Sander Tideman bắt đầu cuộc sống của mình với nghề luật sư và một nhân viên ngân hàng. Qua thời gian, ông tự đặt ra rất nhiều câu hỏi cho chính mình về động lực bên dưới và mục đích của lãnh đạo kinh doanh và bắt đầu tìm kiếm một mô hình mới để tiếp cận được bền vững hơn.

Việc tìm kiếm của Sander để tìm ra một phương cách mới được truyền cảm hứng trong một dịp tình cờ được gặp đức Dalai Latma lúc còn trẻ. Trải qua nhiều năm, tình bạn của ông với Đức Dalai Latma phát triển và thúc đẩy Sander tổ chức hàng loạt cuộc đối thoại giữa Đức Dalai Latma và lãnh đạo các doanh nghiệp, giáo dục, chính quyền, kinh tế, khoa học và sức khỏe. Những cuộc đối thoại này đã khám phá ra nhiều con đường mà lãnh đạo các doanh nghiệp có thể phục vụ như là một động lực rộng lớn hơn vì lợi ích và mang lại sự thay đổi tích cực cho thế giới.

Bill George (Giáo sư của trường kinh doanh đại học Harvard): Tôi muốn chuyển cuộc đối thoại đến chủ đề mà tôi đam mê trong cả một thời gian dài. Như các bạn đều biết, trong những năm gần đây, rất nhiều tập đoàn đã thất bại. Trong tiến trình đó, giá trị của kinh tế và nhiều nghề nghiệp cùng cuộc sống đã bị phá hủy mà truyền thông thường chỉ ra rằng đó là sự lãnh đạo thất bại của những người đứng đầu.

Tuy nhiên, khi tự nghiên cứu kỹ hơn, tôi đã kết luận rằng những người ấy không phải đưa ra những việc làm xấu ác. Hầu hết họ bị mất phương hướng khi chuyển đổi đến việc tìm kiếm hàng đầu để thỏa mãn bên ngoài như tiền bạc, quyền lực, địa vị, danh tiếng và uy tín. Điều mà rất nhiều nhà lãnh đạo của các tập đoàn bị thất bại là không phát triển toàn diện để đưa đến sự thành công với điều mà bạn có thể gọi là cuộc sống nội tâm – họ thất bại trong việc nuôi dưỡng trái tim mình.

Kết quả là, một trong những điều mà họ cố gắng làm với những nhà lãnh đạo trẻ tài năng hiện nay là bắt đầu họ theo con đường mà họ hiểu rằng sự phát triển dài lâu như là các nhà lãnh đạo phải song song với sự phát triển của đời sống nội tâm và nuôi dưỡng con tim mình. Nếu Ngài đồng ý với điều này, Ngài sẽ nói cho những nhà lãnh đạo trẻ hiện nay cần phải chuẩn bị gì cho công việc lãnh đạo đầy trách nhiệm trong tương lai?

Đức Dalai Latma: Quan điểm của tôi không chỉ đơn giản là vấn đề đạo đức. Tôi nghĩ rằng dù đó là về kinh tế, chính trị, hay giáo dục, bạn cần phải thực thi mọi hành động của con người với cảm giác nhân đạo bởi vì mội thứ thật sự đều có mối liên hệ lẫn nhau. Tất cả những sách mà các nhà lãnh đạo trẻ đọc về chính trị, kinh tế, tôn giáo, giáo dục vâng vâng – ngay cả khi họ đề cập đến các chủ đề chuyên biệt – đều có ý nghĩa cho con người nói chung.

Hãy nhìn một cách toàn diện, ngay cả trong lĩnh vực kinh doanh và kinh tế riêng biệt của bạn là tốt nhất. Kinh tế có nghĩa là đương đầu với nhân loại và tình huống của con người thay đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, năm này sang năm khác. Một khi họ hiểu rằng sự thật này luôn luôn thay đổi và rằng mọi thứ đều có mối liên hệ lẫn nhau, các nhà lãnh đạo bắt đầu nhận ra rằng họ phải luôn nhận hậu quả của mọi hành động thường hằng trong tâm mình.

Dù là trong kinh tế, chính trị hay giáo dục, chúng ta cần phải thực thi mọi hành động nhân đạo với cảm giác nhân văn vì mọi thứ sự thật đều có mỗi quan hệ mật thiết lẫn nhau.

