VẤN: Gia đình con chuẩn bị đón tân gia vì vừa xây nhà xong. Bên gia đình chồng ba mẹ chồng đều giữ quy tắc thờ cúng xưa và đôi khi con cũng không hiểu nhiều lắm vì con chỉ thường thờ Phật và bàn thờ đơn giản theo sự hướng dẫn của quý thầy. Cha mẹ chồng con bảo rằng phải có ba hủ gạo muối nước để trên đòn dong, phải có bàn thờ thiên trước nhà, có trang dành cho ông địa. Vì nhà buôn bán lại thêm cả trang ông địa, thần tài, dưới bếp cũng phải có bàn thờ ông công ông Táo. Đó là chưa kể trên bàn Phật thì rất nhiều ảnh tượng Phật .Quả thật nhà con không phải là chật hẹp nhưng nhìn việc thờ cúng như vậy với quá nhiều bàn thờ khác nhau con cảm thấy ngộp. Đôi khi con có cảm giác sợ hãi cứ như vào một phủ thờ nào đó. Xin Sư cho con biết ý nghĩa ba hủ gạo muối nước là gì? Tại sao phải thờ? Những bàn thờ nào con có thể dọn lại bớt mà không bị mắc tội? Làm thế nào để con thuyết phục gia đình nhà chồng đơn giản bớt việc thờ cúng. Con xin cảm ơn Sư.

ĐÁP:

I .

Theo phong tuc tập quán Việt Nam thì đời sống người Việt dù gia đình có sung túc hay không, giàu có hay nghèo, quý phái sang hèn bên cạnh đều có những tín ngưỡng đề cúng vái thần linh, Phật Trời, mong Phật gia hộ cho gia đình sung túc, hưng thạnh ông bà tăng phước tăng thọ, lúa thóc đầy bồ gia đình ăn nên làm ra, làm sao cho giàu có nhiều đời. Do đó, khi làm việc gì quan trọng đến nơi ăn ở, nơi nghỉ ngơi, nơi trăm năm gắn bó trên mãnh đất ông bà đã cắm dùi trong thời gian cùng với tổ tiên khai phá mở rộng đất phương nam đều lo cúng bái.

Thuở xưa tổ tiên ông bà người Việt thường là sống xa quê, khai hoang lập ấp nơi vùng đất xa lạ lúc nào cũng có sự sợ sệt xâm chiếm. Bản thân và gia đình không biết nương tựa vào đâu, nên lần lượt họ nghĩ ra việc dựa vào người vô hình, thờ cúng thần lửa, thần gió, thần mưa, thần đất, thần sông rạch...đi đến đâu cũng lập bàn thờ, vái lạy cúng kiến môi trường tứ phương, những gió mái, những cơn sóng dập gió dồi đều được cúng kiến. Ngay cả đến việc mất đồ đạc giá trị trong nhà cũng bày việc cúng kiến nải chuối ông địa nhờ ông địa mách giúp, cha mẹ bệnh cũng lập bàn hương án cúng cơm, cúng bánh ngọt, cúng trái cây, cạo tóc vái nguyện nhờ ông bà giúp cho cha mẹ lành bệnh, trẻ con bị nóng sổ mũi là do ông bà rờ đầu, lập bàn thờ cúng ông bà xin the thứ cho trẻ con.

Tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo

Từ khi thành lập kinh đô Luy Lâu (vùng Hải Phòng thuộc miền Bắc Việt Nam hiện nay) thời khí đất nước Việt Nam chia ra thành ba miền Nam Trung Bắc rõ rệt, mỗi nơi đều có phong tục, tín ngưỡng dân gian khác nhau, sự cúng kiến được tôn trọng giữ gìn kính cẩn. Ví dụ như ở miền Bắc thì thờ Mẩu Liễu Hạnh, Mẫu Thương Ngàn, Ông Hoàng Mười, miền Trung thì thờ các bậc công thần, thành hoàng có công khái phá mở rộng đất hoang vu biến thành châu thổ cho dân tình có nơi làm vụ mùa sanh sống; miền Nam thì thờ quý Bà có những công đức ấn tượng với dân tình địa phương như Bà Rịa, Bà Quẹo, Bà Chiểu, Bà Tô, Bà Điểm...

