New York, Hoa Kỳ - Đại lễ Vesak đánh dấu sự kiện Đức Phật Đản Sanh, Thành Đạo và Nhập Niết Bàn là ngày lễ thiêng liêng theo lịch Phật Giáo. Trong kỷ nguyên khi thế giới đang bị tăm tối bởi nhiều sự thù địch, thiên tai tự nhiên và do cả con người gây nên thì thông điệp của Đức Phật về bất bạo loạn, hiểu biết, từ bi và hòa bình là vô cùng phù hợp.
Đại hồi đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã tổ chức ngày Vesak quốc tế vào hôm 7/5/2012 tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc.
Visakha theo tiếng Pali có nghĩa là tháng thứ sáu và được biết với tên gọi Vaisakha theo tiếng Phạn. Người dân ở Thái Lan gọi đó là ngày Visakha. Visakha Puja có nghĩa là tụng kinh và cúng dường vào tháng sáu âm lịch. Tuy nhiên, trong khi người dân Sri Lanka gọi sự kiện này là Vesak, Liên Hiệp Quốc cũng bắt đầu chính thức dùng tên gọi này và công nhận đây là ngày lễ Quốc Tế theo nghị quyết 54/115 của Liên Hiệp quốc vào năm 2000.
Từ đó trở đây, ngày quốc tế Vesak đã được tổ chức thường niên tại trụ sở cũng như ở các văn phòng của Liên HIệp Quốc trên khắp thế giới. Điểm đặc trưng của việc tổ chức này là mỗi năm một phái đoàn thường trực của Liên Hiệp Quốc tổ chức sự kiện này. Lễ Vesak năm nay bao gồm các hoạt động về văn hóa do các quốc gia theo Phật Giáo và không theo Phật Giáo ủng hộ.
Ngày lễ Vesak năm nay cũng kỷ niệm một loạt các sự kiện được tổ chức bởi phái đoàn thường trực của Sri Lanka Liên Hiệp Quốc ở New York với sự hỗ trợ hào phóng của các phái đoàn khác. Cơ quan đứng đầu của Liên Hiệp Quốc cùng với các quan chức cao cấp của Liên Hiệp Quốc đã tham gia sự kiện này.
Đại diện thường trực của các nước thành viên cũng đã tham gia sự kiện này. Rất nhiều nhà sư trên khắp thế giới cũng đã tham dự cùng với các chức sắc tôn giáo từ các tôn giáo chính.
Ngày lễ thiêng liêng Vesak cũng được tổ chức bởi các Phật Tử ở Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka và các nước đông nam Á ở Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào, Malaysia, Miến Điện và Indonesia. Điều thú vị là quyết định đồng ý tổ chức lễ Vesak như là ngày sinh của Đức phật được hình thành tại đại hội Phật Giáo quốc tế lần thứ nhất được tổ chức ở Sri Lanka vào năm 1950, mặc dù lễ hội này vào lúc đó trong cộng đồng Phật Giáo thế giới đã là truyền thống từ hàng thế kỷ nay.
Theo sau những nghi lễ đặc biệt ở hội trường chính, các buổi biểu diễn văn hóa đã được tổ chức ở đại sảnh dành cho khách thăm viếng của Liên Hiệp quốc mô tả di sản Phật Giáo của các nước thành viên. Ngày lễ được khép lại với lễ hội ẩm thực với các món ăn ngon từ 19 quốc gia trên thế giới.
Ngọc Hằng dịch
Theo Daily Kos