Câu hỏi: Chánh niệm sinh khởi khi có nhân duyên. Chúng takhông thể dùng ý chí để khiến chánh niệm sinh khởi; chánh niệmlà vô ngã. Nói vậy, thì có vẻ như chúng ta không thể nỗ lực để có chánh niệm. Tuy nhiên, tôi biết rằng chánh tinh tấn, trong tiếng Pali là sammå-våyåma, là một trong các chi thuộc Bát chánh đạo. Đặc tính của chánh tinh tấn là gì?

Nina: Sammå-våyåma hay chánh tinh tấn là tâm sở, là sự cốgắng hay nỗ lực, trong tiếng Pali là “viriya”. Thanh tịnh đạo (XIV, 137) nói về viriya như sau:

Tinh tấn là trạng thái của một người mạnh (virà). Đặc tính của nó là điều động. Nhiệm vụ nó là củng cố những pháp cu sanh. Nó được biểu hiện bằng sự không sụp đổ. Do câu: ”Bị kích động, vị ấy nỗ lực với trí tuệ” (A. ii, 115), nhân gần nó là một ý thức về tình trạng khẩn trương, hoặc lý do để nỗ lực. Khi được hướng dẫn một các thích đáng, tinh tấn đáng được xem là căn nguyên của mọi sự thành tựu.

Tinh tấn (viriya) là một loại nåma nhưng chẳng phải ta vẫn coi nó là ngã, là “ta” hay sao? Có nhiều loại viriya. Có viriya thiện và có viriya bất thiện. Có viriya cùng với dana, viriya cùng với síla, viriya trong samatha và viriya trong vipassanå, là chánh tinh tấntrong Bát chánh đạo (sammå-våyåma), và tất cả những loại viriya này đều có tính chất khác nhau.

Sammå-våyåma của Bát chánh đạo sinh khởi cùng với chánh kiến (sammådiììhi) và chánh niệm(sammå-sati). Phát triển vipassanå không chỉ là hay biết các thực tại mà không quán xét đặc tính của chúng. Đặc tính của nåma và rúpa phải được quán xét đi quán xét lại cho đến khi chúng được hiểu như là chỉ một nåma hay một rúpa, không phải là ngã. Sammå-våyåma là một yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển của chánh kiến, bởi vì cần nhiều sự nỗ lực và kiên trì để quán xét các thực tại nhằm thấy chúng như chúng là. Sammå-våyåma là sức sống và nỗ lực sinh khởi trong từng khoảnh khắc khi có chánh niệm về nåma hay rúpa và khi hiểu biết về các thực tại đang xuất hiện được phát triển.

Câu hỏi: Bà nói rằng khi sammå-diììhi thẩm sát một đặc tính của nåma hay rúpa đang là đối tượng của chánh niệm, cũng có cả sammå-våyåma tại khoảnh khắc đó. Nhưng khi có rất ít chánh niệm, liệu chúng ta có nên tạo ra nỗ lực để có thêm chánh niệm hay không?

Nina: Có những người cố gắng ép chánh niệm sinh khởi và cố gắng “nắm bắt” thực tại tại giây phút hiện tại, nhưng điều ấy chứng tỏ họ không biết sati là gì. Một số người có thể coi sự dính mắc của mình vào sati là sati. Đúng là chánh niệm có thể được phát triển, nhưng điều này không có nghĩa là ai đấy có thể ép nó sinh khởi. Yếu tố có thể tạo duyên cho sati sinh khởi là hiểu vipassanå được phát triển như thế nào. Nếu chúng ta biết đối tượng của sati là gì: là nåma hay rúpa xuất hiện bây giờ, thông qua một trong sáu căn, sati có thể sinh khởi và như vậy, chánh kiến có thể dần dần phát triển. Khi một citta sinh khởicùng chánh niệm, tại giây phút đó cũng có chánh tinh tấn. Tinh tấn trong vipassanå là sức mạnh hay nỗ lực cần thiết để quán xét thực tại xuất hiện nhằm hiểu nó như nó là, nhưng chúng ta nên nhớ rằng nỗ lực này không phải là “ta”. Chánh tinh tấn trong Bát chánh đạo hỗ trợ và tăng cường chánh niệm và chánh kiến.

