Mồng Một Tết, theo truyền thống dân tộc Việt nam, là ngày đầu tiên của một năm mới; theo truyền thống Phật giáo Bắc tông, là ngày lễ vía đức Phật Di Lặc. Ngài không phải là một nhân vật lịch sử như Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, mà là một trong vô số chư Phật thuộc huyền thoại, hay đúng hơn thuộc vũ trụ quan hay siêu hình học Phật giáo.
Phật Di Lặc, -- tiếng Phạn gọi là Maitreya, Pali là Metteya, còn Tây tạng ngữ là Jhampa, có nghĩa là Từ Hữu --, được Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni thọ ký làm vị Phật sẽ xuất thế trong tương lai. Maitreya chuyển hóa từ chữ "Mairi", có nghĩa là tình thương, liên hệ đến "Matr" chỉ cho Mẹ và "Mitra", bạn; do đó mà dịch là Từ Hữu, bạn hiền. Ngài sẽ là vị thứ năm và cuối cùng trong năm vị Ðại Ðịnh Phật đắc quả chánh đẳng chánh giác trong hiện kiếp này. Năm vị Phật là: 1. Tì-lô-giá-na (Vairocana) dịch là Ðại Nhật, ngự ở trung tâm vũ trụ, dùng màu trắng, thuộc hành kim; 2. A-súc-bệ (Aksobhya), ngự phương Ðông, màu xanh đậm, hành thổ; 3. A-di-đà phương Tây, màu vàng, hành thủy; 4. Bảo Sanh (Ratnasambhava) hay Thích Ca Mâu Ni phương Nam, màu vàng, hành hỏa; và 5. Bất Không (Amoghasiddhi), sau này là Di Lặc, ngự ở phương Bắc, màu xanh lá cây, hành mộc.
Cả hai nguồn liệu thuộc văn hệ Nguyên Thủy và Bắc tông đều đồng ý là Phật Di Lặc hiện đang trú xứ tại Diệu Hỉ Túc Thiên, còn gọi là Tri Túc Thiên, tức cõi trời Ðâu Suất (Tusïita; Tạng ngữ là Ganden) mà các kinh điển, nhất là kinh Di Lặc hạ sanh thành Phật hay Quán Di Lặc bồ tát thượng sanh Ðâu suất đà thiên, thường nhắc tới. Ở thời vị lai, xa, rất xa, có thể là hàng chục ngàn năm nữa, khi mà giáo pháp của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đi đến giai đoạn chót hết của thời mạt pháp, thì Phật Di Lặc sẽ hạ sanh nơi cõi trần này và hoá thân cuối cùng làm người. Ngài sẽ tự tìm thấy con đường giác ngộ và sẽ chuyển pháp luân lần nữa để hóa độ trời người. Hiện tại, ngài đang bảo quản kiếp số của thế giới này cho đến khi ngài hạ sanh, còn hàng ngàn năm nữa. Một phần nhiệm vụ bảo quản này của ngài là thường xuyên xuất hiện trong thế gian để hướng dẫn chúng sanh đi theo đúng con đường chánh pháp; xuất hiện qua các hình trạng Bồ-tát, và được tôn thờ làm Di Lặc Bồ-tát. Trong vai trò Bồ tát, Di Lặc thường cùng Văn Thù (Manõjusri) vấn đạo Ðức Phật Thích Ca về các khái niệm Ðại thừa.
Phật Di Lặc được nhận diện qua cánh tay trái cầm một đóa sen, trong đó có một ngôi bảo tháp; hoặc tay cầm một pháp luân bằng vàng, đôi khi cầm một tịnh bình (kalasha) chứa cam lồ. Nước cam lồ này là pháp nhủ mà một ngày nào đó, khi ngài hóa thân, sẽ tưới mát lên toàn thế giới. Tịnh bình cũng là một biểu tượng là ngài sẽ hóa thân vào dòng Bà-la-môn, làm con của quốc sư Thiện Tịnh, trong khi Ðức Phật Thích Ca đã hóa thân vào dòng Sát-đế-lỵ. Di Lặc cũng sẽ từ bỏ vai trò đạo sư Bà-la-môn để tầm đạo, ngồi dưới cội cây long hoa và đạt giác ngộ chỉ trong một đêm, mà không cần phải tu khổ hạnh đến 6 năm như trường hợp Phật Thích Ca. Ngoài ra, Phật Di Lặc cũng được tạc khắc với hai tay trong ấn khế chuyển pháp luân đặt nơi trái tim, cầm hai cành hoa sen, trong mỗi hoa sen có bánh xe pháp, để chỉ định ngài sẽ là vị Chuyển Luân Pháp Vương của đời vị lai. Bên trên Ðức Di Lặc là một bảo cái, một trong tám biểu tượng cát tường của Phật giáo Tây tạng, để nói lên rằng Phật Di Lặc có khả năng bảo hộ chúng sanh thoát khỏi những ảnh hưởng bất thiện.
