Mục Lục
Câu hỏi: Điều gì đã khiến Bà nghiên cứu Giáo lý của Đức Phật?
Nina: Khi tôi lần đầu đến Thái Lan, tôi rất quan tâm đến việt tìm hiểu thêm về người Thái. Tôi muốn hiểu hơn về văn hóa và cách suy nghĩ của họ. Tôi nhận thấy việc nghiên cứu Phật giáo là cần thiết cho việc tìm hiểu văn hóa người Thái, bởi vì nền tảng tâm linh của người Thái là Đạo Phật.
Vì vậy, tôi bắt đầu nghiên cứu Đạo Phật và càng nghiên cứu, tôi càng hứng thú hơn. Khi chúng ta ở Thái, chúng ta nên tận dụng cơ hội nghiên cứu Đạo Phật và cũng nên cố gắng hiểu việc thực hành Đạo Phật nữa. Cái hiểu sâu sắc không chỉ đến từ sách vở. Cái hiểu được phát triển cả từ việc thực hành, việc áp dụng Giáo lý Đạo Phật trong cuộc sống hàng ngày!
Câu hỏi: Xin Bà hãy nói cho tôi biết, ý của Bà là gì khi nói tới thực hành Đạo Phật trong cuộc sống hàng ngày?
Nina: Chúng ta trước tiên sẽ trực diện với sự thực hành Đạo Phật khi chúng ta thấy các hoạt động văn hóa khác nhau của người Thái, như cúng dường vật thực cho chư tăng, đảnh lễtượng Phật hay tụng “giới” trong những dịp đặc biệt như ngày “Trai giới” (Uposatha Day).
Lúc ban đầu, tôi đã nghĩ rằng những văn hóa này bị pha trộn với rất nhiều thứ không cần thiết cho việc thực hành Đạo Phật. Chẳng hạn, tôi thấy việc bày các quả trứng trước tượng “Phật Ngọc” thì chẳng liên quan gì đến việc thực hành Đạo Phật. Tuy nhiên, ngay cả những niềm tin mang tính dân gian như vậy cũng có thể dạy cho chúng ta điều gì đó về sự thực hành Đạo Phật.
Có nhiều mức độ hiểu biết về Giáo lý của Đức Phật. Những người dâng trứng trước tượng Phật bày tỏ tín tâm của họ đối với Ngài. Đó là một việc làm thiện, nó sẽ mang đến kết quả tương ứng. Tuy nhiên, những người dâng trứng có thể không nhận thấy rằng chính lòng tôn kính của họ đối với Đức Phật sẽ mang đến cho họ kết quả tốt lành chứ không phải là quả trứng được dâng lên Ngài. Họ có thể khôngnhận thấy rõ nguyên nhân nào đưa đến kết quả nào. Họ sẽ nhận được kết quả tốt đẹp hơn từ việc bày tỏ lòng tôn kính Đức Phật nếu việc làm đó được thực hiện theo một cách có ý nghĩa hơn. Chẳng hạn, họ có thể tỏ lòng tôn kính Đức Phật bằng việc tránh làm các nghiệp bất thiện, bằng việc giúp đỡ người khác, bằng việc học hỏi thêm Giáo lý của Ngài và bằng việc giúp người khác cũng hiểu về Giáo lý ấy.
Câu hỏi: Bà có thể nói thêm về các mức độ hiểu Giáo lý khác nhau được không?
Nina: Khi tỏ lòng tôn kính tượng Phật, những người có hiểu biết sâu hơn sẽ biết rằng Đức Phật đã tịch diệt hoàn toàn. Khi chúng ta đã nghiên cứu Giáo lý một cách sâu sắc hơn và khi chúng ta cố gắng kiểm chứng Giáo lý ấy trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ hiểu rằng, dù cho Đức Phật đã tịch diệt, vẫn vô cùng ý nghĩa khi bày tỏ lòng tôn kính tới Ngài. Chính tâm thiện của người tỏ lòng tôn kính Đức Phậthay người dâng cái gì đó tới Ngài sẽ mang đến kết quả tương ứng. Mỗi nghiệp thiện sẽ mang đến một quả thiện cho người thực hiện nghiệp thiện đó. Chúng ta sẽ gặp hái những gì chúng ta đã gieo.
