Trung tâm văn hóa Phật giáo đầu tiên của người Việt Nam tại cộng hòa Séc vừa được nâng cấp lên cấp tỉnh. Tại buổi lễ có sự tham gia của giám đốc văn phòng hội nhập Jan Jubiceck, trung tâm văn hóa Phật giáo của Người Việt Nam được cộng nhận vì những giá trị đối với con người ở khu vực.
Phát biểu tại buổi lễ, thầy trụ trì Thích Thông Đạt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc công nhận này và cho biết đó là một vinh dự cho các Phật tử ở cộng hòa Séc. Thầy cho biết sự tiến triển bày tỏ sự quan tâm của chính quyền địa phương đến các hoạt động tôn giáo của người Việt Nam ở quốc gia.
Thay mặt cho chính quyền, ông Kubicek nhấn mạnh rằng cộng đồng người Việt Nam rất tích cực trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người Việt
Ông Kubiceck cho biết ông hy vọng trung tâm và cộng đồng sẽ tiếp tục tăng cường mối quan hệ với các tôn giáo và tổ chức dân sự khác trong khu vực và giúp đỡ thanh niên Việt Nam hiểu được ngôn ngữ và văn hóa truyền thống.
Trung tâm vừa được khánh thành vào ngày 5/1 năm nay. Tại thời điểm đó, chủ tịch hội đồng khu vực về các dân tộc thiểu số Pavel Vodsedalek trao tặng chứng nhận công nhận trung tâm văn hóa, cho biết rằng giữa các dân tộc thiểu số, cộng đồng người Việt Nam đã thực thi nhiều hoạt dộng bảo tổn và giới thiệu văn hóa đa dạng. Trong buổi lễ vào hôm tháng giêng, đại sứ của Việt Nam tại cộng hòa Séc là ông Hồ Minh Tuấn đã cảm ơn chính quyền Ustecky vì giúp đỡ người Việt Nam giữ gìn truyền thống văn hóa và hòa nhập dễ dàng với cộng đồng Séc.
Vào năm 2011, đài truyền thanh Crech đã phỏng vấn thầy Bhante Wimala, một nhà sư Sri Lanka sống ở Prague về suy nghĩ của thầy với cuộc sống ở Trung Âu. “Tôi được đưa vào chùa khi 13 tuổi. Tôi thọ giới là một nhà sư tập sự ở tuổi 14. Tôi đang ở Prague đến nay là 17 năm. Chỉ vừa khi sự sụp đổ của cộng sản, tôi được mời đến Nga. Trên đường đi, bạn tôi đã mời tôi trò chuyện với một nhóm nhỏ các Phật tử ở Séc, những người chưa gặp các nhà sư trước đó bao giờ và họ rất thích thú. Vì thế khi tôi đến đây, tôi đã gặp rất nhiều người trẻ rất tò mò, nhiệt tâm và tận tâm nên tôi nghĩ thật là đáng để làm gì đó cho cộng đồng Séc.”
Theo thống kê của chính quyền, cộng hòa Séc là một xã hội đa phần không tôn giáo, với 24.5% trong cuộc khảo sát gần đây cho biết họ không có niềm tin tôn giáo. Thống kê của quốc gia không đề cập đến danh mục lớn nhất với 45% những người đánh vào mục tôn giáo bao gồm Phật giáo, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo, Sikhs.
Danh mục Phật giáo thế giới liệt kê 76 địa điểm Phật giáo ở cộng hòa Séc mặc dù số lượng chính xác không thể tính được. Hầu hết các Phật tử ở đây đều là người Việt Nam với một ít là người Séc được quy ngưỡng theo truyền thống Đại Thừa hoặc Tiểu Thừa của Phật Giáo.
Ngọc Hằng dịch
Theo Buddhistdoor.net