Tượng Phật Di Lặc được mô tả theo một cách thế ngồi gọi là bhadrasana, rất đặc biệt và độc đáo trong nghệ thuật tranh ảnh Phật giáo, trông giống như ngài ngồi theo kiểu Tây phương, trên một trường kỷ. Ðây là dấu hiệu Di Lặc đang chuẩn bị sẵn sàng để hạ sanh. Trong cách thế đặc biệt này, ngài đưa một tay lên trước mặt, với ba ngón tay chìa ra, biểu trưng cho Tam Bảo. Mặt ngài hơi cuối xuống, để nhìn xuống thế gian nơi mà ngài sẽ đến và mang ánh sáng từ bi của Phật Pháp vừa được khai mở lại, để một lần nữa phá tan màn đen tối vô minh của kiếp số chúng sanh, cùng là niềm hy vọng cho tương lai.
Tượng Phật Di Lặc cũng thường được thấy trên đỉnh đầu có bảo tháp tượng trưng sự tôn kính của ngài đối với Phật Thích Ca Mâu Ni, mặc dù ngài, theo Thích Ca, đã đắc quả trước. Khi Thích Ca giáng trần làm vị Phật thứ tư trong đời hiện thế này, thì Di Lặc cũng hóa thân làm Bồ tát, cùng với Quán Thế AÂm, Văn Thù, Phổ Hiền, v.v., làm một trong các đại Bồ tát của Phật, để hoá độ chúng sanh.
Tranh ảnh Tây tạng mô tả cảnh giới Phật với Ðức Thích Ca chính giữa, bên trái ngài là Văn Thù, biểu tượng cho trí tuệ, bên mặt là Di Lặc, biểutượng của tu hành. Bên dưới Di Lặc là Vô Trước và Thế Thân, hai nhà luận sư vĩ đại của đạo Phật thuộc lịch sử, dẫn đầu một loạt các triết học gia đại biểu nhiều học phái. Ðức Phật Thích Ca ngự ở giữa, biểu trưng cho sự nhất thống và trung dung của cả hai khuynh hướng, để chủ trì một sự quân bình giữa hai cực đoan, hoặc tâm linh và thần bí mà Di Lặc đề xướng, hoặc thuộc trí tuệ và nhất tâm để đạt đến vô ngã của Văn Thù.
Nhật Bản sử kyù và Quốc sử ký của Nhật có ghi một thông tin thú vị về một pho tượng Bồ tát Di Lặc. Vào hạ bán thế kỷ VI, Phật giáo bắt đầu ảnh hưởng sâu đậm vào văn hóa Nhật bản khiến nảy sanh hai khuynh hướng tại triều đình Mẫn Ðạt (572-586) : tiếp nhận và phản đối. Cho đến năm 587, dưới triều đại Dụng Minh (586-588) và nhất là triều nữ hoàng Thôi Cổ (tại ngôi 593-628) thì phái tiếp nhận chiếm ưu thế, và dưới tài nhiếp chính của Thánh Ðức thái tử (Shotoku Taishi), tư tưởng, nghệ thuật và minh triết Trung Hoa cùng là Phật giáo được nồng nhiệt xiển dương. Thánh Ðức thái tử, ngoài là một chánh khách đại tài, còn là một Phật tử thuần tín và lỗi lạc; chính thái tử đã diễn thuyết nhiều kinh điển Bắc tông Phật giáo, nhất là kinh Thắng Man, cho nữ hoàng Thôi Cổ nghe và từ đó, đưa Phật giáo lên hàng quốc giáo. Ngài viết nhiều luận giải, tạo dựng nhiều thiền đường và tự viện, cùng là sắc lịnh "Hiến pháp bảy điều" để khuyến khích và du nhập vào Nhật bản các ngành nghệ thuật, các sách phương thuật, thiên văn địa lý, và sử dụng lịch Trung hoa. Dưới thời nhiếp chính của ngài, năm 603, hai vị tăng Cao Ly (Triều Tiên) Tăng Long và Vân Thông đến, triều cống một tượng Bồ tát Di Lặc và được tôn thờ tại Quảng Long tự, nay thuộc vùng Tây Bắc của Ðông Kinh. Tượng này ngày nay được dùng như khuôn mẫu để tạc phần lớn các tượng Phật Di Lặc tôn thờ tại Nhật Bản.
