Sư cô Đăng Nghiêm thử thách các thính giả “Hãy nhìn ra khỏi máy tính và thấy một bầu trời xanh có thể mang lại cho bạn niềm vui.” Là một sư cô theo truyền thống của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sư cô Đặng Nghiêm đã trò chuyện về chủ đề “Chánh niệm như y học” tại viện công nghệ Massachusetts MIT vào hôm 7/3 , một phần trong chương trình thuyết pháp Phật giáo đặc biệt do viện ngôn ngữ và nghiên cứu toàn cầu MIT tài trợ.

Trong y áo màu nâu, mỉm cười với lời nói nhỏ nhẹ, sư cô bắt đầu thu hút sự chú ý của hơn 200 khán giả cùng thiền ngắn. Sư cô giải thích rằng sư cô không muốn trình bày bài thuyết giảng như vậy :”Nó như là một sự lan truyền từ trái tim đến trái tim.” Ba tiếng chuông do sư cô Trúc Nghiêm thỉnh vang lên. Cả hai sư cô, đều tu tập tại tu viện Lộc Uyển ở California được mời đến MIT trong hai ngày cho các hoạt động cùng tổ chức kết hợp với chương trình về nghiên cứu giới tính và phụ. Chuông được cho mượn đến với những người tổ chức chương trình bởi chùa Việt Nam, một ngôi chùa địa phương.

Sư cô Đăng Nghiêm sinh năm 1968 ở Việt Nam trong Tết Mậu Thân, là con của một người mẹ Việt Nam và người cha là lính mỹ. Cô mất mẹ khi 12 tuổi và di cư đến Hoa Kỳ ở tuổi 17 cùng với anh trai. Sống ở nhiều nhà nuôi dưỡng khác nhau, cô học tiếng Anh và tiếp tục lấy bằng y khoa. Sau khi chịu thêm nhiều bi kịch và mất mát, sư cô từ bỏ công việc làm bác sĩ và đến Làng Mai ở Pháp, nơi cô thọ giới làm một sư cô vào năm 2000. Sư cô là tác giả của hai quyển sách “Hàn gắn: Hành tình từ một bác sĩ đến một sư cô của một phụ nữ” (2010) và “Chánh niệm như y khoa: Câu chuyện về hàn gắn và tâm linh.” (2015)

Trung tâm chủ đề của cuộc nói chuyện là vai trò của thiền và thở chánh niệm như là liều thuốc giải độc cho căng thẳng, đau đớn, chấn thương của cuộc sống có thể tạo ra các bệnh về thể xác và tinh thần, giữa những khó khăn khác. Sư cô trò chuyện về lịch sử bản than với trầm cảm, đau đầu, bệnh thần kinh Lyme cũng như trải nghiệm của cô như một người sống sót vì bị lạm dụng tình dục.

“Chúng ta là những con người rất đặc trưng và ở nhiều cách chúng tôi không kiểm soát được cuộc đời mình. Là những bác sĩ, chúng tôi được ép phải xem 20,30,40 bệnh nhân một ngày. Là những nhà khoa học, bạn bị ép phải hoàn thành hết kế hoạch này đến kế hoạch khác.” Một số sự căng thẳng cũng được tạo ra từ trong chính cơ thể chúng ta. Chúng ta rất khó khăn nghiêm khắc cho chính bản than mình. Bạn có bằng cấp. Nó chưa đủ. Tôi phải có một bằng khác Bạn hoàn thành một kế hoạch? Oh, không. Tôi có một kế hoạch thứ hai. Bạn chỉ là không có thời gian để nhận thức những việc bạn đã làm, bạn làm việc cực nhọc như thế nào và bạn đã đi xa đến đâu.”

Bằng cách thiền và thở chánh niệm, thân và tâm có thể nghỉ ngơi và thư giãn.” Bạn không cần phải trở thành nhà sư và sư cô để tập chánh niệm hay là tu tập thiền. Bạn có thể thực tập bất cứ nơi nào bạn đến.”

Sư cô trò chuyện khá lâu về những nguyên tắc của Phật giáo: “tiếp hiện – là sự kết nối cuộc đời và sự thâm nhập các hiện tượng khác biệt rõ ràng. Sư cô nói: “Nó giúp chúng ta không cảm thấy cô đơn khi chúng ta trong lớp học, trong phòng nghiên cứu, khi chúng ta mãi mê với các dự án của chúng ta, được bao bọc xung quanh bởi các bức tường xi măng. Thỉnh thoảng, chúng ta cảm thấy tách khỏi cuộc sống. Chúng ta không nhận ra chuyện gì đang xảy ra và quá tuyệt vọng bởi vì thời hạn, bị áp lực. Tuy nhiên nếu chúng ta chỉ nhớ về sự tiếp hiện kết nối nhau, làm thế nào hạnh phúc và khổ đau của chúng ta ảnh hưởng không chỉ một người, không chỉ những người yêu thương, các thành viên trong gia đình mà là cả xã hội. Ảnh hưởng gợn lên liên hệ. Vì thế chúng ta quay lại với hơi thở, với cơ thể, cười và chăm sóc bản than mình vì một người chứa tất cả. Chăm sóc bản than của chúng ta là chăm sóc cả gia đình và xã hội của mình. Đó là tình yêu.”

