Việc cố gắng chữa lành một trái tim bị thất tình để cảm nhận tình yêu trở lại như ngày Tình Nhân sẽ làm cho bạn còn đau khổ hơn. Có lẽ đã đến lúc áp dụng những lời dạy của Đức Phật. Susan Piver, tác giả của quyển sách “Trí Tuệ của Trái Tim Tan Vỡ: Phương pháp chữa bệnh, Nhận Biết và Yêu Thương” sẽ giải thích làm cách nào Phật Giáo và thất tình có thể dạy cho bạn cách yêu thương thật sự.

Có hai lý do. Thứ nhất là từ kinh nghiệm bị thất tình của tôi. Cũng lâu lắm rồi nhưng tôi chưa bao giờ có thể quyên được vì nó quá mãnh liệt. Ai cũng có những mối quan hệ mà khi kết thúc đều rất buồn nhưng thỉnh thoảng có những mối quan hệ khi kết thúc làm bạn hoàn toàn sụp đổ. Tôi từng bị như vậy và tôi cũng thấy nhiều bạn bè cũng bị như vậy. Tôi rất ngạc nhiên với năng lực của trái tim khi bị thất tình. Xã hội cho chúng ta có một thời gian ngắn xưng tội và tha thứ, đặc biệt là với phụ nữ. Lý do còn lại là từ khi tôi tu học theo Phật pháp, tôi vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng Phật giáo nói rất nhiều về chủ đề tình yêu và thất tình. Là một học sinh và giờ là một giáo viên, tôi muốn chia sẻ điều này.

Vậy thì Phật Giáo đã giảng dạy làm cách nào để đối trị với bệnh thất tình?

Con đường để hàn gắn bệnh thất tình thường ngược lại với những lời khuyên phổ biến: tránh xa nó. Thay vào đó, Phật Giáo khuyên bạn nên quay về với nó, học với nó và cho phép những cảm giác này cũng như cho phép trái tim của bạn được tan vỡ. Và sau đó hãy để nó dạy cho bạn những bài học về ý nghĩa thật sử của lòng từ bi. Khi trái tim của bạn bị tan vỡ, bạn có thể cảm nhận mọi thứ mà không có sự suy nghĩ và bạn trở nên hài hòa với sự hiện diện hay vắng mặt của tình yêu trong mọi tình huống. Theo quan điểm của Phật Giáo, đó là điều mà thế giới cần cần hơn nữa.

Bạn có nghĩ rằng rất nhiều người tin rằng chữa lành bệnh thất tình như là mất cảm giác vậy?

Rất thú vị để nói như vậy. Tiếp cận với nó theo con đường ngược lại, khi hầu hết mọi người đều nói rằng họ muốn yêu những gì họ thật sự cần là an toàn. Khi họ nói họ không muốn bị thất tình, điều này thật sự có nghĩa là họ không muốn lo lắng và họ muốn có cảm giác được an toàn. Và thật sự thì chẳng có gì được gọi là an toàn trong tình yêu. Nó rất nguy hiểm và hoang dại và để nói rằng bạn muốn nó được an toàn thì chẳng khác nào bạn muốn một người nào đó trở thành một công cụ cho bạn không phải lo lắng. Khi bạn đang trong một mối quan hệ, người mà bạn thấy khó khăn nhất để thể hiện lòng từ bi chính là người bạn nói tiếng yêu –họ chính là người thường làm cho bạn khó chịu hoặc là người có những vấn đề rất lớn lao mà mọi chuyển động của họ đều làm cho bạn kinh ngạc. Họ bắt đầu không còn là họ sau một thời gian.

Vậy có lúc nào mà bạn thấy hay đọc được điều gì đó mà các mãnh vụn đều được kết nối vào đúng vị trí của nó chưa?

