Đạo Phật đã hiện diện tại thế gian hai mươi lăm thế kỷ, và hiếu đạo là đạo của con người. Cho nên kể từ khi Phật thuyết kinh Vu Lan cho đến ngày nay, biết bao nhiêu người đã đọc tụng một cách thông thuộc. Cứ mỗi độ Vu Lan Rằm tháng Bảy, chùa chiền hơn lúc nào hết, tấp nập tín đồ đến hành lễ. Bàn thờ thì bông trái đầy đủ, còn Phật tử thì thuộc nằm lòng câu kinh tiếng kệ. Điều này chứng tỏ Đạo Phật đã phổ cập trong quần chúng. Tuy nhiên vì tính cách phổ thông và quen thuộc, đôi khi chúng ta lại hời hợt, không tìm hiểu ý nghĩa của kinh Vu Lan.

Vu Lan là dịch âm của chữ Phạn, Trung Hoa gọi là cứu đảo huyền. Nghĩa là cứu cái khổ bị treo ngược.

Bồn là loại khí cụ, chẳng hạn như thau chậu, ở đây ý nói phương pháp cụ thể nhằm cứu độ cha mẹ, ông bà... ra khỏi cảnh khổ bị treo ngược ? Bởi khi còn sống, lo tích chứa gom góp; mà làm biết bao tội lỗi. Đến khi vô thường đến của cải bỏ lại thế gian; Hồn vào địa ngục, chịu cảnh đọa đày, chừng đó ăn năng hối tiếc đã muộn màng, cho nên đau khổ tức tối như bị treo ngược vậy.

Muốn thoát cảnh khổ ấy, thì phải làm sao ? Rất đơn giản ! Hồi xưa gom góp bao nhiêu bây giờ phải trả lại bấy nhiêu. Nghĩa là đem của cải ra mà bố thí cúng dường để chuộc lỗi xưa. Dùng khí cụ to lớn như Bồn, thau, chậu là ý đức Phật dạy phải mở rộng lòng rộng lớn để xả thí một cách rộng rãi. Nhưng đã chết làm sao thực hiện ? Con cháu người hậu thế, là những người thừa hưởng phần di sản trên phải hành trì. Như vậy, kẻ còn người mất đều được lợi lạc. Bởi vì người thực hiện được sáu phần công đức, vong linh thừa hưởng một phần, như kinh Địa Tạng đã dạy. Sẽ có một số người sẽ ngĩ rằng : Nếu đạo Phật có tích chứa của cải là có tội. Vậy chả lẽ chịu nghèo đói, chịu khổ hay sao ? Đạo Phật không chủ trương nghèo khổ tiêu cực, yếm thế đạo Phật vẫn khích lệ người ta lo tròn bổn phận và tự vươn lên trong cuộc sống nghĩa làta có quyền mưu sinh, làm ra của cải để lo cho gia đình, nuôi nấng con cái, giúp đỡ mọi người, nhưng bằng chánh nghiệp, bằng phương pháp lành. Đức Phật đã quán triệt được nhân quả, nghiệp báo. Ngài thấy rằng gieo nhân xấu, thọ quả xấu, và điều mà tất cả mọi người mù quáng là lúc nào cũng lao lung, tạo nghiệp ác để rồi thừa hưởng chưa bao nhiêu lại phải đọa lạc đau khổ triền miên. Hiểu đựợc như vậy chúng ta hãy tự cứu chúng ta ngay trong đời sống thực tại, chớ đừng để khi xuống địa ngục, chịu quả báo xấu mới sực tỉnh, rồi sanh tức tối như bị treo ngược vậy.

Đó chỉ mới là yếu nghĩa của tên kinh. Về nội dung của kinh chắc hẳn ai cũng biết Phật dạy : Ngày Rằm tháng Bảy, ngày Tự Tứ (Tết của Chư Tăng). Ngày Phật trời hoan hỷ. Chúng ta sắm bá vị cơm canh - thức ăn trăm món, trái cây trăm màu, chờ Chư Tăng kiết hạ an cư xong, về đông đủ thiết trai cúng dường. Nhờ phước lực của Chư Tăng, cha mẹ bảy đời được quá vãng. Riêng Chư Tăng trước khi thọ thực đàn trai thì phải hết lòng thành kính trước Phật tiền, dâng phẩm vật cúng dường và tụng kinh cầu nguyện... Như vậy người tại gia thì kiết trai cúng dường, người xuất gia thì tụng niệm...

Pháp Vu Lan Bồn thật dễ dàng quá ! Vì ai ai cũng có thể làm được. Nhứt là những người đang sống trong xã hội, đất nước phú túc như chúng ta, bất cứ ai cũng có thể thực hiện được và đứng nói chi trăm món - ngàn món cũng được ! Chỉ cần làm lụng siêng năng đừng phạm luật là chúng ta có thể thực hiện đúng chánh pháp. Dẫu cho đang ăn tiền trợ cấp, đang bị thất nghiệp, chúng ta cũng có thể mua sắm phẩm vật cúng dường như thường. Nhưng còn những ai nghèo khó ở những nước nhược tiểu đói kém, cơm ăn còn chưa đủ thì làm sao sắm đủ cơm canh trăm món ? Thật ra dụng ý của Đức Phật dạy chúng ta hãy bỏ nhân hạnh tham lam bỏn sẻn mà mở rộng cõi lòng tác pháp bố thí cúng dường ngỏ hầu chiêu cảm phước báo nhân thiên, tránh cái quả phải sa vào cảnh giới ngạ quỷ, còn vật thực chỉ là một điều phụ thuộc khả năng, quan trọng nhất là nơi sự phát tâm, phước báo sẽ tùy theo đó mà chiêu cảm.

