Tháng sau, Kanti Sarvaiya sẽ từ bỏ di sản Ấn Độ Giáo để trở thành một Phật tử

"Ấn Độ Giáo chẳng làm gì cho chúng tôi cả" Sarvaiya, 20 tuổi, sống ở một tiểu bang phía tây của Gujarat cho biết "Vì thế gia đình chúng tôi quyết định cải đạo."

Vào tháng bảy, người đàn ông thượng cấp đã công khai đánh đập một nhóm người Dalits mà họ cho là "tiện dân" ở làng Mota Samdhiyala vì nghi ngờ việc giết một con bò, con vật linh thiêng theo truyền thống Ấn Độ Giáo. Một trong những nạn nhân ấy là họ hàng của Sarvaiya.

Chán ngấy với sự phân chia giai cấp theo hệ thống cố thủ đẳng cấp của Ấn Độ Giáo hàng thế kỷ, anh và gia đình muốn thoát khỏi đây.

Vào ngày 11/10. trong các cuộc biểu tình khắp tiểu bang, hơn 40 ngàn người thuộc giai cấp thấp đã chính thức quy ngưỡng Phật giáo một cách công khai trong các buổi lễ được tổ chức ít nhất ở bốn thành phố. Rất nhiều nhóm người Dalit và các tổ chức phi lợi nhuận đã gíp điều phối hàng loạt cuộc biểu tình này.

"Nhiều người chết vì bạo loạn và khủng bố liên hệ đến phân chia giai cấp." Ashok Samrat, 35 tuổi, nhà lãnh đạo của người Dalit ở Gujarat đã quy ngưỡng trong một sự kiện công khai vào năm 2009 và đang giúp tổ chức các sự kiện này. "Phật giáo đã thể hiện được nhân phẩm và sự công bằng."

Gujarat, tiểu bang của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã trở nên sôi sục đầy sự oán hờn kể từ tháng bảy. Và đây không phải chỉ là vấn đề tranh cãi liên quan duy nhất đến người Dalit vào năm nay.

Vào tháng giêng, Rohith Vemula, một sinh viên y khoa người Dalit, chết vì tự sát tại trường đại học Hyderabad làm bùng phát lên những cuộc phản kháng và dẫn đến những cáo buộc hình sự tàn bạo về giai cấp chống lại lãnh đạo của trường.

Ở Mumbai, một cậu bé tuổi teen đã bị giết chết vì yêu một cô gái ở giai cấp cao hơn và ở Tamil Nadu, một người đàn ông Dalit đã bị sát hại vì cưới một cô gái ở giai cấp cao hơn.

Vào tháng tư, gia đình của sinh viên y khoa đã chính thức quy ngưỡng Phật giáo trong một buổi lễ ở Mumbai. Tại làng duyên hải Tamil Nadu, nhiều gia đình đang dự tính sẽ quy ngưỡng Hồi Giáo sau khi họ bị từ chối được vào đền.

Việc chuyển đạo của giai cấp thấp sang các tôn giáo khác, chủ yếu là Phật giáo không có gì là mới nhưng trở nên mạnh mẽ trong sự trỗi dậy của bạo lực. Hệ thống giai cấp, một đặc điểm của Ấn Độ Giáo, phân chia con người ra thành nhiều giai cấp và giai cấp thấp nhất là người Dalit. Trong lịch sử, người Dalit bị từ chối không được đi học, bị phân chia làm những công việc hạ cấp như nhặt rác, bị tước đoạt nhân phẩm và không có quyền đi bầu cử.

Hiến pháp Ấn Độ bảo vệ cái gọi là "giai cấp được được phân chia" thông qua các chính sách hành động được khẳng định. Về lý thuyết, mọi công dân đều bình đẳng nhưng thực tế bạo loạn lại tăng lên.