Về tín ngưỡng tôn giáo thì miền Bắc xưa nhất có các Ngài Khâu Đà La, ngài Mâu Bác, ngày Khương Tăng Hội hoằng truyền giáo pháp thiền quán, thiền niệm, hoằng truyền tông thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, nhất là phái thiền Tào Động, thiền Trúc Lâm Yên Tử. Miền Trung miền Nam hoằng truyền pháp môn thiền tịnh song tu của phái Lâm tế Nguyên Thiều ở Qui Nhơn Bình Định, Vĩnh Cửu, Long Khánh, Đồng Nai, Lâm Tế Liễu Quán, Biên Hóa, Phú Yên và toàn miền Nam, Lâm tế Chánh tông, Lâm tế Chúc Thánh, Quảng Nam Quảng Ngãi, Đồng Nai

Các lễ nghi, tập tục, tôn trọng ngày giờ

Lễ là những nghi lễ có nghi thức lễ nghi khuôn thước, cung cách của lễ hội, cách thức tổ chức một lễ hội, như lễ hội: viếng chùa Hương, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Gióng, lễ hội Đống Đa...Ở miền Trung có lễ hội cúng cầu Ngư, lễ hội Lam Kinh, lễ hội Dinh Thầy Thím. Ở miền Nam có lễ hội Dinh Cô, lễ hội Bà chúa Xứ, lễ hội Dinh Cô...

Các tập tục thuộc phong tục tập quán tốt của người Việt như cúng miễu thờ Thầy giáo đầu tiên (tiên sư), lễ cúng kỳ an (ở đình làng), lễ ngày mùa (ở sân làng), lễ xuống đồng (cúng ruộng), lễ mừng công, mùa xuân đi chùa hái lộc (lễ chùa, đình, miếu). Lễ ngày mùng 5 tháng 5 giữa trưa ra ngoài ngó mặt trời ngừa bệnh đau mắt, lễ cúng nhà mới (ăn tân gia), lễ cúng đất mới (xông đất) ngày mùa đi cúng thần nông ở đình làng, đầu năm đi lễ chùa xin chuỗi dâu tằm ăn cho con trẻ đeo tránh các bệnh, cúng lễ xin đeo bùa nêu, xỏ lỗ tai đeo bông liền cho trẻ gái sơ sanh, bố thí đò ngang cho người qua sông, bố thí nước uống cho người qua đường......Đó là những lễ giáo tập tục riêng và trở thành nếp văn hóa dân gian, văn hóa đạo đức của người Việt kể từ khi có mặt trên vùng bình nguyên và đồng bằng sông Cửu long đất Thủy Chân Lạp nầy

Theo tín ngưỡng đạo đức đạo Phật của người miền Tây, đồng bằng sông Cửu Long, việc xem ngày giờ xuất hành, đi xa, làm việc đại sự, xây dựng nhà cửa, đặt bàn thờ, chỉnh trang bếp núc, phòng ngủ phòng khách, sân nhà...đều chọn ngày mùng 9, ngày 19, ngày 29 các ngày đó là ngày của Trời Phật, chọn giờ là giờ hoàng đạo, giờ trong sáng là tốt nhất và người dân miền Tây làm việc gì cũng quyết định vào 3 ngày trên. Việc xem ngày như trên đây để giúp cho Phật tử an tâm xây dựng, động đất, động nhà cửa có ảnh hưởng nhiều đến các tu sĩ, Thầy Sư của Tịnh độ Non bồng.

II .