Ngày xưa, sau khi Đức Mục Kiền Liên chứng đạo, dùng đại định tìm mẹ. Ngài đã gặp mẹ ở chốn địa ngục A Tỳ. Thấy mẹ đói khát, Ngài đã dùng thần thông mang cơm trở lại dâng cúng cho mẹ. Nhưng vì lòng bỏn sẻn, bát cơm vừ? dâng tới miệng Mẹ Ngài đã hóa thành than lửa. Đau xót Ngài xin Phật chỉ bày phương cách cứu độ mẫu thân. Đức Phật dạy : Đến Rằm tháng Bảy dùng pháp Vu Lan Bồn cúng dường Chư Tăng, mẹ Ngài sẽ siêu thoát. Đây là một thử thách, đồng thời có dụng ý của Đức Phật. Mục Kiền Liên là vị Thanh Văn Tăng. Hằng ngày dùng phương pháp khất thực để độ thân và tu hành. Tài sản của Ngài là tam y và bình bát. 

Với chiếc bình bát ấy Ngài chỉ được phép khất thực đúng phần thọ dụng của mình. Lại nữa theo giới luật của một vị Tỳ Kheo không được tích chứa của cải, không được để đồ ăn cách đêm. Như thế, xin được bữa nào ăn bữa đó, lấy đâu thực hiện pháp Vu Lan Bồn. Vậy tại sao Đứ? Phật lại trớ trêu dạy Ngài phải dâng cúng trai Tăng với thức ăn trăm món, trái cây trăm màu... Nghĩa là ngoài khả năng được phép của Ngài. Như vậy Mục Kiền Liên phải làm sao ? Dụng ý của Đức Phật muốn Mục Kiền Liên phải đích thân đi giáo hóa phương pháp báo hiếu cho mọi người. Phải làm sao nói cho mọi người nghe câu chuyện của Mẹ Ngài, khuyến khích mọi người cùng Ngài đóng góp của cải để cùng nhau cứu độ người thân. Nhưng xin của cải của người khác đâu phải dễ. Đòi hỏi Mục Kiền Liên phải là người thế nào. Đó là mục đích chính. Mục Kiền Liên đã có quá trình tu tập chơn chánh, đã tinh tấn và chứng đạo có thần thông. Cho nên, nói điều gì ra, mọi người tin tưởng. Nếu chúng ta là người đương thời, chúng ta sẽ hỏi Mục Kiền Liên : Thưa Ngài, tại sao Ngài biết mẹ Ngài đọa vào địa ngục ? v.v... và v.v... ? 

Sau khi Mục Kiền Liên bày tỏ sự tu chứng của mình, trực tiếp vào địa ngục tìm mẹ bằng Đại Định và thần thông v.v... Chắc hẳn, có người sẽ ưu tư về thân phận của cha mẹ mình và cũng thao thức tu hành chứng đắc để biết vong linh thân bằng quyến thuộc ở đâu, làm gì để cứu độ. Như vậy phải chăng Đức Phật sai Mục Kiền Liên đi giáo hóa mọi người, làm công đức bố thí cúng dường, khích lệ mọi người lo phần hiếu đạo và khơi nguồn ý thứ? tu tập. Còn Mục Kiền Liên, những vị xuất gia, muốn thành đạt hiếu đạo, phải có đời sống tu hành đúng đắn, phải hoằng pháp độ sanh và lần tới chỗ tu chứng, để gây tín tâm cho mọi người. Vậy yếu nghĩa của kinh Vu Lan dạy mọi người phải làm tròn hiếu đạo. Người xuất gia thì tinh tấn tu tập, lấy chứng đắc làm mục tiêu tối thượng. Sau đó hoằng pháp độ sanh, giáo hóa mọi người. Còn người Phật tử tại gia, ngoài việc bố thí cúng dường, hộ trì Phật Pháp, phải giữ gìn hạnh nghiệp trong sạch và phát tâm tu tập giải thoát.

Bấy lâu nay vì chưa hiểu tâm ý của kinh Vu Lan. Cho nên người tại gia thấy việc báo hiếu quá dễ dàn. Còn người xuất gia, y kinh thực hành nên chỉ việc đến ngày Tự tứ tụng niệm, cầu nguyện cho thí chủ là xong. Làm vậy khó thành tựu thiện quả, dễ bị hiểu lầm là mê tín, và chưa xứng đáng là đệ tử của Phật, cũng chưa noi gương hiếu hạnh của Mục Kiền Liên. Mong sao, đây chỉ là vài yếu nghĩa thô thiển. Mà quý vị còn nhiều phát kiến thâm sâu hơn, để chúng ta cùng nhau trọn niềm hiếu đạo.

Thích Tuệ Hiền



Có phản hồi đến “Yếu Nghĩa Kinh Vu Lan”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com