Campuchia đến thời điểm này tránh được sự bùng phát của đại dịch Covid 19. Với dân số 16 triệu người và chỉ 128 ca nhiễm, không có người chết. Campuchia là một trong những câu chuyện thành công về việc giảm thiểu sự lan truyền của virus được ghi nhận lần đầu tiên vào hôm tháng ba. Và khi Campuchia cảm nhận sự tự do khỏi những lo ngại về Covid, họ còn thích thú thưởng thức di sản Angkor Wat và những di sản Phật giáo thường bị tràn ngập bởi khách du lịch.
Phật tử ở Campuchia đã đóng góp vào sự thành công này. Ở trung tâm của tỉnh Kampong Speu, sư cô 91 tuổi Prum Rith cho biết cố biết về virus này từ cách đây 20 năm, liên hệ đến tình trạng chiến tranh lạnh. Cùng với điều này, sư cô khuyến khích khách du lịch mang khẩu trang khi đến chùa cô ở chân núi và thực hành cách ly. Cô cầu nguyện và tin rằng niềm tin của người dân Campuchia sẽ giảm thiểu đại dịch ở đây.
Kheng Prum, một người người theo cả Phật giáo và Ấn Độ Giáo tin rằng covid 19 là kết quả của nghiệp cá nhân và cộng nghiệp. Anh lưu ý rằng thế giới đã mất liên lạc với thiên nhiên và các giá trị củng cố cuộc sống an hòa của con người trên trái đất. Campuchia, tuy nhiên, chưa đi theo trào lưu này như các nơi khác nên ít bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, nhiều người Campuchia tận hưởng sự bình yên và cơ hội để đòi lại di sản nổi tiếng thế giới như Angkor Wat. Trong năm 2019, hơn 2.2 triệu khách du lịch đã chi trả gần 100 triệu USD để đến thăm khu phức hợp Phật giáo từ thế kỷ thứ 12 này kéo dài trên 208 hecta. Năm nay, số lượng chỉ vài chục người mỗi ngày do toàn cầu bị đóng cửa vì đại dịch
“Tôi cảm thấy thú vị khi không có du khách vì thường chúng tôi có rất nhiều ở đây và khi chúng tôi ra ngoài chỉ toàn thấy người nước ngoài, không thấy người dân địa phương thật ở đất nước nhưng hiện nay rất tốt.” Một nhân viên khách sạn cho biết.
“Từ quan điểm kinh tế, điều này thật thảm họa khi không có khách du lịch. Chúng tôi biết nó có nghĩa là thế nào với nền kinh tế và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề thế nào như nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, quán cà phê và quán bar, nó như thành phố ma hiện nay. Tuy nhiên, từ quan điểm của một người dân Campuchia, nó như là họ dành lại di sản. Nó là tổ tiên của người Campuchia, di sản của người dân Campuchia, nó có trên lá cờ. Angkor là biểu tượng tâm linh của đất nước và họ thực sự cảm nhận điều đó trong tim.”
Cho đến ngày 15/6, tất cả khách du lịch yêu cầu phải trả phí $3000 để kiểm tra và cách ly khi đến Campuchia. Kế hoạch được công bố trong cuộc họp với bộ y tế cùng với các nhà ngoại giao nước ngoài, đại diện của tổ chức y tế thế giới và biện Pasteur Campuchia.
97.9% người dân Campuchia theo Phật giáo nguyên thủy và cho đến năm 1975, Phật giáo được công nhận là quốc giáo. Tuy nhiên, như các quốc gia láng giềng Đông Nam Á, nhiều Phật tử cũng thực hành theo nhiều tôn giáo khác như Ấn Độ Giáo và tôn giáo bản địa. Ngoài ra, hiện nay còn có Thiên Chúa giáo chiếm 0.5% và Hồi Giáo chiếm khoảng 0.5%.
Ngọc Hằng dịch
Theo Buddhistdoor.net