Cúng tân gia

Thường thì trong giới thương lưu, trung lưu hay bình dân Việt Nam, các đại gia, giàu sụ, giới trung lưu, giới vừa đủ ăn, thường là hay xây cất nhà cửa, sửa chữa nhà thì hay đi chọn thầy xem tuổi cất nhà có bị phạm tam tai, kim lâu, hoàng ốc không, nếu có phạm thì nhờ thầy hóa giải, mượn người có tuổi phù hợp với năm xây nhà. Phạm tam tai thì khi xây nhà hoặc xây nhà xong thì có bị nạn tai ập đến. Phạm kim lâu thì khi xây nhà hoặc xây nhà xong người chủ gặp nạn tai và qua đời. Phạm hoàng ốc làm nhà không thành công, luôn bị đổ bể không xong việc gì, năm đó làm việc gì cũng không đạt...Tuy nhiên, khi có tuổi xây dựng và sau khi xây dựng xong thì mừng rỡ, rất hoan hỷ chọn ngày cúng tân gia

Cúng tân gia hay còn gọi là ăn lễ tân gia. Ăn tân gia, theo lịch số thì gọi là lễ về nhà mới, lên nhà mới, nhập trạch, cầu mong những điều suôn sẻ đến gia đình, cũng mang ý nghĩa là tạ ơn thổ địa thần linh đã cho chủ nhà một cuộc đất sống bình an vô sự. Khi về nhà mới nếu là người chủ nhà dễ tính thì tổ chức cúng kiến linh đình, chiêu đãi bạn bè tứ phương, bạn đến tặng quà cáp, những bức tranh, trướng treo tường, những kỷ niệm chương. Chủ nhà là Phật tử thì rước quý Sư từ 4 vị đến 10 vị đến cúng dường trai tăng, hướng dẫn cách thờ phượng, thờ cho thật đơn giản, sau đó tụng kinh cầu an, sái tịnh xông nhà xông đất mới. Chủ nhà khó tính theo quan niệm xưa thì rước thầy đến để trấn ếm, đối đầu với những khó khăn sắp tới nếu có.

Một số đông gia đình Phật tử hiện nay rước quý Thầy đến tụng kinh Bát Dương, cầu Đức Quán Thế âm Bồ tát gia hộ những việc xấu ác không đến, những tai biến đều kinh qua. Tuy nhiên, nếu chúng ta là Phật tử thì giữ trọn niềm tin Tam Bảo, không nên rước quý Thầy tụng kinh Bát Dương, vì kinh không phải do Phật thuyết, mà do các nhà tu Phật địa phương vùng biên địa, rừng núi Đông Bắc Trung quốc sáng tác tụng niệm nhằm giữ an lòng cho người dân địa phương hoang vu.

Cách thức cúng về nhà mới (nhập trạch)

Về nhà mới theo tục lệ xưa nay người ta rất tin tưởng thường đi tìm thầy coi ngày trách cát, theo thập nhị trực. Thầy xem nếu là đúng ngày trực khai, trực thành, trực mãn, về giờ là giờ hoàng đạo không khắc tuổi, cản đường với gia chủ thì chủ nhà dọn về nhà mới

Lễ vật:

Gồm mâm ngũ quả, hoa tươi, hương, nến, bộ tam sên (hay gọi tam sanh, gồm có thịt luộc, trứng luộc, tôm luộc).Nếu là nhà Phật tử thì không sắm ba món nầy mà sắm ba miếng tàu hủ chiên là được rồi, nấu xôi chè, têm ba miếng trầu, một dĩa muối gạo, ba hủ nhỏ đựng muối, gạo và nước, ba chung trà, ba chung rượu, ba điếu thuốc. Sau khi cúng xong rải muối gạo trước sân nhà, rồi vào nhà mới. Riêng ba hủ muối, gạo, nước để dành lại đặt lên đòn dông nếu nhà có đòn dông. Nếu nhà không có đòn dông lúc vào nhà mới thì đặt ở bếp trên bàn táo quân. Cũng có thầy kêu đặt lên bàn táo quân, lý do nhà lầu cao chọc trời, nhà biệt thự, nhà tân thời theo kiểu Âu Mỹ không có đòn dông. Có thầy kêu gia chủ để lên đòn dông vì xây nhà theo xưa có gác đòn dông, tùy theo ý kiến riêng của thầy cúng

