Tại hội thảo năm 2010, giáo sư Willian George của trường đại học kinh doanh Harvard đã nói về tầm quan trọng của việc thực tập chánh niệm với những lãnh đạo doanh nhân. Nếu không có giác quan tự nhận biết mạnh mẽ này, George cảm thấy rằng những nhà lãnh đạo thường gặp vấn đề trong việc thừa nhận lỗi lầm và có nhiều khả năng rơi vào những cám dỗ của quyền lực, tiền bạc và sự thừa nhận. Ngược lại, những nguời đang theo đuổi bẳng cấp MBA nếu học về kỹ luật và chánh niệm có khuynh huớng trở thành những lãnh đạo am hiểu và có động lực thúc đẩy họ làm việc tốt hơn.

Cả những tín đồ truyền thống hay hiện đại của Phật Giáo đã thuyết giảng về chánh niệm như là một trong những nhân tố quan trọng để tìm đến sự giác ngộ. Một số phật tử tin rằng chánh niệm thực nghiệm dễ hiểu hơn là định nghĩa nhưng nói chung chánh niệm là tập trung vào những công việc bên trong tâm và thân mà không bị phân tán bởi những luồng tư tưởng khác.

Trong khi việc thực tập này giúp những phật tử tìm đến nội tâm tốt hơn trong tôn giáo của mình từ nhiều thế kỷ, chánh niệm hiện nay trở thành một phần thiết yếu trong chương trình học về quản trị kinh doanh (MBA).

Theo tờ Báo Wall Street, một số giảng viên của các trường đại học kinh doanh đang giảng dạy cho sinh viên làm cách nào để làm dịu tâm mình và tăng cường sự tập trung vào bản thân và xung quanh. Những kỹ năng này rất cần thiết cho những chuyên gia cần phải đưa ra những quyết định quan trọng trong môi trường kinh doanh bận rộn.

Thêm vào đó, không chỉ có sinh viên MBA mới có cơ hội trở nên chánh niệm hơn. Một số chuyên gia tin rằng các trường kinh doanh và các tập đoàn lớn nên xem xét về khả năng chánh niệm mình.

Donde Ashmos Plowman, trưởng khoa quản trị kinh doanh của trường đại học Nebraska-Lincoln cho tờ Wall Street biết rằng các tổ chức chánh niệm làm việc để giải quyết những sai lầm một cách nhanh chóng và chú tâm vào việc gì xảy ra với họ. Thật sự, Plowman và những chuyên gia đã kiểm tra khả năng chánh niệm của 180 trường kinh doanh trên khắp cả nuớc để yêu cầu họ trả lời bản câu hỏi.

Trong khi một số những nguời đang theo học thạc sĩ, các giáo sư và các tổ chức đã nhận ra lợi ích của việc chú tâm vào các hoạt động hằng ngày. Ben Bryant, giáo sư về lãnh đạo tại trường đại học kinh doanh IMD của Thuỵ Sĩ cho rằng một số chuyên gia về thiền không hài lòng với việc sử dụng khái niệm này.

”Những nhà thiền học hoảng sợ rằng danh từ này đuợc sử dụng với mục đích kinh doanh. Họ tin rằng thiền chưa bao giờ là một công cụ để kiếm tiền cả.” Bryant cho biết.

Ngọc Hằng dịch

Theo Usnewsuniversitydirectory.com



Có phản hồi đến “Hoa Kỳ: Đại Học Harvard Giảng Dạy Phật Giáo Cho Sinh Viên Ngành Quản Trị Kinh Doanh”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com