Các Phật tử tu tập theo truyền thống Phật giáo đại thừa sẽ đón mừng năm mới vào thứ năm. Tết sẽ được tổ chức ở các nước như Trung Hoa, Việt Nam, Mông Cổ, Tây Tạng, Hàn Quốc nơi Phật giáo đại thừa được tu tập. Mặc dù nhiều Phật tử đón chào năm mới vào ngày 1/1/2017 với thế giới phương Tây, Năm Mới đại thừa thường được tổ chức khi mùa thăng đầu tiên của năm mới.
Cũng như việc tổ chức đón chào năm mới ở phương Tây, Năm mới Đại thừa được xem như là thời gian phản ánh lại những gì của năm cũ và đề ra mục tiêu cho tương lai. Rất nhiều hành giả sẽ đề ra những giải pháp mới giúp cho con đường đi đến giác ngộ của mình. Một số người sẽ dọn sạch nhà cửa, quét đi những vận đen hay năng lượng từ năm cũ để dành không gian cho những điều tốt đẹp đang đến.
Mặc dù phương Tây không nhất thiết xem việc tổ chức năm mới như là một ngày lễ tôn giáo, Phật giáo đại thừa lại xem như vậy. Rất nhiều người Hoa Kỳ dành thời gian trong đêm giao thừa tổ chức tiệc tùng với bạn bè và gia đình cùng các ly rượu champagne, nhiều Phật tử đại thừa sẽ dành thời gian vào buổi tối để cầu nguyện, thờ cúng và thiền hành trong chùa hay các tu viện đầy nến. Một số người sẽ tắm tượng Phật để bày tỏ lòng kính trọng với Đức Phật trong khi dâng lời cầu nguyện và các bài kinh về hành phúc cũng như bình yên để dâng cúng lên các vị thánh khác nhau.
Theo truyền thống các Phật tử tu tập theo Đại Thừa sẽ dành thời gian bên gia đình và bạn bè vào ngày đầu năm để trao đổi quà.
Ngày lễ này thường được nhầm lẫn với ngày Tết Âm Lịch được tổ chức vào ngày 28/1 và cũng được nhiều Phật tử đón mừng, đặc biệt là ở Trung Hoa khi xem đó là ngày Tết Trung Hoa.
Mặc dù các Phật tử đều tu tập theo những lời dạy tương tự như nhau, các Phật tử tu tập theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy sẽ tổ chức đón mừng năm mới trong ba ngày vào tháng tư. Được xem như là Phật giáo ở miền Nam vì được tu tập ở các quốc gia Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Lào, việc tổ chức này cũng đánh dấu bằng thời gian tự phản chiếu lại và cầu nguyện.
Ngọc Hằng dịch
Theo Ibtimes.com