Thống đốc David Ige, một trong những chính trị gia Phật tử bậc nhất của Mỹ vừa dành chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ hai. Ông vừa đặt ra một số thách thức chuyên nhất vì Hawaii với vị trí nằm giữa Hoa Kỳ và Châu Á và đối mặt với những nguy hiểm về biến đổi khí hậu. Chỉ trong năm vừa qua, tiểu bang đã phải đưa lên báo động về tệ nạn giả tên lửa và con bão ướt nhất trong lịch sử. Hawaii cũng là một trong những nơi tập trung người nhập cư cao nhất ở Hoa Kỳ và nhiều người đang rất lo ngại về chính sách chống người nhập cư của ông Trump. Cristina Moon trò chuyện với ông Ige về những dự tính ông muốn điều hướng trong thời điểm chính trị đầy thách thức này.

Cristina Moon: Điều gì có ý nghĩa với ông khi là một Phật tử?

David Ige: Với những ai lớn lên là Phật tử ở Hawaii, chúng tôi luôn là Phật tử nên tôi không chắc. Nó không như là tôi chuyển tôn giáo.

Khi tôi nói chuyện với những người Mỹ gốc Nhật khắp đất nước đến tị nạn ở California, Seattle, Chicago hay thủ đô Washington, thật là thú vị bởi vì trong mọi trường hợp, động cơ chính để quên bạn từ đâu đến và hòa nhập càng nhanh càng tốt – thử tôn giáo của Hoa Kỳ, thử đến trường học người Mỹ, và trở thành một người Mỹ càng nhanh càng tốt.

“Chúng tôi không phải là kẻ thủ. Cộng đồng chúng ta có lợi từ người nhập cư và nền văn hóa cũng như truyền thống mới họ mang đến với họ.”

Tôi nghĩ rằng Hawaii rất khác biệt so với đất liền. Những quốc gia đầu tiên của Hawaii thật sự là về tôn trọng văn hóa và đón chào người nhập cư. Ở Hawaii, chúng tôi được khuyến khích kết nối với nơi mình đến. Vì thế, tôi luôn là một Phật tử và nó không phải là một điều gì tách biệt với việc bạn là ai. Đó là một dạng trải nghiệm khác biệt.

Vậy những dạng thực hành văn hóa, một phần đến từ truyền thống văn hóa Phật giáo của ông?

Chúng tôi có cảm giác gia đình và cộng đồng khắp truyền thống Phật giáo, như là đón mừng lễ tổ tiên Obon. Các chùa rất quan trọng. Có Judo ở nhà thờ. Nhiều cậu bé và cô bé đến và tập judo sau giờ học. Có cả trường ngôn ngữ để học tiếng Nhật và trường học Phật giáo để học về tôn giáo. Thậm chí, các ngôi chùa trở thành trái tim của cộng đồng nên các giá trị của Phật giáo phổ quát trong mọi thứ chúng tôi đã làm.

Trong nhiệm kỳ của mình, ông đã đương đầu với rất nhiều khủng hoảng như là tràn nham thạch trên đảo lớn, bão và biến đổi khí hậu. Những khủng hoảng này có thể tạo ra một mức độ sợ hãi tồn tại sâu hơn. Vậy ông giải quyết sự sợ hãi này như thế nào?

Tôi nhận ra rằng một phần trách nhiệm của tôi với tư cách là thống đốc là phải có khả năng làm dịu sự sợ hãi của cộng động – để đảm bảo với họ rằng chúng ta đã được chuẩn bị và sẽ có thể hành động để giữ an toàn cho họ. Trong những tình huống như vậy, cộng đồng thật sự muốn được đảm bảo rằng sự an toàn của họ là nằm trong tâm trí hàng đầu của các quan chức chính phủ. Tôi cố gắng để bảo đảm với công chúng rằng họ cần phải giữ bình tĩnh và rằng các quan chưc đang làm việc cùng nhau để giữ bình an cho mọi người.

Tôi cũng đã bị một số người chỉ trích là vô cảm đến mức không quan tâm gì cả. Tôi rất quan tâm đến mọi người. Có quá nhiều thứ đi qua tâm trí của bạn khi bạn đối diện với các hành vi tàn phá môi trường nhưng điều quan trọng cho lãnh đạo chính quyền phải giữ bình tĩnh và kiểm soát mức độ mà chúng tôi có thể.

Vậy sự từ bi trong quản trị có ý nghĩa như thế nào đối với ông?

Một phần trong những lời Phật dạy được phản ánh với tình cảm rộng lớn hơn cho cộng đồng là việc quan tâm và từ bi đến với những ai kém may mắn, và rằng mọi người đều được hưởng một cuộc sống nhân phẩm.

Trong công việc của tôi với những người vô gia cư, tôi đã nghe rất nhiều lĩnh vực khác nhau “Vì sao chúng ta lại quá quan tâm đến những người vô gia cư?” Nhưng tình cảm chung là chúng ta cần phải giúp đỡ họ, đảm bảo đời sống nhân phẩm của họ. Nó đến từ những giá trị cốt lõi của tôi gắn liền với triết lý và niềm tin của Phật giáo.