Tôi đã đọc quyển sách có tên là “Shambhala: Con đường linh thiên của một chiến binh” và tác giả nói về tinh thần chinh chiến, thực tế và xác thực chủa người muốn làm những điều tốt cho thế giới khi anh ta nói rằng “Để trở thành một chiến binh tâm linh, người đó phải có một trái tim tan vỡ. Nếu không có một trái tim tan vỡ và cảm giác nhạy cảm và tổn thương về bản thân mình và mọi người, tinh thần chinh chiến của bạn sẽ không đáng tin cậy.” Tôi đã đọc quyển sách này có lẽ là hơn 10 nẳm rồi nhưng tôi nghĩ rất nhiều về nó mỗi ngày.

Tôi thường hấy là khi người nào viết sách về vấn đề tình yêu, họ thường dùng các phép ẩn dụ nói về vết thương đau này, rằng mỗi khi bạn bị thất tình hay bị đau khổ, bạn sẽ bị thương mãi mãi. Tuy nhiên, tôi thích ý tưởng là một trái tim tan vỡ có thể còn hơn cả một cuộc chiến và nó có thể giúp bạn trở thành một con người tốt hơn, vui vẻ hơn.

Điều này đúng với cả niềm tin và kinh nghiệm của tôi. Ở một mặt nào đó, bạn càng bị thất tình nhiều chừng nào, bạn càng kém thông minh chừng đó. Tuy nhiên, bạn càng bị thất tình bao nhiêu, bạn sẽ học được về tình yêu nhiều chừng đó. Không phải là mọi người nên thử cảm giác thất tình. Tuy nhiên, nếu không có một trái tim bị tan vỡ, bạn sẽ học được tình yêu thật sự là gi? Bạn thật sự thấy bạn sẽ mong muốn có được tình yêu sâu đậm và nhiều đến nhường nào.

Vậy thách thức lớn nhất để vượt qua bệnh thất tình là gì?

Tôi nghĩ thách thức lớn nhất là vượt qua ý niệm rằng tình yêu sẽ luôn luôn an bình. Bất kỳ mối quan hệ nào cũng đều cuối cùng kết thúc với việc thất tình –có thể người nào đó ra đi hay chết. Bạn phải mở rộng để thương cảm về cuộc sống thực tế, đối ngược với nó mà là thư giản. Thư giản có nghĩa là cho phép – cho phép bạn được cảm giác, cho phép trái tim của bạn bị tan vỡ và nhận ra nó muốn nói cho bạn điều gì. Bạn càng chiến đấu với nó chừng nào, bạn càng mạnh mẽ bấy nhiêu.

Khi chúng ta nói về điều này, tôi nhận ra mọi người đang áp dụng rất nhiều kỹ thuật lãng tránh khi họ đương đầu với đau thương về tinh thần. Chúng ta làm mọi thứ chúng ta có thể để tránh cảm giác mà chúng ta thật sự cảm nhận.

Đó là lý do tại sao một người chiến binh cần một trái tim tan vỡ – vì người đó nhận ra rằng họ cần phải có cảm giác như vậy. Một kẻ hèn nhát cố gắng chỉ tạo ra những gì mà người đó cảm nhận là tốt. Tất cả những quyển sách viết về bệnh thất tình đều được chia làm hai nhóm: Đầu tiên, Tiến lên, cô gái, có nghĩa là “Bạn rất tuyệt với anh ta nên giờ thì đi ra ngoài và uống gì đó” và tôi thích điều này. Tuy nhiên, điều còn lại ngụ ý là có điều gì đó không đúng với bạn và đó là lý do bạn bị thất tình, thật là tồi tệ. Nếu bạn cho phép như vậy, một trái tim tan vỡ có thể là người thầy tốt nhất của bạn. Tôi đã học được rất nhiều sự can đảm và rộng mở để yêu và làm thế nào để trở thành một người yêu thật sự, trái ngược với những người chỉ dùng tình yêu để làm cho họ cảm thấy hạnh phúc mà thôi.

Ngọc Hằng dịch

Theo HuffPost Healthy Living



Có phản hồi đến “Thất Tình – Phật Giáo Có Thể Chữa Lành Được Không?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com