Các ông bà già xưa, thường thì hay để vàng găm, tám đồng xu vào túi đặt ở bốn gốc nhà để trừ tà khí, hoặc giúp sanh lợi lộc; có nhà đặt vàng gâm, 8 đồng xu luôn dưới nền cement. Có nhà dùng đá thạch anh đặt trong nhà. Đá thạch anh là lọai đá quý dễ tầm, đá biểu tượng của núi non, nơi có không gian trong lành và vững vàng, đá sẽ mang lại một từ trường tốt lành, thường là làm cho người lớn tuổi không bệnh hoạn, hoặc làm giảm bệnh cho những người trong nhà. Đá thạch anh điều tiết những chướng khí, những họa tai trồi sụt, thiên tai địch họa, những chướng duyên về sanh mệnh của con người, mang lại sự ổn định và tài lộc kinh tế thịnh vương cho gia đình

Ý nghĩa 3 hủ gạo, muối, nước

Gạo, muối, nước tức là lương thực chính và là muôn đời của con người trong hành tinh, nên việc dùng 3 hủ gạo muối nước để lên đòn dông, có ý nghĩa là đề cao lương thực giúp con người sanh sống. Con người không thể thiếu 3 lọai lương thực nầy, nên đối với ông thợ mộc làm nhà gọi là “thượng lương nhà” hay gọi là “gác đòn dông”. Đến việc tang lễ cũng thế, sau lễ tang đến ngày cúng mộ, mở cửa mả Thầy kêu tang chủ sắm sanh các vật dụng để mở cửa mộ, trong đó có 3 ống tre đựng gạo muối nước cắm trước ngôi mộ gọi là “thượng lương mộ”.

Nhìn chung đời sống con người lúc nào cũng đề cao lương thực, nước, vì có các thứ nầy con người mới sanh tồn trong thế gian, gạo muối nước là kinh tế chính của gia đình xưa cũng như nay. Xã hội tiến bộ văn minh đến đâu mà con người thiếu lương thực, gạo muối nước thì con người phải chết đói, hoặc bị nạn nhân mãn, hoàn cầu sụp đổ. Cho nên quý thầy cúng yêu cầu gia chủ đặt 3 hủ gạo, muối, nước lên đòn dông (lúc xây nhà) hay bàn táo quân (về nhà mới) là vậy. Đây là tín ngưỡng dân gian xuất phát từ Trung Hoa, miền Bắc, miền Trung Việt Nam. Các Phật tử nếu thấy không cần thiết thì không làm; hoặc có thể chấp nhận được thì làm cũng không sao, việc cúng không phải là hủ tục mà là triết lý cuộc sống (theo Đại đức Thích Minh Tâm, chùa Bửu Thiền, xã Phú Lộc, Tân Phú, Đồng Nai)

Việc cúng về nhà mới xưa được quý thầy ở chùa hướng dẫn cúng kiến, nay thì do các thầy phong thủy khá giỏi hướng dẫn cúng kiến. Có những gia chủ xây nhà cao ốc quá lớn không muốn rước thầy phong thủy đến cúng, mà tự học cúng, tức là không dám rước người lạ mặt vào nhà. Có gia chủ là Phật tử thì rước quý Sư đến tụng kinh cầu an, an vị Phật, lập bàn gia tiên tọa vị ông bà, sau đó cúng trai tăng, chiêu đãi khách quý bạn bè xong rồi vào nhà mới.

Trên đây là theo tư liệu tích góp từ quý Thầy Sư các chùa địa phương đi cúng tân gia tại các ngôi nhà mới xây xong và chuẩn bị vào ở, đa phần tại Việt Nam hiện nay. Còn lại 55% là Phật tử phát tâm thỉnh quý Thầy Sư đến tụng kinh cầu an, an vị Phật, cúng dường trai tăng cầu thọ cho ông bà, thêm lực cho những thành viên trong gia đình tăng phước tăng thọ.

III .