Người tỏ lòng tôn kính Đức Phật với chánh kiến sẽ không có ý niệm sai lầm về một vị Phật ở trên trời có thể nhìn hay nghe thấy người ấy. Tượng Phật nhắc nhở người ấy về các phẩm chất cao quý của Đức Phật. Người ấy sẽ nghĩ đến trí tuệ của Đức Phật – người đã tự mình tìm ra con đường giải thoát khổ đau và là người đã có thể giúp những người khác cũng tìm ra con đường ấy. Người ấy sẽ nghĩ đến sự thanh cao của Đức Phật, sự trong sạch trong mọi nghiệp thân, khẩu, ý của Ngài. Người ấy cũng sẽ nghĩ đến lòng từ bi của Đức Phật, người đã dạy từ bi cho tất cả mọi người.
Câu hỏi: Ý nghĩa của việc cúng dường vật thực cho chư tăng là gì?
Nina: Đối với việc cúng dường vật thực cho chư tăng, một số người hoài nghi liệu điều đó có chút ích lợigì. Có xu hướng nghĩ rằng các vị sư muốn có một cuộc sống dễ dàng và rằng họ không phải làm việc chút nào cả, nhưng họ quên rằng ý nghĩa thực sự của việc trở thành một vị sư là tìm kiếm chân lý.
Cuộc sống của một vị sư là một cuộc sống khó khăn, vị ấy không có cuộc sống gia đình, vị ấy không thể lựa chọn thực phẩm cho mình và vị ấy không có chút hoạt động giải trí nào như đi xem phim hay xem bóng đá. Vị ấy từ bỏ nhà cửa xa hoa, các thú tiêu khiển, lựa chọn quần áo và thực phẩm, nhằm tìm kiếm chân lý và giúp những người khác cũng tìm thấy chân lý.
Khi mọi người bố thí vật thực cho các vị sư, việc làm đó của họ sẽ mang đến kết quả cho cả hai phía. Người bố thí vật thực sẽ có được lợi ích từ việc làm của mình, vì người ấy đã có thiện tâm tại thời điểm bố thí: khi có sự hào phóng thì không có tham lam hay sự dính mắc. Người nhận cũng sẽ có lợi từ việc làm của người bố thí bởi vì vị ấy được sách tấn trong việc nghiên cứu và thực hành Giáo lý của Đức Phật một cách tích cực hơn và trong việc giúp đỡ những người khác cũng biết được Giáo lý ấy. Vị ấy biết rằng, vật thực mà vị ấy nhận được cũng đặt trách nhiệm cao cả lên vị ấy là cống hiến cho phúc lợitinh thần của toàn thế giới. Các vị sư liên tục được nhắc nhở về trách nhiệm của mình, và hai lần một tháng họ phải tụng “Giới luật Tỳ kheo”- “Påìimokkha” để kiểm điểm những nghĩa vụ của mình. Hơn nữa, khi người nhận hay biết về thiện tâm của người bố thí, vị ấy sẽ hoan hỷ với nghiệp thiện đó của người bố thí và vì vậy, vị ấy cũng sẽ có tâm thiện.
Câu hỏi: Bà có thấy khó khăn khi nghĩ về khái niệm “trạng thái tinh thần” không? Nghĩ về trạng thái tinh thần của bản thân chúng ta dường như là một thái độ ích kỷ.
Nina: Nghĩ về trạng thái tinh thần của bản thân chúng ta là rất thực tế, bởi vì các trạng thái tinh thầnkhác nhau sẽ khiến chúng ta hành động theo cách này hay cách kia. Chỉ khi chúng ta nghiên cứu trạng thái tinh thần của mình và nhiều yếu tố khiến chúng thành ra thế này hay thế kia, chúng ta mới có thể hiểu động cơ sâu xa nhất trong các hành vi của chúng ta. Điều đó không phải là vị kỷ, bởi vì chúng taphải biết về bản thân mình trước, trước khi chúng ta có thể hiểu được những người khác.