Một đặc điểm của “kết nối tiếp hiện” là hiểu sự liên hết với mọi người trên các nền tảng khác nhau. Sư cô nhắc cho cả cộng đồng MIT rằng “Chúng ta là cộng đồng vô cùng vinh dự. Với mỗi sinh viên hay giáo sư, có hàng trăm ngàn người sẽ không bao giờ có được sự vinh dự, giáo dục, vị trí xã hội như vậy.”

Sư cô nói về sự quan ngại rằng hạnh phúc và vui vẻ có thể dẫn đến sự tự mãn và yếu kém. Sư cô nói “Mọi người trở nên sáng tạo hơn khi tâm chúng ta rộng rãi và bình tĩnh. Chúng ta thấy những khả năng. Chúng ta có thể trở nên tự ý thức. Là những nhà khoa học chúng ta có thể trở nên giống như những kỹ thật viên. Bởi vị chúng ta luôn lặp lại các mẫu. Chúng ta không thấy con đường mới để làm việc. Góc cạnh mới với một vấn đề như vậy. Nếu bạn sử dụng những giây phút ấy để chăm sóc than và tâm mình. Hay chỉ bỏ qua một bên. Tin vào ý thức của bạn. Ý thức của chúng ta có rấ nhiều mức độ. Chúng ta thường sử dụng mức độ phía bên ngoài. Nhưng vào bên trong như cái giếng, nó giống như đại dương vô tận. Và khi bạn để những sự nhận thức lưu trữ làm việc, chúng ta trở nên rất sáng tạo.”

Trong phần thảo luận, một sinh viên hỏi vì sao cô nên làm làm bài tập khi thiền là thứ làm cho cô cảm thấy tốt nhất. Sư cô khuyến khích cô sinh viên sử dụng thiền hay thở chánh niệm để giúp cô học hành. “Bạn vẫn làm điều bạn muốn và nó đến từ một cái giếng khác. Và nó gây cảm hứng. Nó nuôi dưỡng bạn khi bạn làm như thế.” Cô thử thách các khán giả nhìn ra khỏi máy tính và các điện thoại di động . “Chúng ta nói chúng ta không có thời gian nhưng mỗi giây chúng ta có, chúng ta cầm các thiết bị điện tử và bấm nút khởi động. Chúng ta không có thời gian yêu chính bản than mình. Chúng ta tiêu thụ liên tục. Chúng ta không cho tâm mình cơ hội nào để nghỉ ngơi như là động cơ để mát. Hãy bỏ chúng sang một bên, các bạn của tôi. Và đơn giản là thở và cười.

Nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhìn vào khuôn mặt những người than yêu. Con bạn đang lớn. Người than của bạn đã trưởng thành, xa bạn. Kết nối.’

Sư cô đùa vui rằng một nghĩa khác của MIT là “chánh niệm trong công nghệ” (Mindfulness in Technology”)

Sau phần bài giảng cả hai sư cô Đăng Nghiêm và Trúc Nghiêm đã gặp gỡ các thành viên của hội sinh viên Việt Nam ở MIT

Ngày tiếp theo, hơn 40 sinh viên, giáo sư, các nhân viên từ các tổ chức tôn giáo, chủng tộc, thể thao đã tham dự “ăn chánh niệm.” Nhà tổ chức sự kiện Olga Opojevici cho biết sự kiện bao gồm các đại diện từ nhiều nhóm ở trường cung cấp các chương trình chánh niệm. Điều này cho mọi người có cơ hội nói với nhau về những nguồn lực tồn tại sẵn và cái gì có thể được tạo nên, phát triển thực tập chánh niệm ở trường đại học. Chuyến thăm viếng của hai sư cô Đăng Nghiêm và Trúc Nghiêm thật sự là chất xúc tác cho điều này.”

Vào buổi sáng sớm, khoảng 35 người đã tham dự thiền hành trong trung tâm thể dục thể thao do sư cô Trúc Nghiêm hướng dẫn.

Ngọc Hằng dịch

Theo MIT.edu



Có phản hồi đến “Hoa Kỳ: Sư Cô Đăng Nghiêm Trò Chuyện Về Thiền Và Y Khoa Tại Học Viện Công Nghệ MIT”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com