Câu hỏi: Tôi được nghe rằng chánh tinh tấn trong Bát chánh đạo là sự tinh tấn của “trung đạo”. Tuy nhiên, rất khó đi theo trung đạo. Nếu chúng ta quá nỗ lực, lại có ý niệm về ngã và nếu chúng ta khôngnỗ lực chút nào, chúng ta trở nên lười biết và xao nhãng. Tôi không biết làm thế nào để đi con đườngđúng.

Nina: Nếu chúng ta nghĩ về khái niệm nỗ lực quá nhiều hay quá ít, khi đó chúng ta không nhận ra nỗ lựclà nåma, không phải là ngã. Chúng ta không nên lẫn lộn sammå-våyåma trong Bát chánh đạo với từ “nỗ lực” hay “cố gắng” mà ta thường dùng trong ngôn ngữ quy ước. Chúng ta không phải nghĩ về việc tạo ra nỗ lực, bởi vì khi có chánh niệm thì tại giây phút đó cũng có sammå-våyåma. Chẳng hạn, sammå-våyåma sinh khởi khi có chánh niệm về cái thấy, cái nghe, sự suy nghĩ, đối tượng thị giác hay âm thanhđang xuất hiện. Tại khoảnh khắc đó có động lực và sức mạnh để hay biết thực tại xuất hiện nhằm phát triển hiểu biết rõ ràng hơn về đặc tính của thực tại.

Câu hỏi: Khi sati không sinh khởi, chúng ta không thể ép nó sinh khởi. Điều đó có nghĩa rằng không thể làm gì khác ngoại trừ việc chờ sati sinh khởi ư?

Nina: Chúng ta không nên lãng phí cuộc đời mình và hời hợt để nó trôi qua. Chúng ta không nên bỏ lỡ bất kỳ thiện pháp nào nếu có cơ hội. Dåna, síla, samatha và vipassanå là các phương thức thiện phápkhác nhau mà chúng ta có thể phát triển. Khi sati của vipassanå không sinh khởi, chúng ta không nên lười biếng với các phương thức thiện pháp khác, bởi vì tại giây phút chúng ta không phát triển thiện pháp, chúng ta hành động, nói năng và suy nghĩ với tâm bất thiện và như vậy, chúng ta liên tục tích lũybất thiện pháp.

Chúng ta không nên bỏ lỡ thiện pháp nằm trong sự nghiên cứu và suy xét Giáo lý. Nếu chúng ta nghiên cứu Giáo lý và thường xuyên nghiền ngẫm điều Đức Phật dạy về nåma và rúpa, sẽ có nhân duyên cho sati sinh khởi tại bất kỳ giây phút nào.

Câu hỏi: Khi có tâm bất thiện, nên có nỗ lực để có tâm thiện. Người phát triển samatha và người phát triển vipassanå sẽ nỗ lực để có tâm thiện theo các cách khác nhau. Có phải vậy không?

Nina: Samatha là phát triển sự an tịnh qua đề mục thiền thích hợp. Thiện tâm trong samatha về bản chất luôn đi kèm với chánh tinh tấn (sammå-våyåma), nhưng loại tinh tấn này khác với sammå-våyåma trong Bát chánh đạo. Sammå-våyåma trong samatha hỗ trợ tâm phát triển an tịnh nhằm tạm thời đè nén tâm bất thiện. Sammå-våyåma trong Bát chánh đạo hỗ trợ citta và đi kèm với các chi khác, khi có chánh niệm về bất kỳ thực tại nào sinh khởi, nhờ đó thực tại có thể được biết như nó là, và là vô ngã. Khi có tâm bất thiện, nó có thể được nhận ra là một loại nåma, sinh khởi bởi nhân duyên, và là vô ngã.

Điều quan trọng là cần biết rõ chúng ta đang phát triển cái gì, samatha hay vipassanå. Khi mọi người nói rằng họ phát triển vipassana nhưng không muốn hay biết về tâm bất thiện, họ không đi trên con đườngBát chánh đạo. Tất cả mọi người đều sợ phiền não thô đang hiện diện, nhưng liệu chúng ta có nhận rahiểm họa của các phiền não ngủ ngầm đã được tích lũy? Phiền não ngủ ngầm rất nguy hiểm; chúng là nhân duyên cho bất thiện tâm sinh khởi; chúng là nhân duyên khiến chúng ta tái sinh luân hồi. Vipassanå là cách duy nhất diệt trừ mọi phiền nào và cả phiền não ngủ ngầm. Vì vậy, vipassanå là thiện pháp tối cao.