Thông qua nghiên cứu Vi diệu pháp, chúng ta có thể bắt đầu hiểu biết hơn về các trạng thái tinh thầncủa mình. Vi diệu pháp là một phần trong Giáo lý của Đức Phật, nó phân tích các trạng thái tâm khác nhau và nó giải thích một cách chi tiết về tất cả những gì là thực. Nghiên cứu Vi diệu pháp sẽ giúp chúng ta hiểu nguyên nhân nào sẽ mang đến kết quả nào trong cuộc đời mình và cuộc đời của những người khác.
Câu hỏi: Có phải Bà thấy rằng Bà có thể kiểm chứng Vi diệu pháp trong đời sống hàng ngày?
Nina: Thật là một khám phá lớn đối với tôi khi nhận ra rằng Vi diệu pháp có thể được kiểm chứng trong cuộc sống hàng ngày, mặc dù khi mới bắt đầu, chúng ta chỉ có thể kinh nghiệm một phần các thực tạimà Vi diệu pháp giải thích.
Đầu tiên chúng ta có thể nghĩ rằng Vi diệu pháp quá vi tế và chúng ta có thể hoài nghi liệu có cần thiếtphải nghiên cứu nhiều mức độ vô minh và trí tuệ như vậy hay không, nhưng chúng ta sẽ học được rằng, mỗi một mức độ khác nhau này cũng sẽ mang đến một kết quả tương ứng của nó
Trong khi nghiên cứu Vi diệu pháp, chúng ta cũng sẽ có thêm hiểu biết về những người khác. Chúng tahọc được rằng mọi người khác nhau là do các tích lũy kinh nghiệm khác nhau trong quá khứ. Bởi những tích lũy khác nhau này mà mọi người hành xử khác nhau. Tại mỗi một khoảnh khắc chúng ta tích lũykinh nghiệm mới, nó sẽ tạo duyên cho cái chúng ta sẽ ra sao và cái chúng ta sẽ kinh nghiệm trong tương lai.
Khi chúng ta hiểu hơn về sự tích lũy khác nhau của nhiều người khác nhau, chúng ta sẽ bớt xu hướngchỉ trích người khác. Khi chúng ta thấy mọi người đảnh lễ Đức Phật với hiểu biết ít ỏi, chúng ta biết rằng tích lũy của họ là như vậy và rằng họ đang thực hiện một nghiệp thiện theo khả năng của họ.
Câu hỏi: Bà có nghĩ là một người với hiểu biết rất ít ỏi có thể đạt đến mức độ hiểu biết cao hơn không? Nói cách khác, khi tích lũy đã tạo duyên cho tính cách của chúng ta, liệu có thể làm gì thêm không? Phải chăng việc nâng mức độ hiểu biết của chúng ta là không thể?
Nina: Có thể làm mọi thứ cho nó: trí tuệ có thể được phát triển dần dần và vì vậy tích lũy của chúng tacó thể được thay đổi. Những người có mức độ hiểu biết cao hơn có thể và cũng nên giúp người khác phát triển hiểu biết cao hơn.
