Có vấn đề gì với quá nhiều tượng Phật? Trung Quốc là nơi đang tìm đến.

Trong nhiều thập kỷ qua, đất nước này đang sốt lên với việc xây dượng tượng Phật. Chỉ trong năm ngoái, một thương gia giàu có đã gần hoàn thành xong “tượng Phật bằng đồng lớn nhất thế giới” ở một quận xa xôi của tỉnh Sơn Tây. Công trình cao 22 tầng dự kiến 8 năm để xây dựng với kinh phí 380 triệu yuan ($57 triệu USD) – như một sự tương đôi nhỏ trong thế giới của các Đại Phật.

Khách du lịch đang tìm kiếm tượng Phật lớn nhất thế giới thì phải đến tỉnh Hà Nam kế bên. Khánh thành vào năm 2008, Chùa Phật Mùa Xuân (Spring Temple Buddha) tọa lạc ở quận Lushan, một trong những quận nghèo nhất của Trung Hoa nơi mà thu nhập trung bình của người dân chỉ khoảng 12,800 yuan. Trái ngược với khung cảnh nghèo đói xung quanh, Chùa Phật Mùa Xuân mất 11 năm để xây dựng, cao 208 mét, và được dát 108 kg vàng với kinh phí xây dựng là 1.2 tỷ yuan.

Cứ vài năm lại có những bài báo trên truyền thông Trung Hoa về một bức tượng khổng lồ vẫn chưa được công bố. Trong những tấm áo choàng rực rỡ, những tượng Phật khổng lồ trở thành một biểu tượng cho ngành du lịch của Trung Hoa, tổ điểm các đền thờ, trên đỉnh núi, và hồ nơi những người xây dựng đang tìm ra địa điểm hợp phong thủy. Sự ám ảnh này với các tượng đài hoành tráng không chỉ giới hạn ở những tượng Đại Phật. Trong những năm gần đây, rất nhiều nhân vật lịch sử và huyền thoại đã được làm bất tử lớn hơn hình dạng đời thường bao gồm Quan Vân Trường, Lão Tử, Khổng Tử, Yan Di, Huang Di, Mazu. Một ngôi làng còn xây bức tượng Mao Trạch Đông bằng vàng.

Những ai thân cận với chính sách vô thần của Trung Hoa đều cảm thấy bối rối khi chính quyền từ trung ương đến địa phương đều chấp thuận việc xây dựng các biểu tượng tôn giáo khổng lồ. Mặc dù những bức tượng này nhắm vào các tín đồ tôn giáo của đất nước nhưng mục tiêu chính xa hơn là chỉ để kiếm tiền.

Nói một cách đơn giản: Nếu một nơi không có quan cảnh thiên nhiên hay địa danh lịch sử nào đáng chủ ý để thu hút khách du lịch, nó cần một mánh lới để quảng cáo – và những tượng đại Phật là phù hợp nhất. Nó cũng phù hợp với ngành du lịch thu vé vào cổng của Trung Hoa: Khi khách du lịch đến cổng và nhận ra rằng thật sự, một tượng đại Phật cũng giống như các tượng đại Phật khác thì những người có thẩm quyền cũng đã lấy đủ tiền mà họ hy vọng để thực hiện.

Phật giáo ở Trung Hoa có một lịch sử rất dài, đến đây ban đầu trong thời nhà Hán (206 trước công nguyên -220 sau công nguyên). Thiên niên kỷ tiếp theo cho thấy các tượng Phật, chùa, hang động mọc lên khắp nơi và hiện nay, đây là những di sản thế giới bao gồm tượng đại Phật cao 71m ở Lạc Sơn, hang Long Môn, là một vài địa điểm du lịch nổi tiếng. Trong nỗ lực để cạnh tranh với các nơi này khi có lịch sử gắn liền với truyền thống Phật giáo, các quan chức và thương nhân khắp nơi đã cố gắng xây dựng chúng bằng những hình tượng lớn nhất thế giới hay là tượng Phật lớn nhất thế giới.

Wang Zuo’an, giám đốc của cơ quan tôn giáo Trung Hoa thừa nhận rằng những người xây dựng tượng Phật có lẽ đang đặt trọng tâm vào kích cỡ của tượng. Ông mô tả suy nghĩ của họ thế này: “Nếu ai đó có tượng Phật đứng lớn nhất, thì tôi sẽ xây dựng tượng Phật ngồi lớn nhất. Và nếu ai đã xây dựng tượng Phật ngồi lớn nhất, thì tôi sẽ xây dựng tượng Phật niết bàn lớn nhất.”

Cơn sốt này có nguồn gốc từ những năm 1990, trong sự thành công của một số tượng đại Phật cổ đại. Vào năm 1997, các quan chức địa phương ở thành phố phía đông của Wuxi đã công bố bức tượng Phật đứng cao 88 mét, lúc đó là tượng Phật cao nhất thế giới – danh hiệu lúc đó vẫn là một sự mới lạ và khánh thành nên một tòa nhà điên cuồng.