Việc thờ phượng cúng kiến, tụng kinh

Ba mươi năm trước chủ yếu của các gia đình Phật tử là muốn thỉnh quý Thầy Sư tụng kinh Thiên Địa Bát Dương. Nội dung kinh khuyến thiện, làm lành lánh dữ, được tai qua nạn khỏi, vượt khỏi số mệnh thế gian. Kinh Thiên Địa Bát Dương mới đầu nghe qua tưởng là do Phật thuyết, được phiên dịch từ tiếng Ấn Độ cổ sang tiếng Trung Hoa, vì có câu: “ta nghe như vầy...”, tức là kinh do Đức A Nan thuật lại và do ngài Cưu Ma La Thập đời nhà Dao Tần dịch. Nhưng thực chất nội dung kinh không phải do Phật thuyết mà là do những bậc tu hành ở Trung Hoa biên soạn có nói đến ý nghĩa lý số, phong thủy, âm dương, ngũ hành; về đạo đức nói đến nhân nghĩa theo văn hóa Trung Quốc có pha trộn một ít giáo lý Đức Phật.

Như trong phẩm “Khai Bày Chánh Kiến”, kinh đã dùng phương pháp chiết tự để luận giải chữ Nhân như sau: “Nhân là Chân, là làm con người phải có Chân tâm, không tưởng quấy, thân này thi hành mỗi việc đều chánh trực...” (Ban TV TC GN - Thư viện Hoa Sen)

Lần hồi về sau, do quý Thầy Sư giáo hóa cân nhắc, nên Phật tử để tâm đến việc thờ Phật, thờ gia tiên là trọng yếu. Từ đó Phật tử thường xuyên thỉnh quý Thầy Sư đến tụng kinh Phổ Môn, sái tịnh cho nhà cửa yên ắng, gia đình khỏi phải lo âu nạn tai các việc không tốt ập đến. Các gia đình Phật tử Việt Nam hiện nay đa phần tự phát tâm tụng kinh niệm Phật, tự tịnh tâm ý, kiến tạo cho ngôi gia của mình là nơi thanh tĩnh như chốn thiền môn. Từ đó các vị có cơ sở thực hiện phát huy kinh tế gia đình, phụng sự xã hội trở thành nếp sống ổn định tại các địa phương khu phố, xóm làng góp phần vào công cuộc chỉnh trang xây dựng xã, huyện thành nông thôn văn hóa mới tiến bộ.

Việc thờ phượng

Các ngôi nhà mới dựng xây hiện nay đều có thờ Phật, theo sự hướng dẫn của quý Thầy Sư, bàn thờ Phật ở nhà cư sĩ có 2 cấp và 1 cấp phụ. Có gia đình phát tâm thờ Tây phương Tam thánh, tức là ở cấp thứ nhất thờ Phật A Di Đà được tôn trí ở giữa, Bồ tát Quan Âm bên trái, Bồ tát Đại Thế Chí bên phải - cấp thứ hai thờ Phật Bổn sư Thích Ca, có nơi thờ thêm tượng Phật Di Lặc. Cấp thứ hai còn trang trí thờ cúng hương bông trái theo quy cách đông (phải) bình, tây (trái) quả - cấp thứ ba (cấp phụ), gồm cặp chưng đèn bằng đồng, gỗ hay sứ, lư hương, 3 chum nước, đèn lưu ly (đèn dầu hay đèn điện). Hiện nay do ảnh hưởng các Sư Nam tông ở Ấn độ, Myamar, Thái Lan, các Lạt-ma, các đại sư Mật tông ở vùng Tây Á tham quan viếng cảnh Việt Nam hoằng truyền thờ xá lợi, hiện việc phụng thờ xá lợi trở thành cao trào nên nhiều gia đình tôn trí thờ xá lợi Phật, dù chưa biết thật giả ra sao nhưng các gia đình rất quý kính ngọc xá lợi. Trong các gia đình Phật tử Non Bồng còn thờ thêm di ảnh Đức Tôn sư Thiện Phước-Nhựt Ý cỡ nhỏ