Tôi sẽ đưa ra một ví dụ. Trẻ em có thể trở thành sa di. Chúng trải nghiệm một phần cuộc sống của các vị sư để hiểu hơn về Giáo lý của Đức Phật và để tạo phước thiện cho cha mẹ chúng bằng sự tùy hỷ với những nghiệp thiện chúng đã làm. Nhiều người nghĩ rằng người tạo phước thiện có thể chia phước cho người khác, cả người chết hay còn sống, những việc thiện do mình đã làm. Đó không phải là hiểu biếtđúng. Không thể mang phước thiện của mình cho người khác, bởi vì tất cả mọi người chỉ nhận quả do nghiệp của mình tạo ra. Những vị sư cao hạ đã đạt được mức độ hiểu biết cao hơn có thể giúp các sa dicó hiểu biết hơn về những nghiệp thiện mà họ đang làm. Nếu họ hiểu đúng ý nghĩa của những phước thiện do mình đã làm, thì sự xả ly của họ còn có hiệu quả cao hơn. Các sa di tạo nghiệp thiện rất lớn trong việc từ bỏ mối quan hệ với những người thân để nghiên cứu Giáo lý và để rèn luyện trong giới luật. Điều này mang đến cho họ nền tảng tinh thần tốt đẹp trong suốt cuộc đời. Phước thiện mà họ đã làm không thể mang trao cho cho người khác. Tuy nhiên, người khác, cho dù họ còn sống hay đã chết, có thể có được trạng thái tinh thần tốt trước những việc làm tốt của người khác. Trạng thái tinh thần tốt của họ sẽ mang đến cho họ kết quả tốt. Vì vậy các bậc cha mẹ, kể cả cha mẹ đã quá cố, nếu họ ở cảnh giới có thể được hưởng quả thiện từ con cái mình, vẫn có thể có trạng thái tinh thần tốt và chính điều này sẽ mang đến quả thiện trong tương lai. Từ “chia phước” là một cách diễn đạt sai lầm, bởi vì nó không mang đến cho chúng ta cái hiểu đúng về luật nhân quả thực sự.
Câu hỏi: Bà đã sử dụng từ “trạng thái tinh thần”. Xin bà giải thích nó có nghĩa là gì? Tôi muốn hỏi Bà, nhìn chung, Bà có nhận thấy tiếng Anh có đủ để diễn tả ý nghĩa thực của các thực tại được mô tả trongVi diệu pháp hay không?
Nina: Tiếng Anh không đủ để diễn đạt ý nghĩa của các thực tại được mô tả trong Vi diệu pháp. Tam tạngsử dụng các thuật ngữ Pali, và vì vậy tốt hơn nên học tiếng Pali và hiểu ý nghĩa của chúng. Chẳng hạn, từ “trạng thái tinh thần”, được dịch từ từ “citta” trong tiếng Pali, rất dễ gây hiểu lẩm. Từ “trạng thái” để chỉ cái gì đó kéo dài trong một thời gian, dù là ngắn hay dài. Tuy nhiên, mỗi một trạng thái tinh thần hay tâm diệt ngay lập tức, ngay khi nó sinh khởi, rồi được nối tiếp bởi tâm tiếp theo. Điều này xảy ra nhanh hơn cả một tia chớp. Các citta khác nhau nối tiếp cái này với cái kia nhanh đến mức dường như chỉ có một citta. Đó là lý do vì sao mọi người cho citta là “ngã”.
Tương tự, từ “tâm” cũng tạo cho chúng ta ý niệm sai về thực tại. Chúng ta thường nghe câu “làm chủ tâm mình” hay “kiểm soát tâm mình”. Nhiều người nghĩ rằng tâm là một cái gì đó tĩnh có thể được nắm bắt hay kiểm soát. Có nhiều loại citta, nhưng không có citta nào có thể được coi là “ngã” hay thuộc về “ngã”.
Trong Tiểu kinh Saccaka (Trung bộ kinh – Tập I, số 35), chúng ta đọc rằng Đức Phật đã hỏi Saccaka liệu vị này có thể làm chủ thân hay tâm của mình, như một vị vua có thể làm chủ thần dân của mình vậy. Đức Phật đã hỏi: “Khi ông nói như vậy: “Thân là tự ngã của tôi”, liệu ông có quyền hành gì đối với thân ấy và có nói được rằng “thân của tôi phải như thế này, thân của tôi phải không như thế kia” hay không?” Đức Phật đã hỏi câu hỏi tương tự về tâm. Saccaka đầu tiên giữ im lặng, nhưng cuối cùng đã phải đồng ý rằng điều đó là không thế.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể thấy rằng Đức Phật đã nói ra sự thật. Nếu chúng ta làm chủ thân mình, chúng ta sẽ không già đi, sẽ không ốm đau và phải chết. Tuy nhiên, tuổi già, bệnh tật và cái chết là không thể tránh khỏi.
