Băng Cốc, Thái Lan – Beam Atchimapon đã trễ học ba ngày cho mùa học mới ở thủ đô Thái Lan nhưng vì một nguyên nhân tốt đẹp.
Cô học sinh chín tuổi là một phần trong nhóm nhỏ nhưng đang trở nên lớn mạnh khi các nữ sinh Thái Lan chọn kỳ nghĩ ở trường để cạo tóc trở thành sư cô.
Việc xuất gia gieo duyên của nam giới đã trở thành một phần trong văn hóa Thái Lan khi họ trở thành nhà sư trong vài ngày và sẽ trở về với cuộc sống đời thường sau một thời gian ở tu viện.
Tuy nhiên, việc xuất gia gieo duyên của các “sư cô” thì ít phổ biến hơn và ý tưởng để phụ nữ không được tham dự vào đời sống chốn thiền môn vẫn còn bị ngăn cản bởi những người bảo thủ ở Thái Lan.
Việc xuất gia thoát tục hoàn toàn của các sư cô vẫn chưa được công nhận hợp pháp như là ở Myanmar và Sri Lanka, dấu hiệu của sự bất bình đẳn vẫn tiếp tục tồn tại trong một vài lĩnh vực ở Thái Lan.
“Thái Lan chưa công nhận vai trò của các ni sư” Sư cô Sansanee Sthuratsuta, người sáng lập ra trung tâm Sathira Dammasathan, trung tâm để học tiếng Sanskirts ở Băng Cốc cho biết.
Sư cô Sansanee từng là một người nổi tiếng trên truyền hình ở Thái Lan nhưng đã từ bỏ danh vọng cá nhân để trở thành một sư cô 35 năm về trước. Trung tâm của cô cho phép cả nam và nữ đến thiền hành, học yoga và tham dự các khóa tu để mang phật giáo vào đời sống của mọi người.
Sư cô đã bắt đầu thụ giới xuất gia cho những ni cô trẻ ba năm về trước để nâng cao nhận thức về nữ tu sĩ ở đất nước nơi mà vai trò lãnh đạo tâm linh của họ đều đứng đằng sau tăng sĩ.
“Các sư cô cần phải được giáo dục. Điều này quan trọng hơn là một điều luật để nâng cao vai trò của các sư cô ở Thái Lan. Nếu xã hội có thể dựa vào các sư cô thì họ có thể trở thành những nhà lãnh đạo tâm linh.” Sư cô cho biết.
Năm nay, nhân kỷ niệm lần thứ 2,600 ngày Đức Phật Thành Đạo, trung tâm đã sắp xếp thụ giới xuất giao cho 137 phụ nữ ở độ tuổi từ 5 đến 63 tuổi.
Việc thọ giới bao gồm cạo tóc và sống như một sư cô trong 20 ngày, gồm cả việc khất thực lúc bình minh, mặc áo quần trắng đơn giản và thiền hằng ngày.
Hành động cạo tóc dạy cho trẻ em không được giữ điều gì vĩnh viễn.
“Khi chúng tôi cạo tóc, những em bé gái chỉ nói “hãy cạo đi.” Họ không hề mắc cỡ. Không có em gái nào bị ép buộc phải đến đây cả. Tất cả đều là tự nguyện cả.”
Những “sư cô tí hon” không phải từ những gia đình có vấn đề hay là gia cảnh khó khăn. Những cô gái được thụ giới tại trung tâm đều đến từ những gia đình trung lưu tin rằng việc giáo dục tôn giáo có thể cũng cố việc giáo dục chính thức của họ.
“Mẹ tôi đã nói với tội về điều này nhưng tôi muốn đến đây. Chúng tôi được dạy về môi trường và về Đức Phật.” Beam, người đang học ở một trường quốc tế cho biết.
Những cô gái thức dậy trước bình minh, hoàn tất một ngày với thời khóa thiền hành lúc 6h tối. Thời khóa nghiêm ngặt rất khó cho trẻ em nhưng họ đã đã tuân thủ chấp nhành vượt quá khả năng và độ tuổi của mình.
“Cuộc sống không phải chỉ có tiền. Đó là sống có ích cho xã hội và đóng góp theo chiều hướng tích cực.” Sư cô Sansanee cho biết.
“Chúng tôi tin rằng họ học về cuộc sống ở đây dù họ hành thiền hay tắm rửa, họ học về nhận thức và mọi thứ trở thành một hành động của thiền.” Sư cô Sansanee cho biết.
Không phải tất cả thời gian đều dành cho việc theo đuổi mục tiêu nghiêm trọng.
Trong một bài học ngoài trời, một sư cô tí hon 5 tuổi, tên Ploy cột hai chiếc lá với nhau bằng một sợi dây cột tóc và chơi trò chơi mú rối dưới ánh mặt trời.
“Hãy nhìn xem, đây là một con thỏ.” Ploy nói với những giáo viên vui vẻ của cô.
Cha mẹ của các em bé gái cảm thấy kinh nghiệm ở đây rất có giá trị mà con gái họ đạt được.
“Con gái tôi đã thọ giới năm thứ hai. Nó trở thành một đứa trẻ biết suy nghĩ hơn và đang học nghệ thuật rất tốt tại trường. Thời gian ở đây làm cho nó sáng tạo và giàu trí tưởng tượng hơn.” Karun Sribumroong, mẹ của cô Pim cho biết.
Ngọc Hằng dịch
Theo Reuters