Việc thờ mẹ sanh mẹ độ, thờ ông Quan thánh, thờ năm ông Ngũ Công Vương Phật thờ thần tài, ông địa, ông táo là tín ngưỡng dân gian địa phương Trung Hoa phong kiến, đất nước Việt Nam cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các việc cúng kiếng nầy. Hiện nay việc thờ phượng theo tín ngưỡng dân gian vẫn ảnh hưởng lớn đến nền văn minh khoa học thực nghiệm, khoa học dẫn chứng của thế kỷ 21. Năm 1969, khi con người thân hành đến nguyệt cầu, rồi đến tìm ra hỏa tinh, thổ tinh, các hành tinh khác...thì đôi mắt con người của địa cầu bị dính mắc theo thân tứ đại, thức đại, không đại (máu thịt gân xương, đất nước lửa, gió, nghiệp thức, nghiệp dĩ, nghiệp lực) không thể nhìn xa, không thấy người, chúng sanh ở các tinh cầu khác, chớ không phải không có người ở các tinh cầu đó. Điều nầy trong nhà Phật dùng từ ngữ Phật học gọi là “đôi mắt phàm phu”, người phàm mắt thịt không nhìn thấy cõi âm, các cung cõi vô hình tức là không nhìn thấy các thế giới xa tít, ngàn tỷ năm dịu vợi

Theo đài khí tượng thủy văn thì người thường (ở địa cầu) chỉ thấy theo tầm nhìn xa là 10 cây số, cái nghe của con người khỏe mạnh, ngưỡng nghe cũng chỉ nghe được tiếng lá rơi, tiếng nước nhỏ giọt vào bồn (Hồng Đức - Trí Thức Trẻ 10/2013), không có khả năng nghe âm thanh xa xa trong hư không như các sa môn, tu sĩ, chơn sư nhà Phật. Ngày nay những tín ngưỡng tâm linh dân gian, thờ những người (thần tiên, thần tài, thổ địa) ngoài hành tinh không có trong thế gian dường như có chiều hướng phát triển mạnh chứ không dừng lại trong đơn phương mai một. Đối với Phật tử đã quy y Tam Bảo, quá trình giao lưu hội nhập, trong gia đình có người tin Tam Bảo, cũng có người ít hoặc không tin Tam Bảo, nhưng lại tin và cúng bái thần tiên, thần tài, thổ địa...Với tư cách Phật tử giữ giới là một việc, nhưng cũng có thể chấp nhận những tín ngưỡng dân gian thờ cúng trong nhất thời vì lý do tùy ý “người nhà”. Tuy nhiên về sau đến thế hệ mình quản lý gia đình sẽ không thờ cúng rườm rà cũng không muộn.

Nhìn chung, làm Phật tử có quy y Tam Bảo không nên thờ cúng thần tiên, thần tài, thổ địa, ông táo vì sẽ làm ngược lại việc mình đã hứa khả lúc quy y. Hơn nữa, phượng thờ là việc tín ngưỡng tâm linh vô hình, không nên tạo hình thức không phải Phật pháp làm xốn mắt làn mắt xanh, ô nhiễm tinh thần người lữ khách. Như khách bộ hành đứng giữa ngã ba đường chẳng biết đi đường nào cho đúng!

