Năm nay, Tom Nguyễn sẽ lái xe từ Van Nuys để đến nhà dì của anh ở Fountain Valley đón tết hay được gọi là tết nguyên đán cùng với 10 gia đình khác.

Trong khi anh Nguyễn và hầu hết những thành viên trong gia đình là Phật tử, dì của anh, người tổ chức tiệc và một người chú là Thiên Chúa Giáo. Tuy nhiên, khi rung chuông chào đón năm mới, niềm tin tâm linh ở phía sau truyền thống hàng thế kỷ, nghi lễ và ngay cả mê tín dị đoan.

“Chúng tôi cùng đến tổ chức tiệc với phở, cơm chiên, vịt và nói chung là tất cả những gì chúng tôi nghĩ trong đầu. Chúng tôi chơi đánh bài” Anh Nguyễn cho biết.

Mọi người xếp hàng phía trước gia tộc của gia đình bà nội và bà sẽ phát tiền lì xì và cầu chúc một năm mới hạnh phúc thịnh vượng phía trước.

Trong nghi lễ quan trọng nhất, các thành viên gia đình quỳ lạy tổ tiên, ảnh của những người được đặt phía trên bàn thờ được trang trí đặc biệt cho năm mới.

Văn hóa Việt Nam đậm chất Phật giáo, Khổng giáo và Lão Giáo. Thiên Hương Ninh, giáo sư xã hội học tại trường đại học Cosumnes River ở Sacramento, người viết sách về vai trò của dân tộc, tôn giáo và giới tính trong cộng đồng người Việt Nam, đặc biệt là ở quận Cam cho biết.

Mặc dù rất nhiều người Việt Nam cải đạo sang Thiên Chúa Giáo, tôn giáo chưa đến đất nước cho đến thế kỷ thứ 16, họ không muốn từ bỏ truyền thống thờ cúng ông bà.

“Khi tôn giáo này được mang đến Việt Nam, những nhà lãnh đạo Thiên Chúa Giáo cho biết bạn vẫn có thể tưởng nhớ ông bà nhưng không thể thờ cúng họ. Vì thế chúng ta thấy rất nhiều gia đình Thiên Chúa Giáo có bàn thờ cố định cho tổ tiên nhưng thường thấp hơn một bậc so với bàn thờ Chúa Jesu hay mẹ Mary.”

Các hoạt động trong tết Nguyên Đán cũng có những niềm tin về văn hóa như xua đuổi ác quỷ để chào đón may mắn.

Những ai theo truyền thống Tết cố gắng giải quyết hết nợ nần trước năm mới bởi vì khi bạn nợ tiền, bạn mời những điều không may mắn. Và bạn không được quét nhà trong suốt ba này tết bởi vì bạn sẽ quét đi những may mắn.

Pháo hoa và và những người múa lân theo điệu trốn được tin là sẽ giúp xua đuổi tà khí. Thêm vào đó, người được mời xông đất vào lúc nửa đêm có thể tạo nên một âm điệu cho một năm phía trước. Vì vậy tốt nhất là không mời những người có tập tính xấu hay cục bộ.

“Rất nhiều những điều mê tín này liên hệ đến việc thực hành tâm linh và ăn sâu vào văn hóa.” Bà Ninh cho biết. “Rất nhiều người ngay cả Thiên Chúa giáo cũng làm như vậy như là cách để nắm giữ nguồn gốc và tôn kính nơi họ đến từ đâu.”

Một số những cách thực hành này giúp cho người Việt Nam phân biệt với các cộng đồng khác khi tổ chức đón mừng năm mới như là người Trung Hoa, Philippines, Đài Loan và Hàn Quốc.

Mục sư Bill Cao, người đứng đầu nhóm nhà thờ công giáo Anthoney Claret ở Anaheim cho biết Ngài tổ chức đón mừng năm mới rất trọng thể mặc dù các thành viên của nhà thờ hầu hết là người Lào, Phi và Mỹ trắng. Mục sư Cao cho biết Ngài đón mừng năm mới để chia sẻ văn hóa và cội nguồn của Ngài đến với cộng đồng đa văn hóa.

Ngài chỉ đạo cách thành viên tổ chức trang trí bàn thờ tổ tiên ở nhà thờ “Nó nhắc cho tôi đến ngày dành cho người chết trong văn hóa Mexico. Chúng tôi đặt hoa quả lên bàn thờ. Chúng tôi mang những vật phẩm khác, đốt nhang trong một cái tô. Và chúng tôi dâng bánh gạo nếp. Bánh hình vuông trượng trưng cho đất và bánh hình tròn tượng trưng cho trời. Đó là cuộc gặp gỡ giữa trời và đất.”

“Tôi không thấy có điều gì mâu thuẫn giữa việc tu tập văn hóa và niềm tin tâm linh của một người.” Ngài cho biết.

Ngọc Hằng dịch

Theo firenewsfed.com



Có phản hồi đến “Vì Sao Tết Việt Nam Pha Trộn Cả Truyền Thống, Văn Hóa Và Mê Tín?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com