Dưới cái nhình của vị Phật trí tuệ, thể hiện theo hình thức trên một sườn đồi ở đây, một người Mỹ tri thức đang đứng trước 500 thanh thiếu niên và đưa ra một câu hỏi đơn giản rằng “Luật sư làm gì?”

Là phó hiệu trưởng của trường luật đầu tiên tại Bhutan, Michael Peil, một người Mỹ đã phải làm việc rất nhiều để giải thích về sau. Trong quốc phục của đất nước, ông Peil và một cộng sự người Bhutan đã trải qua sáu tuần để đi du lịch khắp vương quốc Bhutan với những tờ rơi và phần trình bày bằng PowerPoint.

Với rất nhiều sinh viên ở đây tại một ngôi làng phía tây, đây là lần đầu tiên họ nghe đến dự án mở trường đại học Jigme Singye Wangchuck và sẽ nhận khoảng 25 sinh viên vào mùa xuân tới tại một khuôn viên trường tạm thời ở thủ đô Thimphu. Khuôn viên trường chính được xây dựng ở Paro về phía Tây.

Sau mỗi lần tuyển lựa, các sinh viên đều rất e thẹn để nói lên những lo ngại của họ nhưng vài chục câu hỏi đã được thì thầm bên tai ông Peil.

Liệu quá trình nhận học có phân biệt với người nghèo không? “Công lý trì hoãn và công lý bị từ chối” có nghĩa là gì? Và cấp thiết hơn, liệu sinh viên có hình xăm có được nộp đơn không?

“Vâng, vâng, được cả” Ông nói rồi cười khúc khích.

Đêm trước đó, ông Peil đã nghiền ngẫm nhiều vấn đề khác nhau

Michael Peil, phó hiệu trưởng của trường đại học luật Jigme Singye Wangchuck, trường đại học luật đầu tiên tại Bhutan đã trò chuyện tại trường cấp hai ở Gyelposhing vào tháng trước để tuyển lựa học viên.

Vì thế hệ dân chủ đầu tiên của Bhutan đã trưởng thành, có sự thách thức về định nghĩa luật ở quốc gia được lãnh đạo hầu hết theo lịch sử theo kiểu bán thần quyền, bán quốc vương. Và có sự khó khăn khi thiết lập nên mô hình học thuật nhằm cân bằng giữ việc giáo dục sinh viên khi xử lý các vụ bất hòa theo hệ thống tòa án chính thức và thông qua một vị trưởng làng – một truyền thống bắt nguồn từ niềm tin rằng công lý dựa trên việc duy trì hài hòa trong xã hội.

Trong văn hóa khi bản chất đặc thù của việc thực thi luật pháp phương Tây được một số người xem là ngược lại với Phật giáo, tôn giáo mọi người đều theo đuổi, ông Peil cho biết lợi ích rất lớn cho các luật sư được đào tạo khi có thể bảo vệ các giá trị của Bhutan theo sự đòi hỏi của hiện đại hóa đang ồ ạt tiến đến.

“Đây là một trong rất ít nơi và một trong những nơi cuối cùng bạn có thể thấy một nền dân chủ, một nền dân chủ bình yên phát triển từ đầu. Nếu chúng ta không làm tốt công việc thì đó sẽ là một sự đe dọa đối với hiến pháp, đe dọa đến nền dân chủ và đe dọa đến quy tắc của luật pháp”

Nằm giữa hai quốc gia hùng mạnh là Trung Hoa và Ấn Độ, Bhutan có thuyền thống bảo vệ số dân ít ỏi, hiện nay với khoảng 750,000 từ thế giới bên ngoài. Trước năm 1961, quốc gia này không hề có đường tráng nhựa. Truyền hình vệ tinh chỉ vừa được đưa vào năm 1999. Và những người ngoài vẫn phải trả khoảng $250 một ngày để đến và sống ở quốc gia này.