Câu hỏi: Cần có nhiều khoảnh khắc chánh niệm trước khi có thể có cái hiểu đúng về thực tại phải không?

Nina: Khi mới bắt đầu, không thể có cái hiểu đúng về nåma và rúpa. Chúng ta thường đề cập đến từ nåma và rúpa, nhưng chúng ta nên lưu tâm rằng những từ này để ám chỉ thực tại, những thứ được biết thông qua kinh nghiệm trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Thấy, nghe hay suy nghĩ là nåma có thể được biết trực tiếp khi chúng xuất hiện. Đối tượng thị giác, âm thanh hay cái cứng là rúpa, có thể được biết khi chúng xuất hiện. Chúng ta vẫn nghĩ về một cái ngã – người đang nhìn, nghe hay suy nghĩ, nhưng cái chúng ta coi là con người ấy trên thực tế là nhiều yếu tố khác nhau có thể được biết một lầntại một thời điểm. Cái nghe chỉ là một yếu tố, một loại nåma kinh nghiệm âm thanh. Cái nghe không thể kinh nghiệm bất kỳ đối tượng nào khác. Thông qua chánh niệm về cái nghe khi nó sinh khởi, chúng tasẽ biết rằng không phải là cái ngã nào đang nghe mà là cái nghe nghe. Khi âm thanh xuất hiện, âm thanh có thể là đối tượng của chánh niệm; tại khoảnh khắc đó không có suy nghĩ vê âm thanh của một giọng nói hay âm thanh của một cái gì đó cụ thể. Khi có chánh niệm về âm thanh, đặc tính của nó có thể được thẩm sát và đó là cách để biết âm thanh như nó là: một rúpa được kinh nghiệm thông qua tai, không phải là một thứ gì đó thuộc về một người, một cái “ngã” nào. Phần lớn thời gian chúng ta thường thất niệm về các thực tại. Tại khoảnh khắc sati sinh khởi, có sự hay biết về một thực tại tại một thời điểm, một nåma hay một rúpa.

Chánh kiến về nåma và rúpa chỉ có thể phát triển tại khoảnh khắc có chánh niệm về đặc tính của chúng khi chúng xuất hiện thông qua sáu căn. Mỗi khoảnh khắc phát triển chánh kiến đều vô cùng ngắn ngủi, nó sinh rồi diệt ngay lập tức. Khi mới bắt đầu, sẽ chỉ có ít khoảnh khắc của sati và sau đó chắc chắn lại có vô số khoảnh khắc thất niệm về thực tại. Cần nhiều khoảnh khắc của sati để nhờ đó, đặc tính của nåma và rúpa có thể được thẩm sát, nhưng chúng ta không nên nản lòng bởi điều này. Một khoảnh khắc của chánh niệm không bao giờ bị mất đi, nó tạo duyên cho chánh niệm trở lại sau đó. Không thể nói trước khi nào sati sẽ sinh khởi, bởi vì nó là vô ngã, anattå. Phát triển satipatthåna là cách duy nhấtđể giảm bớt vô minh về các thực tại. Nếu chúng ta nhận thấy hiểm họa của vô minh, điều ấy có thể tạo duyên cho sự sinh khởi của sati và khi đó cũng có cả chánh tinh tấn.

Điều quan trọng là cần biết sự khác biệt giữa suy nghĩ về nåma hay rúpa và paññå hay biết trực tiếp đặc tính của nåma hay rúpa đang xuất hiện. Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta biết nåma và rúpa qua kinh nghiệm trực tiếp, nhưng liệu có cái hiểu rõ ràng về các đặc tính khác nhau của chúng không? Có phải bạn đã biết, qua kinh nghiệm trực tiếp, sự khác biệt giữa đặc tính của nåma và đặc tính của rúpa hay chưa? Chúng ta đã học rằng nåma là thực tại kinh nghiệm cái gì đó và rúpa là thực tại không kinhnghiệm cái gì cả, nhưng bây giờ chúng ta nên biết các đặc tính khác nhau của chúng thông qua kinh nghiệm trực tiếp, qua chánh niệm về chúng. Chừng nào còn hoài nghi về sự khác biệt giữa nåma và rúpa, chừng đó chưa thể có hiểu biết rõ ràng về chúng.

Câu hỏi: Tôi nghĩ rằng tôi có thể kinh nghiệm sự vô thường của cái thấy. Tôi biết rằng nó đã diệt ngay khi hiện tượng khác xuất hiện. Chẳng hạn, khi có cái nghe thì rõ ràng rằng cái thấy đã diệt mất.

