ở phương Tây làm tăng sự quan tâm của giới trẻ của Châu Á khi họ đang xa rời những lời dạy của Phật giáo, xem chúng là không phù hợp với lối sống hiện đại. “Họ (ở phương Tây) rất khéo léo trong việc đặt tất cả vào một hành trang nhằm giảm sự khổ đau của con người. Người Châu Á có thể học cách tiếp cận này. Nếu họ đang dùng chánh niệm, vậy tại sao chúng ta không phải là người đứng đầu về điều đó?”

Nhà giáo dục người Đài Loan đã sống ở Hoa Kỳ trong một thời gian dài chỉ ra rằng thay vì nói bạn đang làm điều không đúng ; Người châu Á có thể đi đầu trong việc này bằng cách giới thiệu các kinh điển Phật giáo cho giới trẻ Châu Á thông qua việc tu tập chánh niệm.

“Rất nhiều sinh viên Hoa Kỳ của tôi được giới thiệu đến Phật giáo qua chánh niệm… chúng ta phải làm mạnh sự tu tập chánh niệm và sẵn sàng chia sẻ những lời dạy của Phật giáo trên mặt bằng chung…. Nó nằm trong tay chúng ta làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ” Cô cho biết.

Ngọc Hằng dịch

Theo The Buddhistchannel.tv



Có phản hồi đến “Nhiều Học Giả Lo Lắng Khi Thiền Được Tiếp Thị Ứng Dụng Khắp Nơi Trên Thế Giới”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com