Mục Lục
NGỤC THỨ MƯỜI
Vào ngục thứ mười toàn là ngạ quỉ cái bụng lớn như trống chầu, cái đầu tợ cái nôm, cổ lại nhỏ như cổ tay vậy. Chịu đói chịu khác, lửa dữ thường phát ra cháy thân. Nhân vì tội keo kiết, bỏn xẻn, tham lam thái quá, một năm chúng chỉ ăn được ba ngày Rằm lớn. Tôi thấy vậy quá khổ sở bèn niệm Phật.
Nam mô A Di Ðà Phật
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô tầm thinh cứu khổ cứu nạn cho tất cả chúng sinh nơi địa ngục thứ mười này Quan Thế Âm Bồ Tát.
Tôi niệm như vậy không ngừng ngớt chỉ thấy chúng ngóc cổ lên dòm chớ không niệm được, vì khi chúng mở miệng thì lửa từ trong miệng phát ra cháy thân. Một vị quan nói: "Thấy chúng đau khổ thì cũng thương, nhưng khi chúng ở cõi Diêm Phù làm nhiều tội ác, nào cướp của giết người làm đủ thập ác lại còn khi dễ Phật, Pháp, Tăng không tin nhơn quả, thấy người tu hành thì ngạo ố, thấy ai bố thí thì bỉm môi cười lại còn chửi cha, mắng mẹ, sát sanh hại vật cũng quá nhiềụ Nếu cho chúng trở lại làm người thì hại chúng sanh không sao kể xiết, để cho chúng làm ngạ quỷ ở nơi đây cả ngàn năm xong kiếp ngạ quỷ phải đầu thai làm thú cũng không biết bao nhiêu kiếp, mãn kiếp thú được tiến lên làm người ngu độn tối tăm. Chúng sanh mê muội một kiếp làm ác mà ngàn kiếp phải khổ đau". Tôi thấy không sao cứu chúng được nên tôi ra khỏi ngục thứ mười.
VÀO NÚI LỬA
Thập Ðiện phán: "Nay Ngài đến ngục thứ mười mà oai thần còn đầy đủ, bây giờ phải vào núi lửa mới biết đức của Ngài cao thấp". Tôi nói: "Bạch Ngài , ở ngục thứ sáu cũng có núi lửa mà không ai bảo tôi vào, sao đến đây tôi đã phá mười ngục mà Ngài còn bắt tôi vào núi lửa ?". Thập Diện nói: "Núi lửa này để thử sức người tu, Ngài vào sẽ biết". Tôi nghĩ: "Thôi vì mình quá ác nên đành cam chịu". Tôi bèn quỳ xuống mà nguyện: "Nay con xin nguyện cùng mười phương chư Phật chứng minh cho con, nếu như con có bổn phận về cõi Diêm Phù nói chuyện âm phủ cho người nghe mà tu hành thì vào núi lửa này vẫn bình an còn như con thiếu phước đức thân này có tiêu hoại xin núi lửa cũng tắt theo để sau này không còn chúng sanh nào phải chịu khổ như con nữa".
Nhìn vào núi lửa thấy cháy hực, cách xa độ trăm thước mà nóng bức vô cùng huống chi vào làm sao toàn vẹn thân được. Khi sắp sửa vào núi lửa thì chư thần cũng than thở bảo: "Núi lửa này nhiều người vào đã tiêu tan ra tro mạt". Tôi bèn hỏi: "Quý Ngài dám vào không?". Thần nói: "Chỉ có Phật và Bồ Tát vô được thôi chớ như chúng tôi vào cũng tiêu tan hết". Tôi nghĩ bụng "Dầu sao mình cũng phải vào".
Tôi bèn chạy bay vô, thế lạ thay! Không thấy nóng chi hết, quá mừng tôi bèn đi qua, đi lại coi núi lửa bao lớn, khi vòng vào phía trong thì gặp ngay Dức Chuẩn Ðề , tôi bèn quỳ xuống làm lễ. Ngài bèn kêu tôi và nói: "Nhà ngươi vào ngục lửa mà thân còn nguyên vẹn là nhờ sáu kiếp tu hành vừa qua chớ đâu phải tu hành trong một kiếp này mà được. Nhà ngươi có biết tại sao kiếp này nhà ngươi ngu dốt không ? Vì kiếp vừa qua ngươi xuất gia từ 8 tuổi cho đến 42 tuổi trong sạch lại học kinh, luật luận rất giỏi rồi sanh cống cao ngạo mạn giấu Pháp Ðại Thừa không chịu truyền bá ra cho ai biết, chỉ để riêng mình biết để người đời sùng bái. Vì vậy kiếp này phải chịu dốt nát u mê đặng đền tội giấu Pháp của Phật. Ta hỏi ngươi, tại sao nơi Nhất Ðiện ngươi không lãnh sứ mạng in kinh ấn tống?". Tôi nói: "Bạch Bồ Tát con không phải sợ mệt nhọc, vì không tiềi tài làm sao mà dám lãnh việc lớn được". Bồ Tát nói: "Không ta không cần ngươi có tài sản, nếu như ngươi giữ tròn bổn phận không tham của đời, thời ta sẽ cho chư Thần ủng hộ, nhà ngươi muốn chi được nấy, miễn vì Phật Pháp ngoài ra không đặng".
Tôi bèn quỳ bạch: "Bạch Bồ Tát nếu được vậy thì con nguyện đời đời kiếp kiếp in kinh ấn tống ủng hộ Tăng Ni mãi cho đến khi Ðức Phật Di Lạc ra đời con không hề thối chuyển". Bồ Tát nói: "Lành thay! Ngươi sẽ được như nguyện". Tôi vừ ngước lên thì Ngài biến mất, nhìn lại núi lửa cũng không còn. Khi đó chư Thần hết sức mừng rỡ bay đến tán thán không cùng. Trở lại ngục thứ mười, vua Thập Ðiện nói: "Ngài công đức rất lớn đã khám phá mười ngục cứu thoát rất nhiều chúng sanh, nay vì một đại nguyện mà tiêu tan úi lửạ Vậy còn ngục Vô Gián Ngài phải khám phá luôn, rồi trở lại đây xem Trẫm cho hồn đi đầu thai làm thú".
Thích Nữ Huệ Hiền