Chúng ta cũng không thể làm chủ tâm mình; các trạng thái tinh thần sinh khởi ngoài sự kiểm soát. Thích và không thích nằm ngoài sự kiểm soát, chúng sinh khởi khi có đủ nhân duyên. Khi chúng ta ăn những thứ phù hợp với khẩu vị của mình, chúng ta không thể ngăn việc thích món ăn đó. Nếu ai đó xúc phạmchúng ta, chúng ta không thể ngăn cảm giác giận dữ; có thể sau đó chúng ta suy nghĩ và cố gắng hiểu người khác, nhưng chúng ta không thể ngăn cảm giác giận giữ lúc ban đầu. Thích, không thích và ngay cả sự suy nghĩ về cái thích và không thích của mình cũng đều không phải là “ngã”, chúng là các trạng thái tinh thần khác nhau sinh khởi khi có đủ nhân duyên.
Tất cả chúng ta đều có xu hướng coi trạng thái tinh thần là “ngã”, là “ta”. Chẳng hạn, khi chúng ta hưởng thụ cái gì đó, chúng ta cho sự hưởng thụ ấy là “ta”. Tuy nhiên, có thể có sự giận dữ ở giây phút tiếp theovà chúng ta có thể tự hỏi vậy trạng thái hưởng thụ mà ta coi là “ta” đã đi đâu rồi.
Con người rất thích ý niệm về “ngã” và muốn nắm giữ chúng. Đức Phật biết điều này và vì vậy, sau khi Ngài đạt giác ngộ, trong giây lát, Ngài có ý định không dạy con đường mà Ngài đã tìm thấy cho những người khác. Tuy nhiên, Đức Phật cũng biết rằng mọi người có những mức độ hiểu biết khác nhau. Chúng ta đọc trong Tương ưng bộ kinh (Tập I, Chương VI, Thiên ưng Phạm thiên, Phẩm thứ nhất, Số 1, Thỉnh cầu) rằng Đức Phật đã quán chiếu thế giới với “Phật nhãn” và thấy rằng mọi người có các mức độhiểu biết khác nhau, một số người có thể hiểu được Giáo lý của Người:
Ví như trong hồ sen xanh, sen hồng hay sen trắng, có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm đẫm ướt. Cũng vậy, Thế Tôn trong khi với Phật nhãn nhìn quanh thế giới, thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời; có hạng lợi căn, độn căn; có hạng tánh thuận, tánh nghịch; có hạng dễ dạy, khó dạy; một số thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác, và sự nguy hiểm của các hành động lỗi lầm.
Vì vậy Đức Phật đã quyết định chỉ rõ con đường mà Ngài đã khám phá.
Câu hỏi: Mọi người có những tích lũy khác nhau. Chúng được tạo duyên bằng nhiều cách. Chúng ta đã sử dụng từ “nhân duyên” nhiều lần. Bà có thể giải thích ý nghĩa của từ đó được không?
Nina: Tôi sẽ đưa ra một ví dụ trong cuộc sống hàng ngày. Chồng của tôi trở về nhà từ văn phòng, cảm thấy mệt và hơi khó chịu. Tôi kể cho ông ấy nghe điều gì đó thú vị vừa xảy ra, ông ấy cười và cảm thấyvui vẻ trở lại. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng có những tâm khác nhau, và rằng mỗi citta đều có nhân duyên riêng của nó. Khối lượng công việc tại văn phòng là một nhân duyên cho sự mệt mỏi và căng thẳng của chồng tôi. Sau đó lại có một nhân duyên khác khiến ông ấy thấy vui vẻ trở lại.
Tâm là do duyên khởi và mỗi tâm đều tích lũy một kinh nghiệm mới và sẽ tạo duyên cho các tâm tiếp theo. Tất cả mọi người đều tích lũy những sở thích, khả năng, thích và không thích khác nhau. Chúng takhông thể lúc nào cũng biết những nhân duyên khiến chúng ta hành xử như thế này hay thế kia, nhưng đôi khi có thể biết được. Chẳng hạn, mọi người bị nghiện những thứ khác nhau, một số thứ rất có hại, những thứ khác thì ít hại hơn. Nền giáo dục và môi trường sống xunh quanh của chúng ta có thể lànhân duyên cho sự nghiện ngập này. Ở một số quốc gia hay khu vực, có văn hóa uống rất nhiều cà phê mỗi ngày và người ta thậm chí còn cho trẻ nhỏ uống cà phê. Vì vậy, chúng ta đã quen dùng cà phê từ khi còn trẻ. Đối với sự dính mắc vào đồ uống có cồn, cũng chắc chắn phải có nhân duyên cho điều đó. Lúc đầu chúng ta uống rất ít mỗi ngày và dần dần, dính mắc của chúng ta sẽ tăng lên.
