Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật đản sanh là một di sản văn hóa thế giới của UNESCO ở Nepal. Tuy nhiên, với sự tác động quá lớn của ngành công nghiệp du lịch đến thánh tích hành hương này đang biến Lâm Tỳ Ni mất đi sự thiêng liêng và không khác gì một thiên đường du lịch như Disneyland.
Xem thêm:
Đừng Biến Thánh Tích Lâm Tỳ Ni Thành Khu Trung Tâm Thương Mại Disneyland
Khi tôi đến đây, tôi bị ấn tượng bởi những tu viện trang trí công phu với việc mở rộng phạm vị xây dựng giữa các tu viện làm cho việc đi xe kéo hay xe đạp là có thể được. Khu vực 4.8 km và 1.6 km này bị chi cắt bởi các tu viện Phật giáo ở nguyên thủy ở phía đông và Phật giáo đại thừa và Kim Cang Thừa ở phía tây, mỗi tu viện được trả tiền và bảo trì bởi một quốc gia khác nhau. Các tour du lịch trên nhữn chiếc tàu động cơ ồn ào được điều hành trên kênh đào được đào xây bằng gạch kéo dài bởi những cây cầu hình vòm tạo ra hai di tích chính là Ngọn lửa hòa bình vĩnh cữu và tu viện hòa bình.
Sự tăng mạnh số lượng khách du lịch và phát triển vội vã đã gây nên nững vấn đề khó khăn cho cuộc sống các loài đồng thực vật hoang dã ở địa phương, đặc biệt là hồng hạc, loài chim cao nhất thế giới và là một phần của hệ sinh thái Lâm Tỳ Ni.
Như lời của ông Dharmendra Pal, người điều hành chương trình Khu bảo tồn Hồng hạc thì Hồng Hạc đan xen với câu chuyện về Đức Phật. Thái tử Sĩ Đạt Đa và người em họ Đề Bà Đạt Đa đang khám phá khu vườn phía sau cung điện thì một con chim hạt rất lớn bay thấp gây sự chú ý của họ. Đề Bà Đạt Đa dùng cung tên bắn chim. Con chim bị thương sau đó đã nương tựa vào vị thái tử trẻ, người làm dịu con chim bằng cách lấy mũi tên ra và chăm sóc vết thương.
Người em họ chống lại vì cho rằng con chim là của anh ấy.Đề Bà Đạt Đa tranh luận rằng vì anh ta bắn chim và có quyền săn bắn nên chim thuộc về anh ta. Sĩ Đạt Đa cho biết bởi vì con chim chưa chết và đang tìm sự bảo vệ nên Ngài có quyền chăm sóc nó.
Họ cùng đến trước cha của Sĩ Đạt Đa, Đức vua và kiện tụng. Sau ba giờ tranh luận, quan tòa đã kết luận “Quyền được sống thuốc về ai muốn bảo vệ, không thuộc về ai muốn hủy hoại. Đó là sự định nghĩa về cuộc sống. Chỉ khi bạn bảo vệ nó bạn có cuộc sống. Ngược lại, khi bạn hủy hoại nó, bạn không có cuộc sống.”
Sự chiến đấu của Thái Tử Sĩ Đạt Đa để cứu Hồng hạc vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay. Các con chim đang bị nguy hiểm vì sự phá hủy môi trường sống ở Lâm Tỳ Ni thuốc trừ sâu xâm nhập vào chuỗi thức ăn của chúng, vỏ trứng mỏng hơn dẫn đến tỷ lệ sinh thấp và bị điện giật khi bay vào những vùng có dây điện thấp.
Dharmendra và tôi đứng trên một tòa tháp canh giữ giữa khu bảo tồn yên tĩnh, mặt trời buổi sáng sớm tỏa rạng trên chỏm đầu đỏ của hai con hồng hạc và các con chim con khi chúng đan xen vào giữa đám cỏ cao. Giải thích về tầm quan trọng của hồng hạc đối với hệ sinh thái địa phương, đặc biệt là với nông dân, Dharmendra cho biết “Các con hồng hạc rất gần gũi với nông dân và đã có sự chứng minh rằng chúng ăn côn trùng hủy hoại mùa màng. Đó là dấu hiệu tốt cho nông dân có một cặp gần đó và họ sẽ lót các vật liệu để các con hồng hạc làm tổ.”
Dharmendra cho tôi biết rằng hồng hạc sống theo cặp và chỉ sinh một con mỗi năm. Thường, trứng của chúng bị chó rừng ăn hay bị trẻ con địa phương ăn trộm để làm món trứng ốp la.