Bhutan là kinh đô cuối cùng còn nguyên vẹn trên dãy Himalaya -Sikkim bị sát nhập vào Ấn Độ vào năm 1975 và vương quốc Nepal bị bãi bỏ sau cuộc nội chiến vào năm 2008 . Hoàng tử Sonam Dechan Wangchuck cho biết sự nhạy cảm về lịch sử với thế giới bên ngoài đa phần là một phản ứng để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

“Tình hình ở khu vực không bao giờ được ổn định” Hoàn tử Wangchuck, chủ tịch danh dự của trường luật cho biết “Chúng tôi cần phải bảo tồn văn hóa và bản sắc nhằm tồn tại.”

Sau khi vua Jigme Singye Wangchuck, người được đặt tên cho trường luật tuyên bố vào năm 2011 rằng sự chú trọng của Ngài để chuyển đổi Bhutan thành một vương quốc theo hiến pháp, sự thay đổi đã tăng tốc vì nhu cầu phải xây dựng các tổ chức độc lập vững mạnh. Và khi những suy nghĩ xảy ra, việc ra đời của chế độ dân chủ có thể là một cách khác nhằm bảo vệ an ninh quốc gia. Các chuyên gia từ những nền dân chủ lớn hơn có thể được mang đến tạm thời nhằm giúp tạo dựng nên nền móng.

Bhutan hiện nay có hiến pháp, được thông qua vào năm 2008 được rút ra từ sau sự phân biệt chủng tộc ở Nam Phi; một tòa án tối cao nguy nga được xây dựng bằng tiền Ấn Độ và gần đây là trường đại học luật nhận được sự trợ giúp từ công ty luật toàn cầu White & Case và sự tư vấn từ các luật sư và công ty luật trên toàn thế giới.

Hầu hết những luật sư ít ỏi ở quốc gia này nhận bằng từ Ấn Độ nhưng không phải luôn luôn được thông dịch tốt trong ngành tư pháp của Bhutan, nơi sử dụng tiếng Dzongkha, ngôn ngữ quốc gia. Ấn Độ cũng có hệ thống pháp luật dựa trên luật pháp nhưng Bhutan lại lấy từ nhiều truyền thống khách nhau nên một khi trở về, các luật sư phải mất một năm để chuyển đổi.

Sự thiếu đa dạng các loại hình luật sư thực hành và thiếu nguồn lực hợp pháp ở các vùng nông thôn là những vấn đề quan ngại. Hoàng tử Wangchuck hy vọng trường luật mới sẽ khép lại những khoảng cách này.

Tuy nhiên, các phương cách trật tự cổ xưa vẫn giữ vững ở đây.

Bên dưới khu vực của trường luật nơi các công nhân đang cột các cọc thép vào vách đá, Degang, 67 tuổi, đã làm việc như một người hòa giải cho hơn 200 vụ kiện với tư cách trưởng làng.

Với những tranh chấp phức tạp, ông Degang thỉnh cầu vị thánh ba mắt Palden Lhamo, người giữ gìn luật pháp phổ biến cởi con la qua biển máu. Với các vụ kiện rõ ràng, hầu hết là những tranh cãi nội bộ và đất đai, ông đơn giản chỉ là kêu các bên ngồi xuống và nhẹ nhàng hướng dẫn họ đến điểm thỏa thuận.

Với các tranh chấp về tiền bạc, vấn đề là không để một bên cảm thấy có quyền hơn bên còn lại nhưng vẫn đưa ra sự thỏa thuận giữa bên mượn và bên cho mượn.

“Thỉnh thoảng người cho mượn cố mọi cách để lấy tất cả số tiền bằng cách giật đồ và ngay cả súc vật của người mượn. Nhưng chúng tôi đều chi sẻ niềm tin Phật giáo và tin vào nhân quả với người đó để đàm phán số tiền và thay đổi suy nghĩ của người ấy.”

Như nhiều người Bhutan khác, ông Degang tin rằng dân chủ rắc rối hơn là vương quốc. Khi vua còn nắm quyền, các chính trị gia ít làm ra điệu bộ và nhiều lời hứa được giữ. Với hệ thống tòa án chính thức, và với việc người thắng người thua rõ ràng hơn, ông Degang tự hỏi không biết phương cách của thế hệ ông sẽ tàn phai hay không.