Nina: Biết về vô thường bằng suy nghĩ thì không giống với biết trực tiếp về sự sinh diệt của các thực tại. Rất khó để nhận ra điều này. Trong khoảng thời gian chúng ta gọi là “khoảnh khắc” theo ngôn ngữ quy ước, có vô số citta sinh rồi diệt, nối tiếp nhau. Nếu chúng ta chưa vun trồng chánh kiến tới mức độ cao, chưa thể nhận ra sự vô thường của citta.

Câu hỏi: Tôi thấy rằng, rất quan trọng có được kinh nghiệm trực tiếp về về vô thường để có thể diệt trừ tà kiến về các thực tại. Làm thế nào tôi có thể đủ nhanh để biết sự vô thường của citta?

Nina: Điều này sẽ không bao giờ được biết chừng nào còn có ý niệm về ngã, về một ai đấy cố gắngnắm bắt thực tại. Chỉ có paññå có thể nhận ra nåma hay rúpa đang xuất hiện ở thời điểm này.

Câu hỏi: Cái gì có thể được biết qua kinh nghiệm trực tiếp khi chúng ta mới chỉ bắt đầu phát triển tuệ giác?

Nina: Có thể có chánh niệm về một đặc tính xuất hiện thông qua một trong sáu căn. Nhưng chưa thể có cái hiểu sâu sắc về nåma và rúpa. Ai đó đã nói với tôi rằng anh ấy quả quyết tất cả mọi người đều biết sự khác biệt giữa nåma và rúpa; chẳng hạn, giữa nåma là cái kinh nghiệm âm thanh, cái nghe và rúpa là âm thanh. Anh ấy thắc mắc làm sao lại có ai đó có thể hoài nghi về điều ấy. Tuy nhiên, chúng ta nên biết sự khác biệt giữa cái hiểu lý thuyết và paññå – cái hiểu trực tiếp về các thực tại. Chỉ paññå được phát triển trong vipassanå mới hiểu sâu sắc về thực tại đang xuất hiện tại giây phút hiện tại.

Câu hỏi: Có nhiều hiện tượng sinh khởi cùng một thời điểm. Tôi nên hay biết hiện tượng nào?

Nina: Đúng là có nhiều hiện tượng sinh khởi cùng một lúc. Chẳng hạn, thân của chúng ta bao gồmnhiều rúpa khác nhau sinh và diệt. Các rúpa là sự cứng mềm, sự kết dính, nhiệt độ và sự chuyển động luôn cùng sinh và cùng diệt. Nhưng chỉ có một đặc tính có thể được citta kinh nghiệm tại một thời điểm, bởi vì citta chỉ có một đối tượng tại một thời điểm. Như vậy, khi citta đi kèm với chánh niệm, sammå-sati, có thể có chánh niệm chỉ về một thực tại tại một thời điểm. Khi chúng ta nói rằng cái cứng xuất hiện có nghĩa là cái cứng là một đối tượng của citta kinh nghiệm tại khoảnh khắc đó. Nếu sati đi kèm với citta, khi đó sati có cùng đối tượng với citta; nó ghi nhớ đối tượng đó. Khi có chánh niệm về đặc tính cứng, paññå có thể nhận ra đó chỉ là cái cứng; đó không phải là một cơ thể, một con người, nó chỉ là một loại rúpa được kinh nghiệm thông qua thân căn. Không thể kiểm soát đối tượng của chánh niệm sẽ là gì. Không có quy tắc nào có thể nói cho chúng ta biết nên chánh niệm hiện tượng nào và theo thứ tự nào.

Hiểu trực tiếp về các thực tại bằng chánh niệm về chúng không giống như hiểu lý thuyết về chúng, nhưng cái hiểu lý thuyết về nåma và rúpa là nền tảng cần thiết cho sự phát triển vipassanå. Khi chúng tađọc kinh, chúng ta thấy rằng Đức Phật đã liên tục nói về việc hiểu nåma và rúpa xuất hiện thông qua sáu căn. Chẳng hạn, chúng ta đọc trong Tương ưng bộ kinh (IV, Thiên sáu xứ, 35 – Tương ưng sáu xứ, Phần V, Số 146, Thích ứng) rằng Đức Phật đã nói với các tì kheo:

“Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông con đường thích ứng với Niết-bàn. Hãy lắng nghe… Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích ứng với Niết-bàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấy mắt là vô thường”.