Mặc dù một nhà lãnh đạo có thể đạt được lợi ích tức thời trong một trường hợp nào đó, vẫn luôn có những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng chưa được xem xét. Quan điểm rộng mở và với cái nhình toàn diện khi có thể thấy sự thật trong sự toàn diện và hiểu về ảnh hưởng dài lâu rất cần thiết cho các nhà lãnh đạo hiện nay.

Lấy ví dụ, tôi là một người của tôn giáo và một người tu tập tôn giáo. Tôi là một Phật tử nhưng cũng luôn trả lời cho những người không phải Phật tử hay không có tôn giáo khi họ hỏi tôi về các lời giảng dạy và giải thích. Khi tôi giải thích một điều gì đó, tôi cố gắng giữ tâm mình rằng khán giả của tôi là Phật tử hay không, có tôn giáo hay không tôn giáo và sau đó tôi điều chỉnh lời giảng dạy của mình thích hợp. Nếu tôi chỉ nhìn đến sự quan tâm về Phật giáo thôi, tôi thật sự có thể tạo nên sự xung đột với mục đích của chính mình trong việc thúc đẩy hòa đồng tôn giáo.

Vì thế, mặc dù tôi dấn thân vào việc giải thích Phật giáo cho một số người nhất định, tại cùng thời điểm đó tôi phải luôn giữ tâm mình với những người khác hay những người không phải là Phật tử. Nếu bạn chỉ nghĩ về tôn giáo của mình và không làm gì cả, thì mặc dù động lực của bạn có lẽ là chân thành sẽ vẫn có những hậu quả không mong muốn.

Tôi biết rằng một số người của tôn giáo khác như Thiên Chúa Giáo nói về tôn giáo của họ một cách chân thành và đầy nhiệt tâm nhưng nếu họ chỉ nói về quan điểm tôn giáo của riêng họ một cách chuyên biệt thì vẫn sẽ có những hậu quả tiêu cực. Vì thế, đó là quan điểm của tôi với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Sự thật vô cùng phức tạp, vô cùng liên hệ lẫn nhau; tất cả chúng ta cần một cái nhìn rộng hơn.

Peter Miscovich ( Giám dốc JLL) Tôi làm việc tư vấn cho một tổ chức khá lớn và chúng tôi giúp các tổ chức chuyển đổi họ để chúng trở thành những nơi làm việc tốt hơn, thực thi công việc tốt hơn và tạo ra các giá trị tốt hơn. Câu hỏi của tôi là: Làm thế nào chúng ta mở rộng và có những khái niệm mới về suy nghĩ toàn diện, quan điểm dài lâu và động lực từ bi được gắn kết vào trong các tổ chức toàn cầu? Ngài có lời khuyên gì cho việc chuyển đổi của các tổ chức giúp mọi người nắm bắt các khái niệm mới này?

Đức Dalai Latma: Có vị bồi thẩm đoàn nào muốn trả lời không?

Barbara Krumsiek (Thành viên hội đồng quản trị, Pepco Holdings) Tôi chỉ muốn nói ngắn gọn rằng tôi nghĩ có hai thành tố cho sự chuyển đổi. Đó là sự chuyển đổi về lãnh đạo và sau đó là với từng người trong tổ chức. Tôi không nghĩ sự chuyển đổi là có thể xảy ra nếu không có hai thành tố này không liên kết lẫn nhau. Các nhà lãnh đạo phải có khả năng thiết lập ra tiếng nói và có thể truyền cảm hứng cho từng cá nhân – trong vài cảm giác, mọi người phải cùng tham gia vào sự chuyển đổi. Tôi nghĩ rằng sự thật khó khăn là có thể như Đức Dalai Latma nói và nếu có ai đó không chịu cùng hòa vào sự chuyển đổi thì họ không thuộc về tổ chức.

Mặc dù một nhà lãnh đạo có thể ngay gập tức đạt được lợi nhuận tức thì trong một trường hợp nào đó, vẫn có những phản ứng tiêu cực nghiêm trọng chưa được xem xét.

Bill George : Tôi đồng ý với Barbara. Tôi nghĩ rằng sự chuyển đổi của tổ chức phải được xuyên suốt cả tổ chức. Bạn không thể lấy một cơ xưởng trong một công ty hay sự phân chia trong một tập đoạn và thay đổi nó. Chìa khóa là với mục tiêu chung, mọi người cùng đến với nhau với cùng mục đích chung. Và nó không chỉ là tạo ra những lời nói. Nó phải có những ý nghĩa thật sự có thể cảm nhận sâu bên trong và các giá trị chung thông thường để mọi người có thể phát triển niềm tin.

