Chris Nyambura được nuôi dạy trong gia đình công giáo nhưng sáu tháng vừa qua, anh bắt đầu tự nhận mình là một Phật tử. Ở tuổi 23, anh là sinh viên sau đại học ngành kỹ sư hóa . Cũng như nhiều người ở thế hệ của anh, đặc biệt là ở vùng biển Tây nước Mỹ, anh đánh giá cao ở sự phát triển tinh thần trong phương cách tu tập tâm linh anh chọn lựa.
Anh thuộc vào một nhóm người cùng tập thiền mỗi tối chủ nhật tại một studio nhỏ sáng rực ở trung tâm Seattle. Đây là một trong 38 trung tâm khắp nước Mỹ (679 trung tâm khắp thế giới) thuộc về tổ chức phong trào Con đường kim cương rất phổ biến với một dạng tu tập hiện đại của Phật giáo Tây Tạng nhấn mạnh vào thực tiễn trên sự phức tạp. Giáo viên của họ huấn luyện họ phương pháp như tầm nhìn và tụng kinh cũng như giải thích về những điều cơ bản của tôn giáo đối với những người mới bắt đầu.
Anh Nymbura háo hức đưa ra những phương cách mà anh cảm thấy việc tu tập này có lợi cho anh. Đầu tiên là đào tạo khoa tâm thần. “Rất nhiều người lánh mình trong các mối quan hệ, thức ăn, vật chất. Một phần của Phật giáo cố gắng dạy tôi làm thế nào để an trú trong tâm của mình.” Thứ hai, một cảm giác sâu hơn về nhân quả và trách nhiệm. “Một điều khi chúng ta thiền là nhớ những suy nghĩ trước đó, ành động mang chúng ta đến trạng thái hiện tại và chúng ta sẽ làm gì để định hình cho tương lai.” Thứ là là học sống trong hiện tại. “Khi bạn thiền, điều tiên quyết là bạn tĩnh lặng tâm mình và an trú trong hiện tại.’
Phật giáo ở Hoa Kỳ có thể là một hiện tượng lớn dai dẳng, thay đổi từ những nhóm dân được xác định nhằm thúc đẩy cộng đồng và các nghi lễ đến những phương cách tiếp cận cá nhân hóa ở các lớp học tại Seattle. Tuy nhiên hầu hết mọi người nghiên cứu về chủ đề này đều đồng ý rằng tôn giáo đang phát triển. Pew, một cơ quan nghiên cứu độc lập có trụ sở ở Washington, DC cho biết đến năm 2020 số lượng Phật tử Hoa Kỳ sẽ tăng lên ít nhất 4.2 triệu từ 3.6 triệu vào năm 2010. Nó cũng giúp tăng sự tự tin trong lòng công chúng vào năm ngoái khi Pew khảo sát cảm giác của người Mỹ về nhiều nhóm tôn giáo trên những người trẻ tuổi (độ tuổi 18-19) đều đánh giá cao nhất với Phật giáo.
Ngày nay bạn có thể tìm thấy mọi hình dạng tu tập Phật giáo ở Châu Á tại Mỹ. Scott A. Mitchell từ viện nghiên cứu Phật giáo ở California cho biết. Niềm tin Phật giáo lần đầu tiên đến đất Mỹ từ những người di dân Trung Hoa vào giữa thế kỷ thứ 19, những người mới đến từ Nhật Bản sau đó vài thập niêm. Trải qua thời gian, những người không phải Châu Á bị cuốn vào. Sau năm 1945, phong trào của Nhật Bản được biết với tên gọi Soka Gakkai quốc tế ưu tiên việc tụng kinh hơn là thiền hành, thu hút những tín đồ ở Hoa Kỳ bao gồm cả người Mỹ gốc Phi Châu và người Nam Mỹ.
Charles Prebish, giáo sư danh dự tại trường đại học Penn State và là một học giả Phật giáo nhấn mạnh rằng sự ước tính của nghiên cứu Pew là vẫn còn thấp. Ông cũng nghĩ rằng những người cải đạo đang tăng lên khi những người Mỹ gốc Á dần rời khỏi truyền thống và tôn giáo của gia đình. Trong bất cứ trường hợp nào, vẫn có những người vượt xa sự khác biệt của các nhà xã hội học về chuyển đổi Phật giáo, như là những người Mỹ trẻ tuổi lớn lên trong những gia đình có sự chuyển đổi cải đạo. Đây là một số vị thầy nổi bậc của Phật giáo phù hợp với sự mô tả đó.
Ở ranh giới tôn giáo, sự thực tập ở Hoa Kỳ có thể rất mờ nhạt. Ví dụ hầu hết Phật tử đều đồng ý rằng vấn đề cốt lõi của Đức tin bao gồm năm giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng những chất độc hại kích thích. Tuy nhiên, không phải tất cả người Mỹ tự nhận mình là Phật tử hiểu về những giới này để tự tập luyện.
Có một điều thật sự rằng văn hóa người Mỹ, bao gồm những khía cạnh trong cuộc sống Phật giáo như là luyện tập chánh niệm. Các tập đoàn lớn có thể thuê mướn những huấn luyện viên toàn thời gian và thiền tập rút ra từ các phương pháp của Phật giáo. Tuy nhiên đó không thể làm cho những người sử dụng các phương pháp này trở thành những tín đồ của Phật giáo.
Mặc dù vậy, ông Prebish khẳng định rằng cách chính xác nhất để quyết định liệu mọi người có tuân theo tôn giáo không đơn giản là hỏi họ. Theo quan điểm của ông, người tuân thủ là người sẽ nói “tôi là một Phật tử” và nói rõ ràng về những phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người ấy.
Theo quan điểm của ông Mitchell, vấn đề về công bằng chính trị và xã hội đang trở thành điểm trọng tâm làm cho Phật giáo bị mất sự kết nối làm cho các tín đồ phải kiên định và kết nối thường xuyên hơn. “Thật sự có một viễn cảnh mà tôi nên làm với tư cách là một Phật tử về vấn đề này hay vấn đề kia. “ Anh nói. Có nhiều sáng kiến của Phật giáo thiên về môi trường và chống lại phân biệt chủng tộc. Năm ngoái, hàng chục nhà lãnh đọa Phật giáo Hoa Kỳ đã ký bản ghi nhớ chống lại ảnh hưởng của các chính sách hiện hành của chính quyền hiện tại. Các tác giả đã giải thích rằng mặc dù Phật giáo có thể hiện diện ở nhiều hình dạng khác nhau “sự cam kết của chúng tôi là nhằm giảm sự đau khổ cho tất cả muôn loài.” Mọi công đức có được khi thiền tập ở studio tại Seattle, đó không phải là nơi mà tôn giáo này sẽ dừng lại.
Ngọc Hằng dịch
Theo economist.com