Vào năm 1956, nhà lãnh đạo của người Dalit và là biểu tượng của quốc gia Babasaheb Ambedkar , người phát khởi hiến pháp Ấn Độ đã dẫn đầu một cuộc cải đạo sang Phật giáo rất lớn ở Maharsashtra sau khi thất bại trong việc chống lại sự thay đổi bên trong Ấn Độ giáo. Được xem như là phong trào tân Phật giáo, những cuộc quy ngưỡng lớn thường xuyên xảy ra kể từ đó.

"Chúng tôi đã tìm thấy sự liện hệ với Phật giáo" Laxman Mane, một nhà hoạt động và là một nhà thơ ở Maharashtra. Mane đã quy ngưỡng vào năm 2006 và sau đó giúp cho 500 ngàn người khác thực hành tương tự tại các buổi lễ công cộng ở Mumbai vào năm 2007.

Việc cải đạo với quy mô lớn theo khuynh hướng tự nhiên này không phải đơn thuần là vấn đề chọn lựa tôn giáo.

"Đó là một phương cách để tổ chức; một sự lựa chọn chính trị" Mane cho biết.

Anh và những người cải đạo vào năm 2007 được xem là "người của bộ lạc" và không còn là người Ấn Độ Giáo (và vì thế không phải là thành viên của cộng đồng Dalit)

"Ở Ấn Độ, việc cải đạo là một phương cách phản kháng và bày tỏ sự thất vọng" Lakshmanan, giáo sự tại viện nghiên cứu phát triển ở Chennai cho biết "Việc này liên quan đến cả chính trị và tôn giáo"

Lakshmanan cho biết nhiều sự cố đã được phát hiện vì người Dalits từ chối theo hệ thống không tôn trọng nhân phẩm lâu đời.

Thủ tướng Modi đã giải quyết những vấn đề này trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình gần đây khi chỉ trích sự tàn bạo của giai cấp.

"Tất cả những ai chán ngấy đất nước này vì hệ thống phân chia giai cấp tàn dộc đã phá hủy đất nước chúng ta. Chúng ta phải tiến về phía trước với một mục đích ... Liệu những sự cố như vậy có còn phù hợp với xã hội văn minh không?"

Tuy nhiên, ông bị chỉ trích mạnh vì giữ im lặng trong nhiều ngày khi sự kiện xảy ra vào tháng bảy xảy ra. Và có linh cảm giữa các nhà hoạt động và thành viên cộng đồng mặc dù sự chỉ trích công khai của ông, bạo lực giao cấp tăng lên kể từ khi đảng của ông, đảng dân tộc cánh phải lên giành quyền vào năm 2014.

Tội ác chống lại những giai cấp được phân chia, bao gồm người Dalits tăng 19% kể từ năm 2013 đến 2014 theo thống kê của quốc gia.

"Có sự áp bức dưới quyền điều hành của chính phụ tiền nhiệm nhưng hiện giờ nó càng tồi tệ hơn" Shyam Sonar, một nhà hoạt động ở Mumbai cho biết.

Ở Ấn Độ, người Ấn Độ Giáo chiếm khoảng 80%, Hồi Giáo 13% và Phật Giáo chưa đến 1%, theo thống kê mới nhất vào năm 2011.

Sự phát triển dân số Phật giáo lên đến 6% so với tỷ lệ tăng dân số của cả nước là 18%.

Hiến pháp Ấn Độ cho phép tự do tôn giáo và chuyển đạo tự nguyện. Mặc dù vậy, Samrat cho biết sau khi cải đạo, chính quyền quận hạt ở Gujarat đã thất bại trong việc cấp giấy chứng nhận cải đạo.

Nếu giấy chứng nhận không được cung cấp, hàng ngàn người sẽ biểu tình đến thủ phủ tiểu bang, Gandhinagar.

"Yêu cầu của chúng tôi là để chúng tôi sống với nhân phẩm. Chúng tôi vẫn chưa được phép điều đó trong dòng chảy chính này."

Ngọc Hằng dịch

Theo Christiancentury.com



Có phản hồi đến “ Ấn Độ: Hàng Chục Ngàn Người Dalits Quy Ngưỡng Phật Giáo Để Được Đối Xử Tốt Hơn”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com