Những trận thảm họa luôn khác nhau và khốc liệt. Tuy nhiên, câu hỏi mà họ luôn đặt ra đều hao hao như nhau.

Trong những ngày kể từ khi trận siêu bão quét qua khắp Philippines hôm thứ năm, những người sống sót đang điên cuồng tìm kiếm những người thân mất tích và các nhóm cứu trợ quốc tế hình thành nhanh chóng để hành động.

Các quan chức cho hay tổng số người thiệt mạng có thể lên đến 10,000 người trong một quốc gia đa phần theo đạo Thiên Chúa.

Làm thế nào có thể lý giải được sự thiệt hại và tàn phá vô cảm như vậy? Liệu Chúa Trời có mặt trong cơn lốc xoáy ấy hay chỉ hiện hữu trên những bàn tay trợ giúp thực phẩm, nước uống và nhà ở?

Những câu hỏi này không hề mới và chúng ta tiếp tục hỏi chúng vì câu trả lời chưa được sáng tỏ.

Có lẽ câu trả lời rất khó vì nó nằm ở trong tâm thức suy nghĩ của chúng ta về thiên tai. Theo một cuộc khảo sát tiến hành sau trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản vào năm2011, hầu hết người Mỹ (56%) tin rằng Đức Chúa Trời kiểm soát mọi thứ.

Mọi thứ có thể nhưng rõ ràng không phải là về thiên tai

Ngày càng có nhiều người Mỹ chỉ trích các cơn bão, động đất và các cơn bão làm nóng trái đất lên (58%) hơn là sự giận dữ và sự trừng phạt của đấng cứu thế (38%), theo một cuộc khảo sát do viện nghiên cứu tôn giáo công cộng vào năm 2011 cho biết.

“Những câu hỏi về đức Chúa Trời kiểm soát mọi thứ và lần lượt chịu sự khổ đau là những điều vẫn làm trăn trở vào bao đêm” CEO Robert P. Jones của việ đã nói vào năm 2011 như vậy “Đó vẫn là những vấn đề thần học hóc búa.”

Kinh thánh 107 cho biết “Vì yêu cầu của Chúa, tạo nên các cơn gió bão nâng các ngọn sóng. Ngài biến các dòng sô thành một nơi hoang dã và các dòng suối đi vào đất khô cằn.”

Tuy nhiên, cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng hầu hết người Mỹ đã đi ngược lại quá khứ về ý niệm Đức Chúa Trời tạo nên thiên tai. Stephen Prothero, một người thường đóng góp cho CNN đã viết trong một mục như vậy vào năm 2011.

“Khi động đất và bão đến, các nhà chức trách của chúng tôi là những nhà địa chất và khí tượng học.” Prothero cho biết . “Hầu hết chúng tôi lý giải các sự kiện này không phải thông qua kinh thánh tiên tri Jeremiah hay sách Khải Huyền mà thông qua các bằng chứng khoa học về áp suất không khí và các mảng kiến tạo.”

Đối với những người vô thần, các cơn bão như bão Hải Yến (Haiyan) là bằng chứng cho thấy Đức Chúa Trời không tồn tại.

“Hoặc là Đức Chúa Trời không thể làm gì để chấm dứt các thảm họa như thế hay là Ngài chẳng quan tâm hay Ngài không tồn tại. Đức Chúa Trời có thể bất lực, là một kẻ xấu xa hay chỉ là tưởng tượng” Harri cho biết như vậy sau trận sóng thần ở Nhật “Hãy chọn lựa và chọn lựa một cách khôn ngoan.”

Đức Chúa Trời có thể hoặc không thể làm tan bão nhưng nhiều nhà lãnh đạo các tôn giáo cho biết họ có cảm giác một đấng tối cao hữu hiện sau mỗi trận thảm họa như vậy vì mọi người trên thế giới đều cùng chìa tay ra giúp đỡ.

Rabbi Harold Kushner là một trong những người có tên tuổi về thần học giải thích điều không lý giải được : tại sao một Đức Chúa Trời tốt có thể để cho những điều xấu xảy ra.

Sau trận sóng thần ở Nhật Bản, Kushner cho biết “thiên nhiên là một kẻ hỷ diệt và tạo cơ hội công bằng “ gây nên sự không rõ ràng giữa tội nhân và thánh thần.

Tuy nhiên, Kusher, tác giả của quyển sách bán rất chạy “Khi những điều xấu xảy ra với những người tốt” cho biết ông thấy bàn tay của Đức Chúa Trời trong sự kiên cường của những người mà cuộc sống của họ bị hủy diệt và nhà cửa bị quét sạch và trong “lòng từ bi bác ái” của những người xa lạ quyên góp nguyện cầu cho những người còn sống sót.

Điều này vẫn còn để lại một câu hỏi rất khó. Tại sao con người bị đau khổ, thỉnh thoảng là rất khủng khiếp?

“Mỗi người phải tự thấu hiểu Đây không phải là một câu trả lời kỳ diệu có thể tìm thấy được. Tuy nhiên ý niệm mà Đức Chúa Trời cùng khổ đau với chúng ta có thể rất hữu ích.”

Người hồi Giáo, ngược lại thấy những trận cuồng phong như là sự trắc nghiệm của Đấng Sáng Tạo. Sayyid Syeed, giám đốc văn phòng liên minh quốc gia của người Hồi Giáo Bắc Mỹ cho biết.

“Người Hồi Giáo tin rằng Đấng Cứu Thế thử nghiệm những người Ngài yêu quý và các cơn thảm họa như thế này cũng gíp nhắc nhở cho những người còng lại tiếp tục biết ơn Ngài vì những gì Ngài đã ban phước lành và vì thế chúngta phải giúp đỡ những người cần giúp khác.” Syeed cho biết

Một nhà sư Phật Giáo người Việt Nam, thầy Thích Nhất Hạnh, nơi mà đất nước của Ngài vẫn đang nằm trên con đường tiến vào của bão Hải Yến cho biết những cơn bão như thế này nhắc cho chúng ta biết rằng cuộc sống là rất vô thường và điều quan trọng là trân quý mỗi giây phút hiện tại.

“Đây là điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm cho những người đã mất: Chúng ta có thể sống theo con đường mà họ có thể cảm giác rằng họ tiếp tục sống trong chúng ta, chánh niệm hơn, sâu sắc hơn, đẹp hơn, tận hưởng mỗi phút giây của cuộc đời sẵn có của chúng ta cho họ.” Thầy Nhất Hạnh cho biết.

Ngọc Hằng dịch

Theo CNN



Có phản hồi đến “ Đức Cứu Thế Ở Đâu Trong Cơn Siêu Bão Hải Yến Tàn Phá Philippines?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com