Stephen Sonnenberg, cựu giảng viên của trường đại học Harvard, người được thuê để giúp thiết lập nên chương trình học cho biết sự do sự này để nắm bắt hệ thống pháp luật khi một số người Bhutan tin rằng sẽ khuyến khích tội phạm đã định hình hầu hết công việc của ông cả năm qua.

“Hầu hết những vụ tranh chấp ở Bhutan được giải quyết theo truyền thống tập quán thông thường. Và vì thế để đào tạo các luật sư theo cách giải quyết những tranh chấp thông qua hệ thống tòa án pháp lý sẽ được xem là sự ngây thơ và sai lầm tồi tệ.”

Vay mượng từ trọng tâm của đất nước về sức sống của cộng đồng, các văn phòng luật sư có lẽ được gọi là “Quyền con người” ở phương Tây đã được thích nghi vào chương trình học với tên gọi “Nhân phẩm con người” Vấn đề với việc dán nhãn quyền lợi, ông Sonnenberg cho biết rằng nó thường dùng để chỉ một người là nạn nhân và một người là nghi phạm.

“Ở các cộng đồng nhỏ bé, điều đó rất là khó để thực thi. Sử dụng hệ thống nhân phẩm thay thế cho phép bạn hoàn thành kết quả tương tự nhưng phảm được xây dựng đựa trên sườn ý rằng “Là một cộng đồng , chúng ta phải có nghĩa vụ phục hồi lại nhân phẩm cho những ai vi phạm.”

Ở Haa, trước một buổi tuyển lựa, Karma Loday, 18 tuổi và các bạn học đang cố gắng định nghĩa luật cho chính họ. Không giống như các thế hệ lớn hơn, Loday nghĩ rằng nó ít hơn về sự trừng phạt và cần nhiều hơn về sự hướng dẫn.

Có lẽ nó tương tự như là mối quan hệ thiêng liêng giữa mẹ và con hay là một động lực để cho biết điều gì là xấu và tốt ở một quốc gia. Và nó có thể được tìm thấy ở mọi thứ.

“Mọi thứ đều được điều chỉnh bởi pháp luật nếu chúng ta nhìn nhận thật cẩn thận. Mặt trời chiếu sáng bởi vì nó luôn chiếu sáng. Cây trồng từ đất. Đó là điều chúng tôi cảm thấy.”

Khi được hỏi nếu những ý tưởng đó có phải dựa trên chủ nghĩa cá nhân trẻ tuổi, ông Peil, phó hiệu trưởng của trường cho biết ông không nghĩ vậy. Việc thúc đẩy của quốc gia gần đây về hệ thống luật pháp như là một điều có thể bổ sung hơn là sự thỏa hiệp, các quan niệm truyền thống về công lý có thể thực hiện với thế hệ trẻ nhất bởi vì, theo ông Peil, người được tuyển lựa vì một phần về nền tảng trong việc điều hành các chương trình luật quốc tế.

Ở Bhutan, ông cho biết, luật bao gồm không chỉ là các từ ngữ về thẩm phán hay là một cơ quan lập pháp mà cũng bao gồm các quy tắc hành động không được viết ra được truyền thừa qua nhiều thế kỷ theo truyền thống Phật giáo không bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa thực dân hay các biến động bạo lực. Nếu đó có nghĩa là người Bhutan có một quy tắc bắt buộc phải tôn trọng môi trường, tôn trọng trách nhiệm chung và đàm phán mâu thuẫn thông qua công lý cộng đồng, những điều này là các giá trị cuả các luật sư thế hệ đầu tiên được đào tạo ở đây để bảo vệ.

“Chúng tôi không cố gắng mang nền tự do dân chủ phương Tây đi vào văn hóa người Bhutan. Chúng tôi chỉ cố gắng mang đến các giải pháp cho người Bhutan.”

Sher Bahadur Ghalley, 20 tuổi, một ứng cử viên tương lai rất tự tin rằng thế hệ của anh sẽ tìm ra nó.

“Luật là ánh sáng. Nếu không có ánh sáng, chúng ta sẽ không thấy đường.” Anh cho biết.

Ngọc Hằng dịch

Theo Nytimes.com



Có phản hồi đến “Trường Đại Học Luật Đầu Tiên Tại Quốc Gia Phật Giáo Hạnh Phúc Bhutan”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com