Tất cả mọi người nên tự nhận ra mình đã tích lũy dính mắc đến nhường nào và điều này sẽ mang đếnhạnh phúc hay đau khổ.
Câu hỏi: Không có cái gì mà chúng ta có thể kiểm soát. Ngay cả mỗi tâm đều sinh khởi bởi nhân duyênvà rồi diệt đi ngay lập tức, tâm này được nối tiếp bởi tâm tiếp theo. Tình huống dường như là vô vọng. Bà có thể nói cho tôi biết liệu có thể làm cái gì đó để đi theo con đường đúng trong cuộc sống?
Nina: Tình uống không phải là vô vọng. Trí tuệ, cái hiểu về thực tại, có thể tạo duyên cho chúng ta có thêm các trạng thái tâm tốt đẹp và làm các nghiệp thiện.
Không có cái “ngã” hay người nào có thể ngăn chặn khuynh hướng xấu của chúng ta; không có cái ngã hay con người nào có thể buộc chúng ta phải làm những nghiệp thiện. Tất cả mọi người có thể kiểm chứng điều này trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn, nếu chúng ta tự nói với bản thân rằng: “Hôm nay tôi sẽ rất tốt với mọi người”, liệu chúng ta có thể ngay lập tức ngăn mình nói những lời không tốt đẹp được không? Hầu hết trong mọi lúc, lời nói khó nghe đã phát ra trước khi chúng ta nhận ra nó.
Nếu chúng ta có thể ngăn chặn cơn giận của mình trong một lúc, chúng ta có thể nghĩ rằng có một cái “ngã” nào có thể ngăn chặn cơn giận. Trên thực tế, tại khoảnh khắc đó có những citta không được tạo duyên bởi cơn sân, mà nó sinh khởi bởi các nhân duyên khác.
Sau đó sẽ lại có cơn sân bởi vì cơn sân không thực sự được diệt bỏ bằng cách đè nén nó. Chỉ có trí tuệ, thấy mọi thứ như chúng là, mới có thể dần dần diệt trừ mọi thứ là bất thiện trong chúng ta.
Chúng ta có thể phát triển trí tuệ từng bước một. Ngay cả trí tuệ cũng không phải là “ngã”; nó chỉ có thể được sinh khởi khi có đủ nhân duyên. Chúng ta có thể phát triển trí tuệ thông qua kinh nghiệm trực tiếp các hiện tượng tinh thần và hiện tượng vật chất trong và xunh quanh chúng ta. Khi chúng ta nhận rarằng không có hiện tượng nào trường tồn hay bất biến, chúng ta sẽ hiểu rằng chúng ta không thể coi bất kỳ hiện tượng nào là “ngã”, là “ta”.
Đức Phật đã giảng cho các đệ tử rằng chính là sự “thấu hiểu”, thấy mọi thứ như chúng là, sẽ tận diệt mọi bất thiện pháp. Khi chúng ta vẫn đang học phát triển trí tuệ và khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta có các tâm bất thiện, chúng ta sẽ khó chịu về nó, chúng ta có tâm sân với nó. Đức Phật là người có tuệ giác được phát triển, có chánh kiến về cuộc đời của mình. Ngài biết rằng không có cái “ngã” nào, và rằng tất cả mọi thứ đều sinh khởi bởi nhân duyên. Vì vậy Ngài không khó chịu, ngài chỉ đơn giản hay biết giây phút hiện tại.