Có lẽ cảm nhận điều gì đang xảy ra, vào năm 1994, Zhao Puchu, lúc đó còn là chủ tịch của Hiệp hội Phật giáo Trung Hoa đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách lưu ý rằng công trình xây dựng tượng Phật Lingshan đã cho Trung Hoa một tượng Đại Phật ở mỗi hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung. “Vậy là đủ rồi.” Ông Zhao tuyên bố. “Từ giờ trở đi, không cần phải xây thêm tượng Phật bên ngoài.”

Alas, lời của ông như nước đổ lá khoai. Và cũng với những lời nói tương tự từ bộ nội cách nhà nước cùng năm đã đưa ra thông báo “Yêu cầu dừng việc xây các tượng Đại Phật ở bên ngoài.” Ban quản lý các vấn đề tôn giáo quốc gia và các bộ ngành khác cũng tham gia.Trong nhiều thập kỷ qua họ đã liên tục nhấn mạnh rằng lãnh đạo nhà nước và địa phương không được ủng hộ hay liên hệ đến việc xây dựng các chùa hoặc tượng Phật khi chưa được sự chấp thuận với bất cứ lý do gì. Công việc vẫn tiếp tục khắp đất nước và vì mỗi tượng cần nhiều năm để xây dựng, và không có tượng nào được thiết kế kín đáo, dường như một vài quan chức địa phương vẫn sẵn lòng tìm cách khác.

Tuy nhiên, những bản sao chép không thật sự hiểu điều làm cho tượng Phật Lingshan trở nên thành công đầu tiên. Dĩ nhiên, nó có một tượng Đại Phật nhưng những người phụ trách cũng nhận ra rằng các du khách sành điệu không chỉ quan tâm đến kích cỡ. Trong những năm kể từ khi tượng đại Phật Linghan được xây dựng, công viên nơi tượng Phật tọa lạc cũng được mở rộng bao gồm cả cung điện Brahame, một bảo tàng nghệ thuật Phật giáo với những tác phẩm nghệ thuật khắc họ những công trình của các nghệ nhân trên khắp cả nước đạt được từ giải thưởng Luban năm 2009 cho kiến trúc và kỹ thuật và vịnh Nianhua, một ngôi làng cổ Phật giáo nổi tiếng dựa trên các yếu tố triều đại nhà đường và kết hợp với phong cách địa phương.

Công trình bổ sung này đã được đền đáp và hiện nay Lingshan thu hút hơn 4 triệu du khách một năm. Nơi đây đã tổ chức diễn đàn Phật giáo thế giới vào năm 2015. Tuy nhiên hãy tưởng tượng nếu các quan chức địa phương chỉ hài lòng với tượng Phật đơn lẻ thôi thì sao. Liệu nó có kéo theo việc nhiều tượng Phật lớn hơn được xây dựng khắp nơi? Sự thành công của tượng Phật Lingshan còn dựa vào vị trí với nền kinh tế trù phú của Sông Dương Tử và sự sẵn lòng của các quan chức với các ý tưởng mới, không chỉ là về kích cỡ. Trong khi đó, Lushan là nhà của tượng Phật cao nhất thế giới trong một thập niên nhưng nhiều người dân của nơi đây vẫn sống trong đói nghèo.

Tượng Phật không phải chỉ là ví dụ sao chép duy nhất. Trong vài thập kỷ qua, hơn 220 thị trấn giả cổ đã được xây dựng trên khắp Trung Hoa và hầu hết không thể phân biệt lẫn nhau.

Tuy nhiên, ngoài những mối quan tâm thực tế, về cá nhân tôi cũng cảm thấy không may mắn khi truyền thống tôn giáo của quốc gia đã được biến đổi thành con bò vắt sữa. Trung Hoa đang áp dụng nền kinh tế thị trường nhưng nếu chúng ta cho phép tôn giáo và tâm linh bị khai thác vì lợi nhuận, chỉ là vấn đề thời gian để chúng bị hư hỏng suy đồi.

Là một người cống hiến cả đời mình để nghiên cứu về tôn giáo, tôi có thể nói chắc rằng không phải những địa điểm du lịch đều phải là tốt nhất, lớn nhất hay đắt nhất để cạnh tranh và thưởng thức. Và liệu bạn nhìn với quan điểm kinh tế, văn hóa, hay tôn giáo, nổi ám ảnh về những bức tượng vĩ đại có ý nghĩa rất ít. Thay vào việc sao chép những gì mà người khác đã làm, cách quan chức ngành du lịch nên làm việc để phát triển những phong cách hấp dẫn độc đáo, sáng tạo là đủ và giàu văn hóa để có thể tự mình đứng vững.

Ngọc Hằng dịch

Theo Sixthtone.com



Có phản hồi đến “Thèm Khát Tín Ngưỡng – Cơn Sốt Các Công Trình Phật Giáo Vĩ Đại Ở Trung Hoa”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com