Lời dạy nào của Phật giáo có sự ảnh hưởng lớn nhất với ông?

Kiên trì, tập trung và không bị phân tâm. Và từ bi, tôn trọng mọi người. Phải cam kết làm điều đúng theo cách đúng nhưng phải tôn trọng mọi quan điểm. Tôi nghĩ rằng đó là điều đưa tôi đến những quyết định và làm thế nào để tôi chọn sự quản lý.

Ông đã chủ động chống lại rất nhiều chính sách của ông Trump như về lệnh cấm cho người Hồi Giáo du lịch và rút ra khỏi Hiệp Định Biến Đổi Khí Hậu Paris. Vì sao ông nhận thấy điều đó quan trọng đối với Hawaii?

Tôi biết rằng sẽ có nhiều sự khác biệt với chính quyền của ông Trump. Với tôi, nó là về sự tương đồng lịch sử và nguyên tắc cơ bản mà tiểu bang và quốc gia chúng ta vững manh hơn bởi vì chúng ta có người nhập cư.

Là một cộng đồng người nhập cư, nó luôn làm tôi ngạc nhiên khi nghe về kinh nghiệm của người nhập cư từ Phillippine, Hàn Quốc, Trung Hoa và Nhật Bản – và những lý do để di cư là hoàn toàn gần như nhau. Những sự trải nghiệm rất tương đồng. Nhiều người Mỹ gốc Nhật bị ảnh hưởng trực tiếp từ lệnh điều hành của tổng thống trái ngược với hiến pháp. Nên nói một cách rõ ràng rằng đứng lên cho người nhập cư là vô cùng quan trọng.

Chúng ta không phải là kẻ thù. Cộng đồng chúng ta hưởng lợi từ người nhập cư và những văn hóa mới và truyền thống họ mang đến với họ. Họ làm cho cộng đồng chúng ta tốt đẹp hơn.

Đó là một bài học. Tôi tự hào chia sẻ khi tôi đi khắp cả nước. Không có cộng đồng nào khác có những trải nghiệm như chúng tôi có ở Hawaii. Và tôi nghĩ rằng chúng tôi tốt hơn hầu hết các cộng đồng khắp thế giới trong việc chào đón người nhập cư. Chúng tôi muốn giúp họ thành công và trở thành một phần trong cộng đồng chúng tôi.

Điều gì ông cảm thấy là thách thức lớn nhất cho Hawaii ngay bây giờ?

Tôi luôn chủ động với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng lên bởi vì nó trở nên rõ ràng rằng hành tinh này đang trên con đường của sự tàn phá, đặc biệt với các cộng đồng ở đảo. Chúng tôi thấy sự xói mòn nhanh chóng trên các bãi biển khắp cả tiểu bang. Nó rất tồi tệ ở vùng biển phía Bắc của Oahu hiện nay và chúng tôi thấy nó đang mở rộng.

Hành động vì biến đổi khí hậu rất quan trọng. Chuyển đổi nền kinh tế và hệ thống năng lượng của chúng ta thành tái sử dụng vô cùng quan trọng. Hawaii cam kết với những điều này.

Hành động vì sự biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có một sự cương quyết lâu dài. Nó nhắc cho tôi nhớ đến một cụm từ của Nhật “cho trẻ em.” Người dân ở Hawaii dường như sẵn sàng đồng hành cùng quan điểm dài lâu hơn.

Dĩ nhiên rồi. Có một ý chí để đi theo quan điểm dài lâu hơn và để lại đằng sau một cộng đồng tốt đẹp hơn cái chúng ta nhận. Là một cộng đồng, có một giá trị cốt lõi nhận ra rằng cái mà tôi làm ảnh hưởng đến bạn bè và láng giềng của tôi. Nhưng quan trọng hơn, cacsi mà chúng ta làm như là một cộng đồng thật sự ảnh hưởng đến tương lai của con em chúng ta. Con em của con em chúng ta xứng đáng được có một tương lai tốt đẹp hơn.

Có một thông điệp nào ông muốn chắc chắn độc giả nghe từ Hawaii và từ ông không?

Có sức mạnh trong sự da dạng. Các cộng đồng của chúng tôi có thể luôn có lợi từ sự đa dàng. Thật là không may khi ở mức độ quốc gia, có một nỗ lực để chia rẽ mọi người dựa vào sự khác biệt. Bài học mà chúng ta học ở Hawaii luôn là khi chúng ta làm việc cùng nhau, chúng ta có thể làm những thứ vĩ đại hơn.

Ngọc Hằng dịch

Theo lionsroar.com



Có phản hồi đến “Trò Chuyện Về Phật Giáo Và Chính Trị Cùng Thống Đốc Tiểu Bang Hawaii –Đa Dạng Tạo Nên Sức Mạnh”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com