“Kinh Phật có dạy việc tu tập hay có đoạn kinh nào nói về việc bảo vệ môi trường? Có đoạn kinh nào cho chúng ta biết làm thế nào để biết tương tác với môi trường? Có Đức Phật nào có môi liên hệ rất vững mạnh với trái đất?”

Chúng ta có thể thấy từ kinh Phật rằng Đức Phật, một bậc giác ngộ và các đệ tử của Ngài sống gần gũi hài hòa với môi trường. Đức Phật được sinh ra dưới một gốc cây. Ngài cũng thành đạo dưới cây Bồ Đề và Ngài nhập niết bàn cũng dưới một gốc cây. Đức Phật dạy rằng trồng cây và nuôi dưỡng cây là hành động đạo đức.

Trong giới luật của tăng ni, Đức Phật khuyên các tu viện không được chặt cây, lá và hoa và không được làm khuấy động rừng. Ngài đặt ra các giới luật hướng dẫn việc không làm bẩn cỏ hay sông hồ. Các nhà môi trường hiện tại đang cố gắng đưa ra những sự chỉ dẫn tương tự như vậy.

Trung tâm giáo dục của Đức Phật là làm việc vì lợi ích cho mỗi chúng sinh và ngừng lại việc làm hại chúng. Để làm được điều này, Ngài khuyên các đệ tử sống đơn giản, với lòng từ bi, vị tha và Đức Dalai Latma thứ 14 cũng bày tỏ điều này qua “Trách nhiệm phổ quát” và thái độ dựa trên tình thương yêu, lòng từ bi và sự nhận thức rõ ràng trong việc chăm sóc tất cả các chúng sinh. Để sống với trách nhiệm phổ quát cho lợi ích của tất cả chúng sinh, chúng ta phải chăm sóc môi trường mình đang sống.

Không có một Đức Phật sinh thái nào riêng biệt bên ngoài Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Một số giảng sư thường nói đến Đức Phật Dược Sư Hay là Bồ Tát Quán Thế Âm xuất hiện với nhiều hình tướng khác nhau để ủng hộ cho những vấn đề về môi trường.

Thêm vào đó, có rất nhiều cách tu và luyện tập tâm chúng ta có thể làm để ủng hộ một môi trường khỏe mạnh.

Phương cách của chúng ta là tăng lòng yêu thương và từ bi và phát triển khả năng cho trách nhiệm toàn cầu là thực hiện và thiền định. Với cách tu tập này, chúng ta tưởng tượng về việc chịu đau khổ cho người khác để để chống lại sự tự hấp thụ của chính mình và tưởng tượng đến việc mang tất cả hạnh phúc của mình và chúng sinh đến cho người khác để mở rộng tình yêu thương và lòng bát ái. Điều này giúp chúng ta sống hài hòa hơn với người khác trong môi trường.

Một cách tu tập quan trọng khác là phát triển sự hiểu biết về sự cộng sinh giữa con người và môi trường. Chúng ta dựa hoàn toàn vào sự tử tế của người khác. Chúng ta sẽ không thể tồn tại nếu không có các chúng sinh hữu hình khác. Bằng cách làm quen với lý do phụ thuộc tăng lên, chúng ta phát triển sự nhận thức thực tế về sự tồn tại của mình và phát triển lòng từ bi cũng như tình thương yêu.

Chúng ta cũng có thể nhìn vào mối quan hệ phụ thuộc nhau giữa cảm xúc tiêu cực và làm thế nào chúng ta liên hệ đến môi trường. Ví dụ, để đạt được vật chất, giàu có và thỏa mãn những ham muốn nhục dục, chúng ta làm ô nhiễm môi trường, trái đất, nước và không khí. Vì vậy, Đức Phật dạy chúng ta giảm đi những cảm xúc phiền não và hài lòng với những gì chúng ta có.

Chúng ta cũng dành năng lượng tích cực – công đức từ việc tu tập thiền định đến cho hạnh phúc của tất cả các chúng sinh và rõ ràng điều này ảnh hưởng đến việc có một môi trường sạch và khỏe. Để đạt được điều này, chúng ta cũng dành tâm trí đến cho việc chăm sóc và nhận thức lớn hơn về môi trường và cho tình yêu thương, từ bi và kỹ năng phát triển không giới hạn.

Đức Dalai Latma thứ 14, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng và Đức Karmapa thứ 17, nhà lãnh đạo của dòng truyền thừa Kagyu là những nhà ủng hộ mạnh mẽ trong việc bảo vệ môi trường. Thiền sư Thích Nhất Hạnh của Việt Nam cũng vậy. Đức Karmapa thường xuyên kết hợp các chủ đề về môi trường trong những bài giảng và cuộc sống công việc. Ngài thiết lập và chủ trì các hội thảo thường niên để khuyến khích cộng đồng Phật tử và các tự viện trên vùng Himalaya hành động theo cách bền vững và thân thiện với môi trường.

Ngọc Hằng dịch

Theo Spokesman.com



Có phản hồi đến “Đức Phật Dạy Bảo Vệ Môi Trường Như Thế Nào?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com