VẤN: Tâm con rất dễ loạn động, tính tình lại hay nóng giận nhưng mau quên. Dù đã tu hành và cũng có hiểu biết về Phật pháp , cũng niệm Phật, ăn chay, dùng nhiều phép quán như quán vô thường, quán bất tịnh, quán từ bi vẫn chẳng sửa được nhiều. Có phải đó là do nghiệp lực của con hay không? Nếu tâm dễ loạn như vậy con nên tu hành hay làm thế nào để dễ nhiếp tâm bớt loạn động? Làm thế nào để con có thể kiềm chế được tính nóng giận sân si của mình? Nếu là do nghiệp lực vậy con sẽ nên làm gì để sám hối tội lỗi giúp tâm được thanh sạch và bình an? Con xin cảm ơn Sư rất nhiều.

ĐÁP:

I .

Nói về tâm trong văn học

Thưa quý Phật tử, trong giáo pháp Phật chữ “tâm” rất quan trọng đến niềm tin yêu đạo đức. Vào cữa đạo, trước nhất là nói đến niềm tin, niềm tin xuất phát từ tâm, tâm có tin tưởng Phật pháp, tin người Thầy thân yêu của mình, thì mới theo đạo lâu bền. Tâm có vô biên thì không còn suy nghĩ phải quấy tốt xấu, không phân biệt thì vô tư, vô tư đi với đạo thì không thối chuyển.

Theo tự điễn Việt Nam của Thanh Nghị, trang 1180 nói về nghĩa chữ “tâm” tức là phần tinh thần, tư tưởng thông minh, tâm làm cho ta biết cảm thông với vạn vật, suy niệm về tâm linh, suy tính lẽ phải quấy tốt xấu. Tâm cũng gọi là tích chứa, tích lủy, tăng trưởng, những sự suy nghĩ tồn đọng trong trí nhớ.

Tâm là trái tim trung tâm của nguồn sống, mạch sống con người, các lọai chúng sanh trong hành tinh địa cầu. Theo thành ngữ Việt, tâm tức là “nhục đoàn tâm”, là trái tim của con người là chánh, tim còn nhịp điều hòa thì sự sống con người còn mạnh khỏe, tim yếu thì con người suy vi. Cũng như tâm con người thanh tịnh thì trí tuệ sanh, làm việc gì cũng thành tựu, tâm con người vọng niệm thì vô minh kéo về, bước vào vòng sanh tử luân hồi.

Trong khoa giáo Hán nôm cũng nói đến “tâm”. Tam điểm như tinh tượng, hoành câu tợ nguyệt tà. Phi mao tùng thử đắc, tố Phật dã do tha”. Bài thơ này ví von cũng rất hay. Chữ Tâm trong chữ Hán được mô tả có ba chấm như ba ngôi sao (Tam điểm như tinh tượng), còn móc câu nằm ngang như ánh trăng nghiêng (Hoành câu tợ nguyệt tà). Phi mao tùng thử đắc, tố Phật dã do tha: Mang lông đội sừng, làm thân trâu, ngựa…là do tâm này, làm Phật cũng từ tâm.

Kinh Kim Cang

Theo kinh Kim Cang thì hành giả quán chiếu chư tướng, tướng có, tướng không, các tướng là hư vọng. Thấy các tướng là phi tướng đều là thấy được Đức Như Lai (Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai). Lục tổ Huệ Năng đi bán củi, nghe vị cư sĩ tụng kinh Kim Cang “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, liến hoát nhiên đạt ngộ tâm không có chổ trụ để cho vọng niệm đeo bám, tâm mà trụ vào chổ nào thì phiền não tức thời sanh khởi, các tướng thế gian xuất hiện. Các tướng theo tâm sanh, các tướng cũng theo tâm diệt, tâm sanh diệt là tâm huyển mộng, vọng niệm sanh khỡi liền liền, đưa chúng sanh vào vòng sanh tử, không lối thoát.

Trong kinh Pháp Cú,

Phật cũng dạy về tâm rất dễ hiểu, dễ học:”Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm là chủ, nếu đem tâm thanh tịnh nói năng hoặc hành động thi sự vui sẽ theo ta như bóng theo hình. Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm là chủ, nếu đem tâm ô nhiễm nói năng hoặc hành động thi sự khổ sẽ theo ta như bánh xe lăn theo con vật kéo xe (Phẩm Song Yếu 1). Làm chủ được tâm thì tâm không khởi vọng chấp, không vọng chấp thì nhẹ nhàng thanh tịnh nghiệp lực phiền não không dấy sanh, ta nhẹ nhàng thanh thản như hình bóng ta đi theo ta chẳng nặng nhọc.

II .