Ðặc biệt, nghệ thuật điêu khắc tượng Bồ tát Di Lặc này không giống trường phái nào trước đó, tức trước thế kỷ VI. Tượng được tạc bằng gỗ đan tùng, một loại tùng thường thấy ở Cao Ly, nhưng đường nét trên gương mặt Bồ tát không giống diện mạo người Cao Ly hay Nhật Bản, cũng không giống Ấn Ðộ hay Trung Hoa, mà lại giống người Hy Lạp hoặc Ba Tư, hay một sắc tộc nào thuộc vùng Trung Á. Vùng này, xưa được gọi là Gandhàra, là địa danh bao gồm Taxila, Peshawar, Gilgit, Hadïdïa, Jalalabad, Kabul và Bamiyan (nơi mà hai tôn tượng Phật cao nhất và cổ xưa nhất thế giới vừa bị hủy diệt), nay là Peshawar, thuộc miền Bắc Punjab, gần biên giới giáp ranh phía bắc Pakistan và phía đông Afghanistan.
Gandhàra một thời là trung tâm văn hóa thiêng liêng của Phật giáo, là cái nôi của nghệ thuật, điêu khắc, văn hoá, triết lý và học thuật lừng danh thế giới. Những di liệu khảo cổ tìm thấy tại Taxila, Peshawar, Gilgit, Charsadda, Takht Bhai, Hadïdïa, Jalalabad, Swat và những thạch khắc (rock carvings) dọc theo Con Ðường Lụa cổ xưa (Silk Road) đều là những chứng tích cho lịch sử một thời phồn thịnh của Gandhàra. Gandhàra cũng chính là nơi mà tư tưởng Bắc tông Phật giáo bắt đầu manh nha, phát triển thành một truyền thống triết học và tu hành thâm sâu, phóng khoáng và phổ cập hơn truyền thống Nam tông, do nhờ sự hiện diện của các luận sư vĩ đại như Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước, v.v.
Sự tích Phật Di Lặc bắt đầu từ ngàn muôn kiếp trước. Vào thời đức Phật Bảo Tràng có một đệ tử là tỳ kheo An Huệ thường hay lo lắng cho chúng sanh hơn là lo cho riêng ngài. Vị này có lời nguyện độ hoá chúng sanh trên đường tu giới, định và huệ. Nguyện lực mang an lạc của ngài vô cùng thâm sâu và lòng từ (Maitri) của ngài vô cùng sáng chói đến độ chư thiên ngợi ca, gọi bằng "Ðấng Từ Thị" (Maitreya). Phật Bảo Tràng bèn thọ ký rằng trong tất cả các hóa thân làm Bố tát ở đời vị lại, tỳ kheo An Huệ đều được tôn xưng như thế, và danh hiệu Từ Thị sẽ phổ biến khắp nơi.
Ngoài lòng từ, Di Lặc còn diễn thuyết 7 yếu pháp tu tập để phá trừ vô minh, diệt tiêu phiền não, thanh tịnh tâm ý và huân tập phước đức, từ đó đạt giác ngộ; đó là : i. tu Bát chánh đạo; ii. cúng dường Phật; iii. cúng dường tháp; iv. quy y Tam Bảo, tu thiện hạnh; v. tu học Phật Pháp; vi. cúng dường Tăng; và vii. thọ trì Bát quan trai giới. Bảy yếu pháp này được nhắc đến trong kinh Di Lặc hạ sanh thành Phật.