Từ “thấu hiểu” được sử dụng nhiều lần trong kinh. Điều này sẽ giúp chúng ta thấy rằng chúng ta không phải thực hiện việc làm phí thường nào cả; chúng ta nên học hay biết về giây phút hiện tại để thấy mọi thứ như chúng là. Tất nhiên trí tuệ không thể được phát triển hoàn toàn trong một ngày. Chúng ta đã quen với ý niệm về “ngã” trong một thời gian dài. Theo ngôn ngữ quy ước, chúng ta phải sử dụng từ “tôi” và “ta” liên tục để giao tiếp và diễn đạt.
Câu hỏi: Như vậy trí tuệ là thiện pháp, và không hiểu mọi thứ như chúng là là bất thiện pháp và nó sẽ mang đến bất hạnh. Bà có cho rằng Bà có thể kiểm chứng điều này trong cuộc sống hàng ngày không?
Nina: Có chứ. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ. Chúng ta liên tục coi thân mình là “ta”, mặc dù chúng ta biết rằng nó không trường tồn. Vì vậy, khi chúng ta đau khổ vì bệnh tật hay đau ốm, hay khi chúng ta già đi, chúng ta chú trọng quá mức vào những sự thực này đến nỗi chúng ta cảm thấy bị chúng hành hạ. Nếu một trong các giác quan của chúng ta không hoạt động được nữa, chúng ta sẽ cảm thấy mình là người bất hạnh nhất trên thế giới. Dính mắc vào thân mình chỉ mang đến đau khổ, trong khi đó, nếu chúng tathấy mọi thứ như chúng là, chúng ta sẽ bớt đau khổ hơn.
Nếu chúng ta muốn thấy thân chỉ là thực tại như nó là, chúng ta sẽ phân biệt thân với các yếu tố tinh thần. Sự thực là trên thế giới này, thân và tâm tạo duyên cho nhau. Tuy nhiên, chúng ta nên biết các đặc tính khác nhau của mỗi loại, nhờ đó chúng có thể được kinh nghiệm như chúng là.
Các yếu tố cấu thành nên các vật vô tri cũng cấu thành thân. Cả vật vô tri và thân đều được cấu thành từ yếu tố địa đại hay sự cứng mềm, yếu tố thủy đại hay sự kết dính, yếu tố hỏa đại hay nhiệt độ và yếu tố phong đại hay sự chuyển động. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng: “Có phải không có một linh hồn tạo nên sức sống cho một thân thể và vì vậy cái thân ấy không khác với vật vô tri?” Không có linh hồn; chỉ có các hiện tượng tinh thần và vật chất sinh rồi diệt liên tục. Chúng ta không quen phân biệt thân với tâm và phân tích chúng như chúng thực là. Tuy nhiên, điều này là rất cần thiết nếu chúng ta muốn biết về thực tại.
Thân, tự bản thân nó thì không biết gì cả; ở gó độ này, nó cũng như vật vô tri. Nếu chúng ta có thể thấy rằng thân chỉ là tổng thể các hiện tượng vật chất sinh rồi diệt hoàn toàn, và không có cái “ta” nào, và rằng tâm là một chuỗi các hiện tượng tinh thần sinh rồi diệt và không phải là “ta”, bức màn vô minh sẽ được vén khỏi mắt của chúng ta.
Nếu chúng ta cố gắng phát triển hiểu biết này, chúng ta có thể thấy, cho bản thân mình, kết quả sẽ là gì.Chúng ta có thể tìm ra liệu hiểu biết này có giúp chúng ta giải thoát khỏi các dính mắc hay không. Dính mắc mang đến đau khổ.
Đức Phật đã dạy mọi người thấy mọi thứ như chúng là. Chúng ta không phải nhanh chóng hay phải trở thành người tu khổ hạnh. Bổn phận của chúng ta là chăm sóc và nuôi thân. Đức Phật dạy con đường“Trung đạo”: chúng ta không phải ép bản thân đi theo phương pháp thực hành khó khăn nào, nhưng mặt khác, chúng ta nên học thông qua chánh kiến để dần xả ly khỏi những thứ trong và xung quanhchúng ta. Chỉ có trí tuệ, thấy mọi thứ như chúng là, mới là con đường “Trung đạo”.