Tâm sanh các pháp lành

Trong Liên tông Tịnh độ Non bồng có bài pháp nói về “Cái đẹp của người tu” nội dung nói về chữ “Tâm” của Đức Tôn sư Thiện Phước-Nhựt Ý, Sư sẽ diễn đạt sự lưu xuất của tâm:

Tâm con yên lặng như gương tròn sáng:: Tâm yên lặng thì thân khẩu ý yên lặng nhãn nhĩ tỷ thiệt thân khẩu ý cùng một ý chí yên lặng - không phóng túng - không mất chánh niệm - thì niềm tin tăng trưởng và vững vàng.

Tâm con trong sạch như ánh nguyệt tròn: Tâm không chút bợn nhơ - trần cấu tham sân si vong bặt - phiền não tham sân si hỷ nộ ái ố không sanh - giữ gìn cho thật nghiêm ngặt, đừng để sanh rồi khó diệt lắm.

Tâm con từ bi như tuyết phủ núi sông:: Tâm yên lặng, trong sạch như thế hành giả có cơ hội thực hiện hoài bảo của mình, liên nghĩ đến chúng sanh chung mà độ cho họ cùng giải thoát như chính mình; không còn phải khổ đau trong biển khổ: khổ khổ, hoại khổ, hành khổ…tu lục độ, vạn hạnh…

Tâm con quảng đại như cam lồ pháp vũ::Tâm mình yên lặng sạch trong, không còn một chút bợn nhơ, mới dám đến với thế giới chúng sanh mà độ muôn loài. Ví dụ: như bà Lộc Mẫu trong kinh Đại phương tiện Phật báo ân.

Tâm là Phật như đoá hoa sen vàng:: Mình tĩnh thức, tĩnh thức cho người, tĩnh thức cho muôn loài, cho muôn vạn chúng sanh - Cư trần mà không bị ô nhiễm trần tục, như hoa sen mọc trong chốn bùn nhơ - Lúc bấy giờ thị hiện ở pháp giới nào cũng có đủ ba thân: Pháp thân, Báo thân, Ứng hóa thân.

Tâm là đức hạnh như ngàn hoa đua nở:: Tâm trong sạch thì các hạnh lành xuất hiện, tính hiền hòa từ ái phát sanh, hóa độ sự hung hăng trong cuộc đời không có nơi bộc phát. Như lời Phật dạy: Các Tỳ kheo phải luôn giữ chánh niệm, chánh niệm ảnh hiện thì hạnh lành phát sanh, hạnh lành sanh thì muôn pháp xuất hiện…

Tâm con chẳng yêu mùi tục lụy::Tâm trọng sạch thanh tịnh, chánh niệm, thanh tịnh thì không có mê đắm trong vật dục thế gian, thoát được sanh tử luân hồi…thân tâm nhẹ nhàng thanh thảng như đi trong hư không, không có phiền não nào cản trở tiêu chí giải thoát của chúng ta được.

Nào khác chi sương rơi đỉnh núi, tâm không tham sân si thì nhẹ như lông hồng, sương rơi đỉnh núi biệu hiện cho không vướng bận, sương rơi cũng biểu hiện cho thế gian có đó rồi cũng huờn không, tâm trống vắng không chút bơn nhơ, như sương rơi một các tuyệt đối không gí cản trở…

Tâm con chẳng tham sân si:: Tâm thanh tịnh không còn ái luyến mua vui vật dục trong thế gian, tham sân si không xuất hiện, thì sanh tử luân hồi cũng không quây cuồng chúng ta trong thế giới phú mê.

Nào khác chi gió mùa xuân thổi nhẹ: Sự giải thoát của người tu Phật ví như gió mùa xuân nhè nhẹ thổi qua bóng câu cửa sổ, mang một thiên lương (tín nguyện hạnh) chứa đựng những hoài bảo sống mạnh trong thế giới Phật.

Tâm con thiện lành là mỹ sắc thanh lương:: Tâm không, thì các pháp thiện sanh, như tứ chánh chần, tứ như ý túc sanh, những hoa hương mỹ lệ phát sanh làm vật thể cúng dường khắp pháp giới khiến cho nhẹ nhàng thanh mát.

Tâm con nhẫn nhục hiếu đạo: Tâm không ô nhiễm thì các pháp lành sanh, như: nhẫn nhục, hiếu đạo cũng sanh, lòng hỷ xả thương yêu đồng loại, đồng bạn, đồng đạo xuất hiện…

Cũng như ngày xuân vô tận, chỉ có sự giải thoát như Đức Phật, chúng sanh mới có những ngày xuân vô tận, xuân vô tận, tức nói đến tính vô thỉ vô chung của chơn tâm, tâm bất sanh bất diệt là tâm vô thỉ vô chung. Tính bản lai chân diện mục xưa nay vốn không sanh, nên không bao giờ có chổ diệt cùng, chơn tâm Phật là như vậy, nên gọi Như Lai là thường trụ.