Theo truyền thống Bắc tông, khi mà thế giới này trãi qua một thời gian dài, ít nhất là vài mươi ngàn năm, trong đói khổ, bịnh tật và chiến tranh cho đến khi toàn cầu chỉ còn như là một bãi tha ma, thì Di Lặc sẽ hiện thân, chưa hẳn thành Phật, trong hình tướng vương giả, đoan nghiêm, đẹp trai và cao lớn hơn mọi người thường. Khi được hỏi sao ngài lại có sắc tướng trang nghiêm như thế, thì ngài trả lời rằng do nhiều kiếp tu hạnh nhẫn nhục, từ bi thương xót và không làm hại mọi loài chúng sanh; nếu chúng sanh nào cũng phát tín tâm tu các hạnh của ngài cũng sẽ được như thế, và sẽ huân tập phước đức vô lượng vô biên, tuổi thọ cũng sẽ tăng trưởng vô cùng. Kết quả là chúng sanh sẽ ít bịnh tật, tuổi già và cái chết sẽ không còn hiện hữu. Họ sẽ sống trong một thế giới quá sung sướng về vật chất khiến không còn biết giữ gìn đạo đức hay luân lý gì nữa. Thế là từ từ cuộc sống đạo đức của họ suy bại, tuổi thọ cũng giảm sút lần cho đến khi họ biết quay trở về lại con đường tâm linh, cho đến khi có vị chuyển luân vương hiền đức hiệu Thắng Khư, còn gọi là Hướng Khư (Shankha), cai trị thì đó là lúc Phật Di Lặc giáng sanh từ cung trời Ðâu Suất, đạt giác ngộ dưới cội cây long hoa để trở thành là đức Phật thứ năm và cuối cùng trong hiện kiếp này.
Thế gian bấy giờ không còn giai cấp Sát-đế-lỵ hay võ sĩ, như thời Phật Thích Ca, do vì thời đại Thích Ca thuyết pháp là thời nhiều bạo lực, chiến tranh, binh quyền, cho nên dức Phật Thích Ca phải dùng đến các đức tính của người võ sĩ, để tu khổ hạnh và tinh tấn trên đường tìm giác ngộ. Trái lại, Di Lặc sẽ giáng sanh trong giai cấp Bà-la-môn, được cho là giai cấp tri thức, và ngài sẽ mang giáo pháp từ bi để dạy dỗ chúng sanh. Giáo pháp của Phật Di Lặc cũng không sai khác với những gì chư Phật quá khứ giảng hóa; tuy nhiên điều duy nhất sai biệt là ngài sẽ không dùng đến mật ngữ thần chú đà la ni như thời đức Phật Thích Ca. Ðức Phật Thích Ca cũng thọ ký rằng những ai tinh tấn tu tập giáo pháp của ngài sẽ được tái sanh vào nhóm đệ tử đầu tiên và sẽ tiếp tục tu tập theo sự giáo hóa của Phật Di Lặc. Long Thọ (Nagarjuna), sáng tổ Trung Quán tông, mô tả sự sùng bái Di Lặc là một pháp môn dễ tu, dựa vào tha lực, để đạt giáo ngộ.
Danh hiệu Di Lặc xuất hiện trong nhiều kinh điển Bắc tông. Ngoài hai quyển nói riêng về ngài là kinh Di Lặc hạ sanh thành Phật và Quán Di Lặc bồ tát thượng sanh Ðâu suất đà thiên còn có Vô lượng thọ kinh, trong đó, Bồ tát Di Lặc, còn gọi là A-dật-đa hay Vô Năng Thắng, được đức Phật Thích Ca thuyết giảng cho nghe về cõi Tịnh độ của Phật Di-Ðà. Lục thập Hoa Nghiêm (Gandhavyùha sùtra) cũng nhắc đến Bồ tát Di Lặc. Di Lặc còn là đề tài cho bài tán ca vô cùng nồng nhiệt của Phật Minh (Buddhaghosha) diễn tả trong phần cuối của Thanh Tịnh đạo luận (Visuddhi Magga).
Truyền thống Tây Tạng, cũng như Trung Hoa và Nhật Bản, đều cho là Di Lặc là tác giả của 5 bộ luận lớn, truyền cho Vô Trước (Asanga) ghi chép lại, và làm cơ bản cho trường phái triết học Duy Tâm, còn được biết qua là Du-già tông, hay Duy thức tông. Các bộ luận này là:
i. Abhisamayàlankàra: Hiện chứng trang nghiêm luận.
ii. Mahàyàna-samparigraha-sàstra: Nhiếp đại thừa luận.
iii. Madhyànta-vibhàga-kàrika-sàstra: Biện trung biên luận
iv. Àrya-sàsana-prakarana-sàstra: Hiển dương thánh giáo luận.
v. Mahàyànasùtra-alankàra-sàstra: Ðại thừa trang nghiêm kinh luận.