Ngài đã nhắc đến các đối tượng, nhãn thức, nhãn xúc là vô thường; rằng nhãn xúc khởi lên cảm thọ lạc, thọ khổ hay thọ trung tính được kinh nghiệm đều là vô thường.

Ngài cũng nhắc đến tai … mũi …. Lưỡi …. Thân. Ngài nhắc đến pháp, ý căn, ý thức, ý xúc là vô thường; rằng ý xúc khởi lên cảm thọ lạc, thọ khổ hay thọ trung tính được kinh nghiệm đều là vô thường.

“Và này các Tỷ-kheo, đây là con đường thích ứng với Niết-bàn”

Liệu suy nghĩ về các thực tại là vô thường có dẫn đến niết bàn không? Chúng ta không thể buông bỏ ý niệm về ngã chỉ nhờ vào suy nghĩ. Chỉ có paññå, cái hiểu trực tiếp đặc tính của nåma và rúpa xuất hiệntại giây phút hiện tại, mới có thể thấy chúng như chúng thực sự là, là vô thường và vô ngã.

Nếu chúng ta sai lầm nghĩ rằng chúng ta đã biết sự thực, chúng ta không thể hiểu ý nghĩa thực của bài kinh này. Tại sao Đức Phật phải nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại rằng nhãn căn, nhãn thức và đối tượng thị giác, và mọi thực tại xuất hiện thông qua sáu căn đều vô thường? Để nhắc nhở mọi người hay biết về nåma và rúpa, nhờ đó đến một ngày, họ sẽ thấy thực tại như nó là.

Câu hỏi: Tôi thấy khó biết từ kinh nghiệm trực tiếp sự khác biệt giữa nåma kinh nghiệm âm thanh và rúpa là âm thanh. Làm thế nào tôi có thể biết sự khác biệt giữa nåma và rúpa nếu tôi không nỗ lực? Haytốt hơn là tạm bỏ qua sự khác biệt giữa danh và sắc khi mới bắt đầu, thay vào đó nên biết các đặc tínhkhác nhau của rúpa xuất hiện qua thân căn?

Nina: Mọi nåma và rúpa xuất hiện qua các căn khác nhau đều cần được biết đến. Chúng ta không nên chọn một loại nåma hay rúpa nhất định nào làm đối tượng của chánh niệm. Đó không phải là chánh đạo. Cái nghe có thể được biết và âm thanh cũng có thể được biết, cả hai đều là thực tại và đều có đặc tínhriêng. Tuy nhiên, chúng ta không thể hiểu sâu sắc về các thực tại chỉ trong một thời gian ngắn. Đặc tínhcủa nåma và rúpa sẽ được phân biệt rõ ràng khi đạt được giai đoạn tuệ giác đầu tiên. Ngay cả giai đoạn ban đầu này cũng không thể đạt được nếu không có chánh niệm lặp đi lặp lại nhiều lần về nåma và rúpa. Chúng ta có thể nói rằng chúng ta đã biết các loại nåma và rúpa khác nhau khi chúng xuất hiệnqua các căn khác nhau hay chưa? Liệu chúng ta không còn nhầm lẫn thông qua căn nào mà đối tượng nào được kinh nghiệm không?

Người hỏi: Không, tôi chưa thể nói như vậy.

Nina: Làm thế nào để có cái hiểu sâu sắc về các thực tại khi đặc tính của chúng chưa được biết đến qua kinh nghiệm trực tiếp, khi chúng xuất hiện một lần tại một thời điểm qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý căn? Mọi sự suy xét này sẽ giúp chúng ta nhận ra chúng ta biết ít ỏi đến đâu. Nếu chúng ta sai lầm tin rằng chúng ta đã biết thực tại như chúng là, chúng ta sẽ không thể phát triển chánh kiến. Nhưng khi chúng ta thấy chúng ta biết ít đến đâu, chúng ta đã trung thực hơn và khi đó, chúng ta có thể bắt đầu phát triển chánh kiến.

Khi chánh kiến phát triển, chúng ta bắt đầu nhận ra sự khác biệt giữa hiểu biết lý thuyết về các thực tạivà paññå trực tiếp biết đặc tính của các hiện tượng khi chúng xuất hiện một lần tại một thời điểm. Chúng ta nhận ra rằng có ít khoảnh khắc chánh niệm là chưa đủ; rằng chúng ta cần hay biết về nåma và rúpa vô số lần để trở nên quen thuộc với các đặc tính của chúng. Bằng cách đó, hiểu biết sâu sắc hơn về nåma và rúpa có thể được phát triển.