Kenzo Tange, một kiến trúc sư nổi tiếng của Nhật đã tạo ra kế hochj vĩ đại cho Lâm Tỳ Ni vào năm 1978. Ông đưa ra tầm nhìn để 60% diện tích đất trống cho việc bảo tồn tự nhiên phản ảnh từ lời dạy của Đức Phật về việc hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Quỹ Hồng Hạc quốc tế đã có hợp đồng thuê 254 hecta khu bảo tồn ở phía bắc trong kế hoạch tổng thể Lâm Tỳ Ni.
Tìm ra một sự cân bằng giữa việc tạo chỗ lưu trú cho du lịch và bảo tồn thiên nhiên là một thách thức. Trong khu bảo tồn hồng hạc, các ao đã được xây dựng và khu bảo tồn đất ngập nước nhằm tạo ra những điều kiện lý tưởng để các con hạt giao phối ấp trứng và chăm sóc chim con.
Thầy Metteyya Sakyaputta, một nhà sư và cũng là một học giả, lớn lên ở một ngôi làng nhỏ gần nơi Đức Phật đản sanh. Thầy đang điều hành việc quản lý môi trường và giáo dục ở khu vực này kể từ khi thầy còn là một sinh viên trẻ làm tình nguyện ở khu bảo tồn Hồng Hạc Lâm Tỳ Ni và hiện nay đã được bổ nhiệm là phó chủ tịch của Quỹ Phát Triển Lâm Tỳ Ni LDT.
“Khi tôi bắt đầu học về sinh thái học, đó là một sự thay đổi 180 độ đối với tôi. Sư hiểu biết của tôi khi là một đứa trẻ là dòng sông rất hùng vĩ và cây cối rất hùng vĩ nên dù chúng ta có làm gì cũng không ảnh hưởng đến chúng. Tôi nghĩ chúng ta cần nhận ra rằng mỗi hành động nhỏ đều ảnh hưởng đến chúng. Chúng không còn hùng vĩ nữa. Bạn cần phải bảo vệ. Bạn cần phần tạo nên hệ sinh thái. Bạn là một phần của nó. Nó là một sự kết nối giản đơn và dễ bị tổn thương”
Thầy Metteyya hướng vào việc tạo ra kế hoạch quản lý môi trường cho Lâm Tỳ Ni trong suốt nhiệm kỳ của thầy. Một phần của điều này là tạo nên một giai đoạn mới cho khu bảo vệ hồng hạc vào cuối tháng 11 như là trung tâm tự nhiên cho du khách.
Không may mắn thay, khu vực này cũng là khu vực mở cuối cùng cho kế hoạch phát triển và các kế hoạch liên tục được phát thảo ra. Những người vận động bỏ ra nhiều tiền để xây khách sạn, trung tâm thiền định vĩ đại và ngay cả khu phức hợp mua sắm năm sao. Hiểu về tầm quan trọng của việc bảo tồn khu vực này là cần thiết cho khu bảo tồn Hồng hạc và sự tồn tại của Hồng hạc.
Một nghệ sĩ, môt nhà môi trường học, và là một người tu tập Phật giáo, Lilian Ball gần đây đã đưa ra một tài liệu kể về câu chuyện khu bảo tồn hồng hạc để lan truyền thông tin về sự hủy hoại môi trường sống. Khu bảo tồn do quỹ phim ảnh Phật giáo bảo trợ đã được trình chiếu ở nhiều thành phố để nâng cao nhận thức.
Lời dạy của Đức Phật là từ bi. Phật giáo ứng dụng đưa từ bi thành hành động. Thầy Metteyya thực tập điều này bằng cách chỉ ra làm thế nào Phật giáo và bảo tồn cùng làm việc với nhau để bảo vệ hồng hạc và trải đất.
“Là những phật tử, chúng ta bỏ quá nhiều tiền để xây dựng nên các tòa nhà bê tông. Chúng ta không làm việc bảo vệ tự nhiên.” Thầy Metteyya, người tin rằng câu chuyện chim hạt có thể truyền cảm hứng cho du khách học điều gì đó về Đức Phật, tại nơi Ngài đản sanh. “Hãy bỏ ra một giờ, đi dạo trong thiên nhiên, thiền, nhìn các con chim, và giáo dục họ về sự biến đổi khí hậu. Hãy mang họ đến một nơi và hỏi, bạn sẽ làm gì để đóng góp vào việc chăm sóc bảo vệ này?”
(Tác giả bài báo Shaelyn McHugh hiện đang học tập ở Kathmandu trong khi đang học về truyền thông tại trường đại học Santa Barbara ở California. Cô có niềm đam mê đến thế giới tự nhiên và cộng đồng toàn cầu và thích thảo luận về trí tuệ cũng như thực phẩm nhân tạo)
Ngọc Hằng dịch
Theo buddhistdoor.net