Tuy nhiên, nhiều học giả đã nghiên cứu và chứng thực rằng tác giả của 5 bộ luận này là một nhân vật lịch sử, là một luận sư tài danh tên Maitreya-nàtha, có thể tạm dịch là Di Lặc thượng nhân hay đại sư, sống khoảng giữa thế kỷ IV-V. Một số học giả khác chủ trương trong các bộ luận này, một số là của Vô Trước. Sở dĩ có nhiều vấn đề về ai mới chính thực là tác giả của chúng do vì truyền thống tín ngưỡng cho rằng khi Vô Trước nhập đại định, ông quán thấy được lên cõi trời Ðâu Suất và được Di Lặc Phật truyền đạt cho 5 bộ luận này; nội dung chúng tóm lược và luận giải toàn bộ 25,000 câu của Ðại Bát Nhã kinh. Gần đây nhất, các học giả đã nhất trí cho rằng Hiện chứng trang nghiêm và Biện trung biên luận là của Di Lặc đại sư, các bộ còn lại là của Vô Trước.
Trên đây là một vài khái niệm về Di Lặc Phật và Di Lặc Bồ tát mà kinh điển và các nghiên cứu gần đây đề xướng. Theo đó, Di Lặc Phật khi hạ sanh, là một trượng phu thân tướng trang nghiêm, đẹp đẻ, cao lớn, có sức thu hút quần chúng khiến giáo hóa được hằng hà sa số chúng sanh. Chúng ta không hiểu tại sao ngày nay tượng Phật Di Lặc, hay đúng hơn là Bồ tát Di Lặc, được thờ trong các chùa chiền Trung hoa và Việt Nam lại mang sắc thái một vị rất mập, bụng to, miệng cười tít toát. Có phải chăng, cũng giống như trường hợp Quán AÂm Bồ tát, từ hình tướng một trượng phu được sùng bái tại Tây Tạng trước thế kỷ VII, ngài được nghệ thuật Trung Hoa chuyển hóa thành Mẹ Hiền Quán AÂm như ta tôn thờ ngày nay; theo đó, có lẽ Bồ tát Di Lặc cũng được mô phỏng theo chuyện Bố Ðại hoà thượng, được cho là một hóa thân của ngài vào khoảng thế kỷ XVI-XVII tại Trung Hoa, để trở thành là một vị béo phì cười tít toát như ta thấy ngày nay. Trong khi đó, tượng Phậ Di Lặc mà Nhật bản thờ phượng lại có thân hình thon nhỏ, dáng ngồi trang nghiêm, tư lự, gương mặt nhìn xuống với đôi mắt hiền từ, theo như mô tả về ngài ở đoạn trên.
Ngoài ra lại có có truyền thuyết về hội Long Hoa, mà hiện nay một số các thuật sĩ giả tá đã lợi dụng sự nhẹ dạ mê tín của một số Phật tử ít thông hiểu về giáo lý căn bản của Ðức Phật để trục lợi. Hội Long Hoa đã gây xáo trộn không ít trong lòng tin dễ dãi của dân gian, cho rằng thế giới sẽ bị diệt tận vào cuối năm 2000, hoặc cho rằng Ðức Di Lặc đã hạ sanh rồi, và đang thuyết pháp cứu đời, kêu gọi tất cả phải ăn chay niệm Phật để thoát kiếp số. Ấy vậy mà năm 2000 đã qua đi, không có biến chuyển nào đáng kể, và chúng ta đang chào đón mùa Xuân trong năm 2002, thì quả đã cho thấy tất cả những đồn đãi về một cuộc tận thế thật ra là ngoa truyền. Sự kiện đức Di Lặc đã ra đời lại càng không phù hợp về thời gian tính với những mô tả trong kinh "Hạ sanh", nên không cần dài dòng ở đây.