Tâm bình đẳng là tình cao thượng::Từ Bồ tát đẳng giác trở lên đến Phật mới có tâm bình đẳng xem chúng sanh như con một, xem chúng sanh như xích tử, thấy chổ t6m chúng sanh và Phật dĩ đồng.

Tâm bác ái ấy nụ cười chư Phật: Một tình yêu vũ trụ rọng bao la, Đức Phật Thích ca đã làm cho chư Phật trong khắp mười phương mỉm cười, vì lòng từ bi mà thị hiện vào thế giới ta bà, thực hiện tấm lònh của chư Phật trong ba đời. Khi thị hiện vào đây thì ngày đưa ra nhiều phương tiện pháp môn giúp cho muôn loài có cơ sở thoát khổ.

Tâm hỷ xả là ánh sáng Như lai: Long khoan dung, tha thứ chính là tâm lượng đại đồng của đức Như lai, của thế giới Phật, cỉ có thế giới Phật mới có sự hỷ xả khoan dung và từ ái.

Tâm giác ngộ là rừng bửu báu: Trong đời không có gì quý bằng, khi chúng sanh giác ngộ hồi đầu, mình giác ngộ, làn cho nhiều người giác ngộ, thành khu rừng giác ngộ. Mình tu hành làm sao cho nhiều ngừoi cùng tu, đừng nên ích kỷ cá nhân, làm cho người tu không được, tâm đó là tâm giác ngộ.

Tâm ly trần là thắng cảnh Tây phương: Tâm là Tây phương cực lạc, không chút bợn nhơ là Tây phương cực lạc, xa lánh trần mê là Tây phương cực lạc…

Tâm vô ngại là Nhật Quang bồ tát:: Trong trong sach như gương sáng, tâm trong vắt như pha lê như ánh sáng mặt trời chiếu diệu đến đâu bóng tối đều mất.

Tâm vô chấp là đoạn diệt não sầu::Không còn của ta thì không có ưu bi sầu não

Tâm như lưu ly bích ngọc:Tâm niệm Phật thanh tịnh, thì thế giới thanh tịnh, thế giới thanh tịnh thì nhìn xuyến suốt từ thế giới nầy đến thế giới khác, trong khắp mười phương.

Tâm như Nguyệt Quang bồ tát:Tâm niệm Phật thì lúc nào cũng sáng, chẳng những sáng ở ban ngày mà cũng sáng ở ban đêm. Tâm sáng thì ngày hay đêm cũng sáng, tâm thanh tịnh thì ở chốn phiền não hay thanh tịnh người tu vẫn thanh tịnh.

Tâm tự hối là mùi trầm thượng hảo: Tâm trong sáng thì phẩm hạnh trong sáng, phẩm hạnh trong sáng thì tiến lành vang xa, như mùi trầm hương bay khắp trong muôn phương, nơi đâu cũng thơm tho.

Tâm cầu tu là cái đẹp thiên hương: Tâm hướng thượng cầu học đạo giải thoát, hạ hóa chúng sanh, tu hành là tâm bồ tát, bồ tát dù giải thoát đến đâu cũng vẫn còn cầu tu để làm gương hạnh chốn nhơn thiên.

Nhìn chung tâm của Bạn thanh tịnh thì các pháp lành sanh khởi, các pháp lành sanh khởi chính đó là tâm thanh tịnh, không còn loạn động

III .

Tâm là vô tướng vô biên vô tân, không có bờ mé, không có chuẩn bị cho “tâm” ở đâu cả? Tâm vốn vô sanh nên cũng không có diệt, vì vô sanh vô diệt nên tâm rất sáng, sáng đến nổi con người đi trong đêm đen mà lòng vẫn sáng, không phải đụng chạm cuộc đời, bước chân vào vòng sanh tử luân hồi. Tâm loạn động thì sanh khỏi tất cả pháp ô nhiễm, không giúp ích gì cho tự thân và tha nhân, không làm chủ được tâm thì dù cho Bạn tụng trăm ngàn bộ kinh Phật để chữa tâm vọng cũng không hiệu quả.

