Lâm Tỳ Ni ở Nepal, nơi Đức Phật đản sanh. Bồ Đề Đạo Tràng là nơi Ngài thành đạo. Vườn Lộc Uyển là nơi Ngài thuyết bài pháp đầu tiên và Câu Thi Na nơi Ngài nhập Niết Bàn là những nơi quan trọng trên cung đường Phật giáo.” Một hướng dẫn viên du lịch đã giải thích như vậy khi anh chỉ về những vị khách hành hương trong những trang phục đầy hoa với nhiều hình dạng

Du khách từ khắp nơi ở Châu Á và Châu Âu đều nghỉ ở thị trấn Bồ Đề Đạo Tràng ở Bihar, trên triền sông Niranjana với số lượng khá lớn. “Tất cả những khách sạn lớn và nhỏ, các tu viện được xây dựng bởi nhiều quốc gia khác nhau đều đầy ắp vào những tháng mùa đông và quanh năm và số lượng có giảm trong mùa hè.” Anh nói thêm khi được hỏi về số lượng đáng ngạc nhiên các khách sạn trong một nơi quá nhỏ.

Chúng tôi đã đi qua 10 tu viện trên con đường với các chùa kiểu Thái, Nhật Bản, Sinhalese, Miến Điện nơi nhiều loại tượng Phật khác nhau . Chúng ta thật sự ở trên đất Phật. Khi chúng tôi tiến đến tháp Đại Giác Ngộ, chúng tôi thấy có một lực lượng bảo vệ rất nghiêm ngặt bên ngoài để bảo vệ thánh tích di sản thế giới. Cũng như hầu hết những khu vực tôn giáo bị đe dọa bởi phục kích, khu tháp Đại Giác Ngộ 2500 tuổi cũng từng bị đánh bom vài lần trước đó mặc dù không bị xảy ra hư hỏng lớn, lực lượng an ninh đã được tăng cường. Đi qua những hướng dẫn viên đang phô diễn kiến thức với nhiều ngôn ngữ khác nhau, chúng tôi đi vào cổng chính ấn tượng bởi những bức tường đá chạm trổ. Cấu trúc tuyệt đẹp này là sự tái liện lại cấu trúc nguyên bản với các tác phẩm điêu khắc và họa tiết khác nhau và người ta có thể ngạc nhiên với cách thức công việc phục hồi ở đây.

Ngay cả trước khi chúng tôi được dẫn đến cội Bồ Đề nơi Đức Phật được cho là thành đạo, chúng tôi được thông báo về bảy nơi khác nhau trong khu phức hợp nơi Đức Phật đã trải qua nhiều tuần thiền định và trải nghiệm trí tuệ đạt được. Chúng tôi đi vào tháp hình chop có từ thời vua Gupta. Theo UNESCO, tòa tháp hiện nay là một trong những kiến trúc được xây dựng bằng gạch sớm nhất dưới thời vua Gupta (300-600 sau công nguyên). Trung tâm tòa tháp được bao quanh bởi bốn tòa tháp nhỏ và có thể thấy từ xa.

Phần trên của tòa háp được dát vàng do vua Thái Lan cúng dường vào năm 2013. Bên trong ngôi chùa là tượng Đức Phật cùng với nhiều hình ảnh của các vị Bồ Tát. Người hướng dẫn viên của chúng tôi chỉ ra một tượng nhỏ “Shiva Linga” trên nền đối diện nơi các tín đồ đang dâng hoa và cầu nguyện và là một trong nhiều cấu trúc cả Ấn Độ Giáo và Phật giáo cùng tồn tại ở đây.

Từ ngôi tháp chúng tôi tiến về nơi Đức Phật thành đạo. Khi chúng tôi đi qua cội bồ đề, cây Peepal hay cây vả liên hệ đến sự thành đạo của Đức Phật, chúng tôi thấy mình đang trong một hàng dài cùng với các vị tỳ kheo trẻ đang tụng danh hiệu Đức Phật và các hàng tiếp theo. Cách đó không xa từ cội bồ đề là một đài nhỏ để mọi người tụng kinh. Xung quanh cây được bao bọc hàng rào và chỗ ngồi trên nền đất là nhiều du khách đang nhắm mắt cầu nguyện. Tôi cảm thấy thú vị khi thấy nhiều người ngồi thiền trong những chiếc mùng cá nhân có hình tháp để tránh muỗi. Trên bệ bằng đá xung quanh cây ở bốn hướng là nhiều du khách ngồi dưới những cành cây rộng lớn để chiêm nghiệm về sự tích cực và hòa bình. Nhiều người bận rộn nhặt những lá cây hình trái tim đang rơi xuống đất mỗi khi một cơn gió nhẹ thổi qua.

Lồng khung những chiếc lá trong gỗ hay kính là một ngành kinh doanh ở đây vì rất nhiều người muốn có được. Cây chính đã phải trải qua nhiều sự hủy diệt kể cả có chủ ý và thiên tai, cây bồ đề hiện tại cho biết là hậu duệ của cây chính nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo.

Hoàng đế A Dục được cho là đã xây trụ đá tại chân cây bồ đề.

Du khách phải nhìn qua hàng rào sắt xungh quanh cây không thấy gì khác ngoài tán cây và chỉ hài lòng khi được ngồi dưới nhánh cây một lúc. Một trong những nơi thú vị ở đây là hồ Mucalinda, nơi có tượng Đức Phật được bảo vệ bởi một con rắn khổng lồ ở trung tâm. Người ta nói rằng phải mất bốn tuần khi Đức Phật ngồi dưới cội bồ đề thiền định, thiên đường tối lại và mưa suốt bảy ngày. Mucalinda, vị vua rắn trỗi lên từ mặt đất để bảo vệ Đức Phật khỏi bị bão bởi màng mũ đầu ở trên.

Rất nhiều câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật được mô tả ở đây và câu chuyện định kỳ là về cô Sujata. Là một người gốc hoàng gia, tín đồ trẻ sùng bái Đức Phật được cho là đã dâng bát cháo sữa lên cho Ngài khi cô thấy Ngài bị đói khát. Đức Phật chú nguyện cho cô và cô cảm nhận được niềm vui của tình mẫu tử ngay sau đó.

Được tạc tượng trên nhiều bức tường ở các chùa và tu viện, Sujata cũng có một ngôi chùa được xây dựng cho cô tại một ngôi làng cách tháp Đại Giác Ngộ 10 km. Trong khi Đức Phật phải trải qua một tuần dưới cội bồ đề, sáu tuần sau đó tại nơi này thấy Ngài thiền định ở nhiều nơi khác nhau.

Chúng ta thấy vị trí bảo tháp Animesh Lochan nơi Đức Phật đứng nhìn cây bồ đề. Khu vực nơi Ngài đi tới đi lui giữa bảo tháp và cây bồ đề mọc lên những hoa sen dọc theo con đường và được đặt tên là công viên châu ngọc. Khi màng đêm buông xuống, cả khu phức hợp được thắp đèn và du khách tiếp tục ở dưới cây bồ đề để tìm bình an bên trong ngay cả khi họ đang nhặt những lá cây hình trái tim đang bị gió cuốn đi.

Ngọc Hằng dịch

Theo thehansindia.com



Có phản hồi đến “Bồ Đề Đạo Tràng - Miền Đất Phật Tích”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com