Ngoài ra, với chủ trương triệt hạ hay thôn tính đạo Phật, một số các nhà truyền giáo Tây phương gần đây đã tuyên truyền rằng kinh điển Phật giáo Bắc tông đều bị ảnh hưởng của các tôn giáo khác tại phương Bắc Ấn Ðộ. Ðây là một vài điển hình mà họ bới móc ra: Ðạo thờ thần lửa của Ba Tư (Zoroastrianism), chủ trương tôn thờ ánh sáng mặt trời, đã ảnh hưởng đến mô tả sự sùng bái Ðức Phật A Di Ðà như là Phật Vô Lượng Quang, do theo từ Phạn ngữ "Amitabha" có nghĩa là "Ánh sáng không đo lường được"; Ma-ni giáo (Manichaenism), một tôn giáo khác của Ba Tư, chủ trì một cuộc sống miên viễn, đã được kinh Pháp Hoa mô tả nhiệt thành qua sự xuất hiện thần thánh của Pháp thân Phật Thích Ca và Phật Ða Bảo; tôn giáo này còn có khái niệm về Manthula (Lời Thật, do vị cứu thế đã tuyên bố), và là nguồn cảm hứng cho kinh Ðại Nhật, bộ kinh lớn của Chân Ngôn tông, v.v. Các học giả này còn đi xa hơn nữa, cho rằng niềm tin nơi một vị cứu thế của các tôn giáo chịu ảnh hưởng Do Thái giáo đã chuyển thành đức tin nơi Phật Di Lặc sẽ hạ sanh độ đời nơi hội Long Hoa. Họ gò ép để cho rằng Maitreya là biến từ của tiếng Hy Lạp "Metatron " có nghĩa là "thời gian biến dịch", cũng có nghĩa đen là "khai mở một thời đại cứu tinh mới" để cho phù họp với sự hứa hẹn của vị giáo chủ bị đóng đinh của họ là sẽ trở lại trần gian này để làm một nhà cứu thế mới. Cố gắng đồng hóa Phật Di Lặc với khái niệm cứu thế này đã bị vạch trần trong quyển "AÂm mưu phá hoại Phật giáo..." do Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Thái Lan đã nghiêm chỉnh bài bác những dụng ý thâm độc của tôn giáo Tây phương và đã được dịch ra Việt ngữ.
Trên đây chỉ là một vài điều, rất nhỏ nhặt nếu tính theo số lưọng các kinh điển trong Ðại Tạng Kinh, mà những người muốn truyền bá tôn giáo Tây phương của họ đã cố tình gán ghép để biến Phật giáo, nhất là Phật giáo Bắc tông, thành là một chi nhánh của tôn giáo họ. Tuy nhiên, trong quá trình muốn triệt hạ Phật giáo như thế, họ đã bóp méo nhiều sự thật mà quên đi điều căn bản là Phật giáo không chấp nhận sự hiện hữu của một vị gọi là sáng thế (creator), bởi vì, theo nguyên lý nhân duyên, không có một sự hình thành nào chỉ do duy nhất một yếu tố mà có thể làm nên. Phật giáo lại càng không chấp nhận sự tồn tại của một vị gọi là cứu thế (messiah), bởi vì : "định nghiệp bất năng chuyển", không ai có thể cứu độ cho ai được, ngoài chính bản thân của người tạo nghiệp có biết ăn năn hối cải và tự mình biết tu tập để chuyển nghiệp hay không. Từ sự khác biệt trong căn bản như thế, không thể nào có được một cuộc giao lưu văn hóa giữa Phật giáo và tôn giáo ngoại lai Tây phương, bởi vì mục tiêu đã khác, nội dung đã khác, phương tiện đã khác, thì nước là nước, dầu là dầu, không thể trộn lẫn được. Những ai ôm ấp chủ trương hội nhập tôn giáo chỉ là những người người muốn thừa gió bẻ măng, ngu dốt căn bản tôn giáo, và xu thời dua nịnh mà thôi.
