Đức Phật sinh ra dưới một gốc cây, đắc đạo dưới gốc cây và nhập niết bàn cũng dưới một gốc cây. Vì thế nên khi kiến trúc sư người Nhật Kenzo Tange đưa ra bản quy hoạch phát triển thánh tích Lâm Tỳ Ni vào năm 1978, ông đã để 60% cho cả không gian dự án là nguyên sinh còn nguyên vẹn như khi thời Đức Phật được sinh ra ở đây. Tuy nhiên, sự hoang sơ nơi đây đang được biến thành một thiên đường Disney của Phật giáo với quá nhiều công trình bê tông mọc lên khắp nơi khi các quốc gia trong khu vực đang xây dựng nên những tượng đài kỳ vĩ. Có khoảng 32 tu viện và chùa trong khu vực ở trung tâm của Lâm Tỳ Ni và 58 khách sạn bên ngoài. Rất nhiều quốc gia Phật giáo và các tự viện đang đưa sức ép lên chính phủ Nepal xin phép được xây dựng thêm nhiều công trình kiến trúc bê tông trong khu vực trung tâm.

Năm ngoái, có khoảng 1.5 triệu khách hành hương và du khách đến thăm viếng Lâm Tỳ Ni trên toàn thế giới và tăng hơn 20% vào năm trước. Năm nay, số lượng dự kiến sẽ vượt mức. Và sau khi sân bay Bhairawa mới được hoàn thành vào cuối năm 2019, số lượng dự kiến sẽ tăng lên và đạt được 3.5 triệu vào năm 2025 và 10 triệu vào năm 2050.

Làm thế nào để tâm linh và môi trường của thánh tích Lâm Tỳ Ni có thể tồn tại trong thế bị tấn công này?

Chính phủ và các doanh nghiệp địa phương đang thấy sự tăng lên nhanh chóng khách hành hương và du khách như một vận may nhưng với những ai đang cố gắng bảo tồn sự hài hòa, tự nhiên và giáo lý cần thiết của Phật Giáo tại Lâm Tỳ Ni, nó là một nhiệm vụ rất khó khăn.

Một trường hợp là cố gắng bảo vệ rừng Lâm Tỳ Ni, đất ngập mặn và các giống động vật quý hiếm như hồng hạt sống ở đây. Loài hạt bay cao nhất thế giới có ý nghĩa sâu sắc trong Phật giáo vì niềm tin Đức Phật đã cứu một con hạt bị thương bởi mũi tên của người anh em họ. Hồng hạt đã sống ở mảnh đất Lâm Tỳ Ni từ khi Đức Phật còn trẻ. Mặc dù số lượng hạt đã giảm nhưng chúng vẫn sống ở khu vực này cùng với các loài động vật hoang dã khác.

Ủy ban điều hành trước đây của Lâm Tỳ Ni đã được bật đèn xanh để xây dựng các khách sạn sang trọng và trung tâm thiền hành năm sao trên khu rừng ngập nước hồng hạc rộng 256 hecta, gây nguy hại cho loài chim đã sống ở đây gần 3 thiên niên kỷ.

Khi nhà sư Mettyya 32 tuổi đã đưa ra cam kết bảo vệ hồng hạc, thầy đã đưa ra đề án phá bỏ các khách sạn có thể gây hủy hoại môi trường sống ngập nước của loài sếu này. Tuy nhiên thầy cho biết nguy hiểm đối với vùng đất ngập nước của Lâm Tỳ Ni và đời sống của hồng hạc cũng như các loài khác là vẫn còn ở đó.

Thầy Metteyya đã bị trục xuất khỏi ủy ban điều hành của Lâm Tỳ Ni khi ông KP Oli trở thành thủ tướng vì lý do đơn giản thầy do chính phủ tiền nhiệm bổ nhiệm nhưng thầy đang tìm được tranh đấu trở lại ủy ban bằng cách đệ trình đơn kiện lên tòa án tối cao. Thầy cho biết thầy sẽ không cho phép bất cứ nhóm doanh nghiệp nào phá hủy khu rừng ngập nước khi thầy còn điều hành.

“Hồng hạc sẽ tiếp tục bị nguy hiểm trừ khi chính phủ nhận ra rằng Lâm Tỳ Ni không phải chỉ dành cho con người mà cho tất cả các loài động vật.”

Thầy Metteyya đã giới thiệu kế hoạch bảo tồn Tâm Tỳ Ni để bảo tồn cây xanh và nơi tôn nghiêm Phật đản sanh. Trong giai đoạn đầu tiên, khu rừng của Hồng hạt thành một trung tâm tự nhiên kết hợ với tổ chức chim hạt quốc tế.

Trong giai đoạn hai, khu vực này được Kenzo Tange đưa ra tầm nhìn là một khu rừng xanh tốt sẽ được phục hồi như là rừng cấm Lâm Tỳ Ni và giai đoạn ba sẽ bắt đầu làm sạch ngành công nghiệp và làm cho Lâm Tỳ Ni không bị ô nhiễm.

Thầy Metteyya cho biết “Chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn vùng đất ngập mặn, cây xanh, Hồng hạt của Lâm Tỳ Ni và sự xanh sạch cho thế hệ tiếp theo và điều này chỉ có thể xảy ra nếu mọi người cùng tham gia và ủng hộ chúng tôi.”

Ngọc Hằng dịch

Theo Nepalitimes.com



Có phản hồi đến “Đừng Biến Thánh Tích Lâm Tỳ Ni Thành Khu Trung Tâm Thương Mại Disneyland”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com