Tụng kinh

Có những gia đình nhiều thành viên lớn tuổi sắm chuông mõ, lập thời dụng biểu tụng kinh niệm Phật phổ thông vào lúc19 giờ và 4 giờ sáng. Có nhiều vị Phật tử phát tâm tụng kinh bộ, như kinh Pháp Hoa, kinh Phổ Hiền, kinh Địa Tạng Bồ tát bổn nguyện, kinh Vô Lượng Thọ, kính Bạch y cứu khổ Quan Thế âm Bồ tát...tụng đúng theo nghi thức quý Thầy Sư, vị Bổn sư thế độ quy y hướng dẫn. Đến ngày 14 (19 giờ) và ba mươi (19 giờ), tháng thiếu là 29 âl, có gia đình Phật tử tập trung theo đạo tràng đến chùa tụng kinh niệm Phật, lạy sám hối, bố tát tụng giới, 5 giới cư sĩ, và 28 giới Bồ tát. Có gia đình đơn chiếc, ít người thì ở nhà đi khóa lễ sám hối hồng danh, bản kinh truyền thống trong kinh Nhựt Tụng của Giáo hội ấn bản nhà in Sen Vàng phát hành hay kinh Tam Bảo của cụ Đoàn Trung Còn. Vào những năm 1970, quý Thầy Sư các Giáo hội có sáng kiến biên soạn hướng dẫn Phật tử sám hối giản đơn theo nghi thức mới, mỗi tuần vào ngày thứ bảy khai khóa lễ sám hối từ 30 đến 45 phút dành cho những Phật tử công nhân, chức việc, thương mãi thọ trì, chớ không nhất thiết phải chờ đến ngày 14 và 30 âl. Gần đây năm 1990 Hòa Thượng Thích Giác Quang cũng hướng dẫn nam nữ Phật tử đạo tràng Bát Quan Trai, tín đồ Phật tử trong tông môn Quan Âm tu viện đến ngày 14, 30 âl lạy sám hối theo nghi thức ở phần khai kinh trong bộ Diệu Pháp Liên Hoa kinh, bản dịch của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh. Do đó Phật tử rất thuận tiện trong khóa lễ sám hối tại gia, trong tâm không có nghĩ ngợi chán ngán sợ sệt tụng kinh niệm Phật theo thời gian quá dài, cũng không trở ngại cho nam nữ Phật tử lớn tuổi. Bởi lẽ việc tu hành là việc lâu dài, bền chắc theo nội lực của tâm, ý chí bền bỉ siêu xuất hơn là đua nước rút, tụng cho nhiều tập đến khi mệt mỏi thì thối chuyển bỏ cuộc cũng chóng vánh.

Phượng thờ phải hiểu tận tường

Ngày nay tụng niệm cúng dường tụng kinh

Thờ phượng là việc tâm linh

Làm sao cho hợp tâm mình mới an

HT Thích Giác Quang



Có 3 phản hồi đến “Nên Cúng Tân Gia Như Thế Nào Cho Đúng? Ý Nghĩa Ba Hủ Muối, Gạo, Nước”

  1. Tú Lê đã nói

    Chào thầy! Thật sự con cảm thấy rất ngại khi gửi mail này làm phiền thầy, nhưng vì mình không biết hỏi ai nữa nữa mong thầy vui lòng hỗ trợ giúp con nha . Con có thờ ông thần tài - thổ địa , giữa 2 ông mình có bỏ 3 ly muối , gạo , nước , nhưng 3 ly này không có nắp ( kiểu 3 ly uống rượu mình cho 3 ly nằm dính vào nhau kiểu hình tam giác) , không hiểu sao tự dưng hôm nay nước đổ ra ngoài bàn nhiều và đổ cả vào ly muối làm ngập luôn , không biết con có thể thay 3 ly mới không vì con nghe nói cuối năm mới được thay và không đang rất lo lắng không biết chuyện gì xady ra , mong thầy giải đáp, con càm ơn thầy !

    • Mô Phật! Bạn thay nước hay muối gạo lau dọn sạch sẽ là rất tốt. Tuy nhiên, là Phật Tử chỉ nên hành theo Phật mà thôi Bạn xem các bài viết sau để rõ hơn nhé http://linhsonphatgiao.com/20/11/2014/phat-tu-co-nen-cung-do-man-va-tho-quan-cong-tho-dia-than-tai.html https://linhsonphatgiao.com/7/2/2013/phat-tu-quy-y-tam-bao-co-duoc-lay-tho-quy-than-tho-dia-ong-tao-than-tai-ngoc-hoang.html Kính chúc bạn an lạc, tinh tấn tu hành

  2. Dạ thưa thầy nhà con lên nhà mới 3 hũ gạo muối con đặt trên bàn thờ thổ công vậy mồng một hay ngày rằm có phải thay gạo, muối, nước khác không ai hay là cứ để như vậy ạ

  3. Lê Hân đã nói

    Dạ thưa Thầy. Khi về nhà mới, con có để 3 hũ ( gạo, muối, nước) ở bàn thờ thổ công. Vậy 3 hũ đó cứ để vậy thờ, hay có phải thay khi hết năm không ạ? Con cảm ơn ạ.

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com