Gần đây nhất ta lại thấy có một vài nhà thờ bổng dưng có mái cong ba tầng, có cổng tam quan, như những ngôi chùa truyền thống muôn đời của dân tộc Việt Nam; vị thần thánh mà họ kinh sợ tôn thờ, sách kinh của họ ghi là sanh trong một máng cỏ tại vùng Cận Ðông, thình lình được cho mặc áo dài xanh chít khăn đống. Những nhà truyền giáo ngoại lai này có thể ngụy biện rằng đây là để đồng hoá, chứng minh giáo chủ của họ cũng là người Việt Nam và tôn giáo của họ là tôn giáo của người Việt Nam! Nhưng họ đã quên rằng, khi Phật giáo du nhập Việt Nam, hơn hai ngàn năm trước, Phật giáo đã đồng hóa với tín ngưỡng địa phương của các sắc tộc Việt Nam, tạo thành một nền Phật giáo quyền năng, để làm giàu thêm cho cuộc sống tâm linh của người dân Việt mà không hề làm mất mát hay tiêu hoại những yếu tố địa phương của các tín ngưỡng được hội nhập. Trong khi đó, tôn giáo Tây phương đã xâm lăng đất nước Việt Nam bằng súng đạn của thực dân, ngụy trang bằng những nhà tu áo đen mượn danh truyền giáo để dùng đủ mọi cách dã man và tàn bạo nhất để triệt hạ các tín ngưỡng địa phương, trong đó có đạo Phật, với câu hô hào bất hủ: "Thà mất nước chớ không thà mất chúa!" Ấy vậy mà sau 4-5 thế kỷ công dã tràng trong công cuộc biến nước Việt Nam thành một thừa sai cho lưỡi gươm thập tự xâm lược, nay lại chuyển hướng muốn hô hào xưng tụng giáo chủ tôn giáo của họ cũng là người Việt Nam, thì quả thật là điều "ngững mặt lên trời phun nước dãi".
Mùa Xuân một lần nữa lại trở về trên đất nước Việt Nam. Có phải chăng huyền thoại về Phật Di Lặc cười tít toát đã được thể hiện ngay trong kiếp sống này, khi ngày Mồng Một Tết hàng năm cũng là ngày lễ vía Ðức Phật tương lai đầy lòng từ bi hỉ xả?. Bởi vì, mùa xuân là mùa hy vọng, một hy vọng cho tương lai tươi sáng hơn, êm đẹp hơn, bình an hơn, vui vẻ hơn, giống như nụ cười tít toát đầy từ bi nhiều phóng khoáng của Ðức Phật Di Lặc. Cho nên không cần biết nguyên nhân hay lý do nào Phật Di Lặc được biểu trưng như vậy, một khi lòng sùng tín của Phật tử qua thể hiện đi chùa những ngày Tết, thắp nhang lạy Phật Di Lặc, phát nguyện tu hành thiện nghiệp cho tương lai, thì một hình thức tôn giáo với trọn vẹn đầy đủ ý nghĩa của nó đãhình thành và đưa Phật giáo đến với chúng sanh với lòng tin mãnh liệt nơi đức tánh từ bi của người bạn hiền hướng dẫn trong thời vị lai: Di Lặc, Từ Hữu.
Ðức Phật Thích Ca, khi quyết định khai mở giáo pháp của ngài sau hai mươi mốt ngày do dự, đi quanh cội Bồ đề để nghĩ suy (phẩm Phương tiện, kinh Pháp Hoa), đã biết triết lý mà ngài vừa khám phá để đạt đến chánh đẳng chánh giác quả thật thâm sâu, ít người thấu hiểu nổi, ít người tu trì nổi. Cho nên ngài đã phương tiện thuyết giảng về Ðức Phật Di-Ðà, vị Phật của quá khứ với lời nguyện tiếp độ chúng sanh về cõi Cực Lạc, và về Ðức Phật Di Lặc, vị Phật của tương lai với nguyện lực tiếp nối giáo pháp của ngài để độ hoá chúng sanh trong thời vị lai. Từ sự sùng bái Tam Tôn Phật – Thích Ca của thời hiện tại, Di-Ðà của quá khứ với thế giới Cực Lạc chờ đón chúng sanh, và Di Lặc với hứa hẹn cứu độ thời mạt kiếp – Phật giáo đã cống hiến cho văn minh thế giới hai dòng tư tưởng mà con người cần thiết: một, tư tưởng triết học với các nguyên lý căn bản và các luận giải mà ngày nay Tây phương đang cố công nghiên cứu và học tập; và một, tư tưởng tôn giáo với đức tin có một nơi tịnh độ để "sống gửi thác về", và có con đường trước mặt để đi theo làm người thiện tín thuần thành, chuyên tu giới-định-huệ để đạt giải thoát trong thời mạt pháp này. Nụ cười tít toát của Phật Di Lặc đã mang lại cho chúng sanh một niềm tin tích cực nơi một tương lai bớt đi nhiều đau khổ.
Phấn Tảo Y Lang