Câu hỏi: Như vậy, thấy mọi thứ như chúng là chính là thực hành vipassanå, tuệ minh sát. Tất cả mọi người đều nghĩ rằng một phương pháp hành thiền phức tạp chỉ học được ở trong Trường thiền. Đó là lý do tại sao hầu hết mọi người thậm chí cũng không dám thử. Nhưng qua sự trao đổi này của chúng tacho thấy, vipassanå là thấy mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như chúng là. Có phải Bà cho rằng chúng ta phải có nhiều kiến thức lý thuyết trước khi chúng ta thực hành vipassanå?
Nina: Từ “thiền” làm nhiều người sợ; họ nghĩ rằng nó hẳn phải rất phức tạp. Nhưng trên thực tế, chúng ta không phải làm bất cứ điều gì đặc biệt. Nếu chúng ta muốn phát triển vipassanå, chúng ta cần một số kiến thức lý thuyết. Chúng ta không phải biết về mọi yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần một cách chi tiết, nhưng chúng ta nên biết rằng thân được tạo bởi các yếu tố vật chất và rằng nó khác với các yếu tố tinh thần. Có nhiều loại yếu tố vật chất và những loại yếu tố này liên tục thay đổi. Chúng ta nên biết rằng có nhiều loại yếu tố tinh thần: một tâm sinh rồi diệt, sau đó tâm tiếp theo cũng sinh rồi diệt. Citta sinh và diệt nối tiếp nhau, một lần tại một thời điểm. Cái thấy là một citta, cái nghe là một citta khác, suy nghĩ cũng lại là một citta khác, tất cả chúng đều là các citta khác nhau.
Phát triển vipassanå không có nghĩa là chúng ta phải hay biết mọi yếu tố khác nhau tại một thời điểm; điều đó là không thể. Chúng ta cũng không phải làm cái gì đó đặc biệt; chúng ta có thể làm mọi việctrong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta sẽ dần hiểu rằng chỉ có các hiện tượng vật chất và hiện tượngtinh thần, và chúng ta bắt đầu hay biết các hiện tượng này một cách khá tự nhiên, mà không cần phảiép buộc bản thân mình, bởi vì chúng luôn có ở đó, trong mọi thời điểm.
Khi chúng ta hiểu rằng những hiện tượng này chỉ có thể được hay biết như chúng là thông qua chánh niệm trực tiếp về chúng, chánh niệm sẽ tự nó sinh khởi từng chút một. Chúng ta sẽ kinh nghiệm rằng chánh niệm sẽ sinh khởi khi có đủ nhân duyên. Không vấn đề gì nếu không có nhiều chánh niệm khi mới bắt đầu. Điều quan trọng cần hiểu rằng chánh niệm không phải là “ngã”, là “ta”, mà là hiện tượngtinh thần sinh khởi khi có đủ nhân duyên. Chúng ta không thể ép chánh niệm sinh khởi.
Khi hiểu hơn về các hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần, và khi hay biết về chúng trong cuộc sống hàng ngày, trí tuệ sẽ phát triển. Như vậy sẽ có thêm thiện pháp và giảm bớt bất thiện pháp.
Câu hỏi: Bà có thấy rằng chánh niệm theo cách này sẽ mang đến cho bà hạnh phúc?
Nina: Khi có hiểu biết về mọi thứ thực sự là gì, sẽ có thêm thiện pháp trong cuộc sống của chúng ta. Sẽ bớt dính mắc vào ý niệm về “ngã” khi chúng ta làm việc thiện, và vì vậy việc thiện sẽ càng trong sạchhơn. Chúng ta tránh làm điều xấu không phải vì chúng ta phải tuân theo những luật lệ nhất định, mà vì chúng ta có hiểu biết hơn rằng điều đó sẽ mang đến hậu quả gì.
Hiểu biết đúng về mọi thứ sẽ dần dần diệt trừ bất thiện pháp. Khi bất thiện pháp giảm bớt, cuộc sống sẽ bình an hơn.
Tất cả mọi người đều nên tự mình kiểm chứng điều này!
Nina Van Gorkom
(Thiền Viện Phước Sơn)