Và sau đó nó phải được thử nghiệm trong thử thách. Nó phải đi qua lửa để thanh lọc. Nói một cách khác, nó cần phải được duy trì ngay cả trong thời điểm khó khăn và khi mọi thứ không tốt xảy ra. Và nếu tổ chức vẫn giữ đúng với mục đích và các giá trị của nó trong thời điểm khó khăn, ví dụ, khi cổ phiếu đi xuống hay doanh nghiệp mất việc làm, nền kinh tế suy thoái, và một số người then chốt bỏ việc, đó sẽ là một sự kiểm tra.

Và, nếu việc lãnh đạo đi theo hướng khác nhau và nói rằng “À, giờ thì chúng ta không thể giữ đúng với mục tiêu và giá trị của mình, chúng ta phải làm điều nfy bởi vì mọi thứ quá khó khăn thì sự chuyển đổi sẽ mất vĩnh viễn. Bạn tốt hơn là không nên bắt đầu quá trình chuyển đổi ở nơi đầu tiên.

Vì thế, việc lãnh đạo cần phải được cam kết hoàn toàn, biết rằng họ sẽ có những thời gian rất khó khăn bởi vì nếu không thì đó chỉ là cảm giác hoài nghi suốt cả tổ chức. Vì thế rất nhiều nhà lãnh đạo cố gắng bắt đầu những nổ lực này bởi vì họ nghĩ rằng đó là điều tốt để làm nhưng họ vẫn chưa thật sự nghĩ ra suốt cả toàn quá trình và chưa chuẩn bị để giữ cam kết trong những giai đoạn khó khăn.

Cuối cùng, tôi nghĩ rằng chúng ta phải nhận ra rằng việc lãnh đạo trong sự chuyển đổi của tổ chức cần phải tồn tại ở mọi mức độ. Mọ người ở nơi sản xuất, người phục vụ khách hàng, người ở bộ phận tài chính, mọi người phải dẫn đầu và người lãnh đạo phải ở bên ngoài với mọi người. Nếu nhà lãnh đạo chỉ ở phố Wall cho các hội nghị phân tích bảo mật thì tất cả sẽ rời ra hết.

Nếu bạn chỉ quan tâm đến việc chuyển đổi trong 6 tháng thì hãy quên nó đi.

Và sau đó, doanh nghiệp cần phải nói rõ ràng về chỗ đứng với thế giới bên ngoài để có một chỗ đệm – sự hiểu biết về một phần của con người như Barbara Krumsiek nói “Đây là quan điểm củachúng tôi . Và nếu chúng tôi phải trải quan thời kỳ khó khăn, chúng tôi mong mỏi bạn sẽ cùng cận kề bên chúng tôi bởi vì chúng tôi giữ đúng với các giá trị và mục đích của chính mình” Vậy đó là cách duy nhất bạn có sự chuyển đổi dài lâu.

Nó mất khoảng 5 năm. Nếu bạn chỉ quan tâm đến sự chuyển đổi trong sáu tháng thì hãy quên đi. Bạn chỉ cố gắng gây ấn tượng với thị trường chứng khoáng và nó sẽ không hữu hiệu. Nó mất khoảng 5 năm bởi vì bạn phải trải qua thời kỳ khó khăn trước khi mọi người tin tưởng ở bạn. Vì thế, nếu bạn nghiêm túc với nó, ví dụ IBM đã vô cùng nghiêm túc về điều này, sẽ mất ít nhất 5 năm và trong trường hợp của họ là 10 năm.

Và đó là lý do vì sao rất nhiều tổ chức cố gắng và thất bại nhiều lần bởi vì họ không thật sự nghiêm túc với nó. Nó cần phải được cam kết thay đổi và với mọi người. Nó không chỉ là sự thay đổi bên ngoài, những phát biểu về mục tiêu dán trên tường. Nó phải là một cái gì đó đi vào bên trong con người để có sự tin tưởng từ đó.

Và đó là sự thay đổi của nhận thức. Và nếu không có sự thay đổi thì nó sẽ không hoạt động. Mọi người cần phải tin rằng nhà lãnh đạo của họ thật sự rất quan tâm về việc cùng đến với nhau vì một mục tiêu chung, tập hợp các niềm tin và giá trị chung.

Ngọc Hằng dịch

Theo Greenbiz.com



Có phản hồi đến “Đối Thoại Với Đức Dalai Latma Về Trách Nhiệm Và Nhân Phẩm Trong Kinh Doanh”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com