Tâm thanh tịnh, chỉ cần tu một pháp như niệm Phật “Nam mô A Di Đà Phật” thì các pháp lành vẫn sanh khởi và đưa Bạn đền thế giới mầu nhiệm vô biên, Ban có rộng đường giải quyết những gút mắc trong gia đình, ngoài xã hội, hóa giải những diễn biến trong đời, giải tỏa những ức chế khổ đau, những tai biến lầm than, sự xáo trộn gia đình xuất phát từ tâm thức. Như trong gia đình có người đam mê cờ bạc, cờ bạc thì đánh động đến tiền tài vật chất tiêu hao, nợ nầng chồng chất, ngày ngày đều có người đến đòi nợ, thì chắc chắn gia đình phải tan rã. Ngược lại nếu người bỏ cờ bạc, lo làm ăn, thì sẽ trả được số nợ, không còn những cảnh người đến nhà đòi nợ, kết thêm được bạn lương thiện làm ăn.

Hiện nay, một số người Việt Nam, không phân biệt trẻ hay lớn tuổi đam mê cờ gian bạc lận tại Casino - Campuchia. Đam mê thì đại họa đến sẽ bị chết “từ chết đến chết”, không ai từ Casino trở về mà giàu sang phú quý, ngược lại từ giàu sang phú quý trở thành phế nhân, bần nhân, bản thân mình tàn tạ không còn làm được gì cho mình, huống gì làm lợi ích cho gia đình và xã hội. Tất cả đều xuất phát từ “tâm”, tâm đam mê thì bước vào đường đại họa, tâm giác ngộ là con đường sống, tỏa sáng trong tương lai, đây chính là pháp tu “nhập từ bi quán”, tu niệm Phật đó Bạn. Niệm Phật thì xả bỏ việc thế gian như Phật thì thoát nạn tại, những quả báo xấu thế gian, quan niệm niệm Phật để Phật hộ cho Bạn thoát nạn không còn phù hợp thời đại mới. Người nghiện đi chơi game trong đêm, mà xin Sư hộ cho con được thi đậu tú tài thì không có lý, kẻ bất hiếu mà muốn được hạnh phúc, giàu sang thì khó tìm như muốn “nấu cát thành cơm”, “mò kim dáy biển” đó chính là nghiệp lực do chính Bạn tạo dựng. Không ai có thể lay chuyển người có trí tuệ tạo nghiệp, tức là người có tâm sáng suốt thì không tạo nghiệp, nghiệp xuất phát từ tâm (phàm phu) sanh, nghiệp cũng xuất phát từ tâm (giác ngộ) mà diệt

Sân si là từ khác của vô minh, si tâm sở còn có từ khác là “ái”, cũng tức là vô minh chi mạt, vô minh ngành ngọn. Bình thường Bạn tụng kinh nhiều, nhưng không “phòng ý” thì sân si dễ sanh, sân si nổi lên thì việc ác nào cũng dám làm, mọi việc cấu xé, chửi bới nhau, dẫn đến chém giết lẫn nhau...tất cả đều do hằng ngày ta có tụng kinh nhưng không “phòng ý”. Phòng ý tức là giữ ý tứ, giớ giớ khắc khắc luôn kiểm soát được những hành vi của tâm, để ý đường đi của tâm, chú ý tâm đi đường nào, tâm ta bây giờ ở đâu, ta đang ở thế giới nào?...có kiểm soát như thế thì không còn vô minh lạc lối, không lạc lối tức không sân si, không vọng lọan điên đão. Bạn trở thành người tập tính tốt, đã quen rồi sự thuần tính, chứ không bi ma nghiệp lôi kéo vào đường hiểm, tức là không luân hồi và Bạn giải thoát tự bao giờ, không phải đợi tu hành “khổ hạnh đầu đà” mà vẫn thành tựu.

Tóm lại, tất cả những diễn biến hạnh phúc hay khổ đau, những sân si sanh khởi , những toan tính đủ điều (nghiệp) đến hay đi đều do chính bạn định đọat và cũng xuất phát từ “tâm” giác ngộ hồi đầu mà nghiệp tiêu vong. Tu hành là như thế, chớ không phải đòi hỏi Bạn vào chùa tụng kinh niệm Phật, ghi danh cầu an nhiều lần mà được. Nếu Bạn hiểu như trên thì nơi đâu cũng có Phật, nơi đâu cũng là chùa, Phật có ở khắp thế gian hộ trì cho Bạn hạnh phúc an vui là như vậy, không còn có những suy nghĩ toan tính hơn thua đường danh nẽo lợi trong thế gian. Chính đó cũng là Tây phương Cực lạc hay thế giới Niết bàn.tịch tịnh.

Nghiệp vốn do tâm sanh

Nghiệp cũng do tâm diệt

Tâm nhơ là tạo nghiệp

Tâm sạch là Niết bàn

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Nên Tu Pháp Môn Gì Để Giảm Bớt Tâm Sân Hận Cuồng Si?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com