Câu hỏi: Trong Thanh tịnh đạo, trong phần định nghĩa tinh tấn, có nói rằng cận nhân của tinh tấn là “trạng thái khẩn cấp” hay “lý do để nỗ lực”. Cái gì có thể thúc đẩy chúng ta chánh niệm bây giờ?

Nina: Đức Phật đã chỉ ra rằng chúng ta cần khẩn cấp phát triển chánh kiến về các thực tại; Ngài đã khuyến khích mọi người chánh niệm, bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu. Ngài chỉ ra những đau khổ trong các kiếp quá khứ, kiếp hiện tại và kiếp sống tương lai sẽ xảy ra nếu chúng ta không đi đến chấm dứt tái sinh.

Trong Trưởng lão tăng kệ (Tiểu bộ kinh Tập III, Trưởng lão tăng kệ, Chương một – một kệ, 168, Vajjita)chúng ta đọc về ngài Vajjita đã đạt a la hán quả. Đoạn kệ nói như sau:

Trong thời luân hồi dài,

Ta trôi lăn nhiều cõi,

Ta không thấyThánh đế,

Ta phàm phu mù lòa.

Với hạnh không phóng dật,

Ta phá vỡ luân hồi,

Mọi sanh thú chặt đứt,

Nay không còn tái sanh.

Chúng ta không biết chúng ta còn ở bao lâu trên cõi đời này hay liệu chúng ta có thể phát triển tuệ giácở kiếp sau. Khi chúng ta đọc trong kinh điển về sinh, lão, bệnh và tử, và về hiểm họa của sự tái sinh, chúng ta có thể được nhắc nhở chánh niệm về các thực tại bây giờ, ngay khoảnh khắc này. Khi chúng ta thấy rằng chánh niệm bây giờ là khẩn cấp và rằng không nên trì hoãn, nó có thể giúp chúng ta bớt lơ là hơn.

Sammå-våyåma, hay chánh tinh tấn, là một chi không thể thiếu trong Bát chánh đạo; nó hỗ trợ và tăng cường chánh kiến và chánh niệm. Chúng ta cần nội lực và sự tinh tấn để chánh niệm mà không trì hoãnvà để suy xét, quán chiếu đặc tính của nåma và rúpa một cách không mệt mỏi, nhờ đó chánh kiến có thể tăng trưởng. Các thực tại như cái thấy, đối tượng thị giác, cái nghe, âm thanh, cảm thọ hay suy nghĩxuất hiện vô số lần trong suốt cả ngày, nhưng lại không có chánh niệm thường xuyên mà toàn là thất niệm về các thực tại. Nếu không có chánh niệm bây giờ, liệu có thể có trí tuệ thấy mọi thứ như chúng là hay không?

Câu hỏi: Bà nói rằng suy nghĩ về hiểm họa của sự tái sinh sẽ nhắc nhở mọi người không nên xao nhãng. Tôi phân vân liệu có cần thiết phải sợ hãi khi nghĩ về địa ngục hay không?

Nina: Tất cả lời dạy của Đức Phật đều vô cùng giá trị. Đó là lý do tại sao chúng ta nên tiếp tục đọc kinhđiển. Ở nhiều hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống, chúng ta sẽ tìm thấy trong Giáo lý những lời dạy đúng đắn khuyến khích chúng ta có chánh niệm. Chúng ta thường xuyên xao nhãng và thất niệm về các thực tại, nhưng khi chúng ta đọc về hiểm họa của sự tái sinh trong địa ngục, điều ấy sẽ nhắc chúng tatiếp tục phát triển chánh kiến. Chúng ta không nên sợ hãi khi nghĩ về địa ngục – đó là tâm bất thiện. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng, chỉ khi vipassanå được phát triển và đạt được giác ngộ, chúng ta mới thoát khỏi hiểm họa của sự tái sinh không an lành.

Khi chúng ta thấy mức độ phiền não mà chúng ta đã và đang tích lũy, chúng ta sẽ khẩn cấp phát triểnchánh kiến bây giờ, ngay tại khoảnh khắc này.

Nina Van Gorkom
(Thiền Viện Phước Sơn)




Có phản hồi đến “Chương 15: Chánh Tinh Tấn”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com