Trái ngược với niềm tin chung rằng tôn giáo thường đối kháng với phụ nữ, Phật giáo luôn đồng hành ủng hộ quyền phụ nữ và trân trọng họ bằng cách thúc đẩy sự bình đẳng giữa con người. Điều này có thể là một câu chuyện khá khó để đưa ra vì một vài lý do nhưng bằng cách nhìn vào lịch sử trướng đó và những giáo lý cơ bản của Phật giáo, chúng ta sẽ hiểu điều này là đúng. Từ lúc khởi đầu ở tiểu lục địa Ấn Độ, Phật giáo nổi lên không chỉ là một hình thái mới về tâm linh và một phần của phong trào sramana thử thách sự hình thành tôn giáo và tăng đoàn mà còn là một phong trào tâm linh và xã hội mang đến sự bình đẳng hơn cũng như xóa bỏ những phong tục không còn phục vụ cho lợi ích của mọi người.

Khi một người hay một nhóm người cố gắng thay đổi xã hội tốt hơn, sẽ luôn có những rào cản từ những người tìm thấy sự an ủi trong hệ thống cũ, Chính Đức Phật đã gặp rất nhiều sự phản đổi để hình thành nên điều mà mà Ngài cảm thấy nguy hiểm cho hiện trạng và có thể dẫn con người lạc lối. Và sau đó có những giáo sĩ tận hưởng sự tôn kính tuyệt đối của cộng đồng và phải cảm giác sợ hãi khi các tính đồ của họ thay đổi khi đi theo một đạo sư mới và không chia sẻ vinh quang với họ. Điều này đi xuống một sự thật thực tế của con người rằng dù con người có cố gắng thần thánh đến bao nhiêu, họ thường được cổ vũ bởi ý chí để tồn tại, quan tâm đến sự thật, từ bi, và bình đẳng có thể dễ dàng được hy sinh.

Đức Phật không chỉ là một vị thầy tâm linh tuyệt vời mà Ngài còn rất xuất sắc khi Ngài không hoàn toàn thử thách những quy ước của xã hội trong khi đưa ra một phong trào mới có thể thu hút hàng ngàn người. Thời ban đầu, Ngài không vội vả thọ giới cho phụ nữ vào tu viện bởi vì điều này có thể làm đảo lộn hệ thống tăng lữ thuộc giới quý tộc theo truyền thống cũ hay những người đàn ông muốn giữ vị trí phụ nữ thấp hơn để duy trì cảm giác trật tự theo hệ thống phân giới.

Đức Phật không có dự định thay đổi những hình thức cổ xưa ấy và đón mời phụ nữ đóng vai trò bình đẳng trong tăng đoàn. Ngài liên tục tuyên bố rằng con người từ mọi giai cấp, dù là giới tính hay tầng lớp nào đều bình đẳng trong cộng đồng và có thể đạt được mọi sự giác ngộ.

Mẹ kế của Ngài, thánh mẫu Mahapajapati Gotami, là người phụ nữ đầu tiên được thọ giới tỳ kheo ni. Có cả một câu chuyện trong kinh điển trước đây làm thế nào việc này xảy ra. Khi bà lần đầu tiên yêu cầu được thọ giới,Đức Phật đã rất cẩn thận và không muốn vội vả để bắt dầu một sự phát triển mới. Vị thị giả của Ngài là Ngài Ananda đã hỏi Đức Phật liệu người phụ nữ có thể được giác ngộ không và ngài trả lời phụ nữ có thể được giác ngộ. Cuối cùng, Bà Gotamin đã được thọ giới tỳ kheo ni.

Từ quan điểm hiện nay, điều này không có vẻ là một vấn đề gì lớn lao nhưng nếu chúng ta sống ở Ấn Độ cách đây 2500 năm, chúng ta có thể thấy rằng Đức Phật đã cẩn thận và rất ủng hộ quyền và nhân phẩm cho phụ nữ. Thông thường, chúng ta có khuynh hướng phán đoán con người trong lịch sử thông qua lăng kính thời gian mà chúng ta đang sống. Điều này có thể là một cách sai lầm cũng như thiên kiến để hiểu về bản chất tự nhiên phức tạp của các sự kiện trong quá khứ. Mặc dù vẫn còn có chỗ để cải thiện, mức độ về tự do, bình đẳng mà chúng ta trải nghiệm hiện nay không phải hoàn toàn là sự trùng hợp nhưng là ảnh hưởng tổng hợp từ tất cả những thay đổi xảy ra qua lịch sử.

Phật Giáo Mật Thừa đặc biệt tạo nên một phong trào rất lớn ở phương Đông để trao quyền cho phụ nữ bằng cách thách thức các thái độ tiêu cực của xã hội và tôn giáo. Thật sự, một trong 14 lời phát nguyện của Phật giáo Đại thừa là không phải phủ nhận Phật giáo nói chung. Rất nhiều vị thánh trong Mật thừa Phật giáo xuất hiện với hình tướng là phụ nữ thể hiện trí tuệ cao nhất như

Samantabhadri, Vajrayogini, Krodikali, và Singhamukha. Thậm chí không hề có sự ẩn ý dù nhỏ nhất về sự bất thường phân biệt phụ nữ trong học thuyết thuần túy của Mật Thừa. Đây là một trong những truyền thống trí tuệ cao cấp vượt thời gian mà con người đã tạo ra.

Tôn giáo và văn hóa có thể ảnh hưởng và thậm chí chế ngự lẫn nhau. Nó đòi hỏi sự nhận thức sâu sắc để nhận ra sự thuần túy của một tôn giáo trong bối cảnh văn hóa. Rất nhiều người cảm thấy rằng có sự bất bình đẳng về giới tính trong Phật giáo, đặc biệt là ở trong các xã hội Á Châu ưu tiên chon am giới. Ở đây chúng ta phải hiểu rằng Phật giáo không thiên vị nam hay nữ. Nó là một truyền thống dạy rằng mọi người đều bình đẳng trong bản chất tự nhiên của chúng ta và được ban cho với đặc tính tự nhiên phổ quát. Những vấn đề đáng lo ngại là vấn đề về văn hóa hơn là Phật giáo. Phật giáo vì thế không chỉ là một tôn giáo ở quá khứ mà còn là một tôn giáo của tương lai.

Người ta cũng phải nhớ rằng Châu Á vẫn đang trong quá trình hiện đại hóa rất chậm. Châu Á có cuộc cách mạng công nghiệp ở một số vùng nhưng chậm hơn châu Âu. Cuộc cách mạng công nghiệp là lực lượng để tạo ra một thế giới tự do được dẫn đầu bởi Châu Âu và Bắc Mỹ - tất cả chúng ta đều phải đối phó với guồng quay này. Mặc dù một số quốc gia châu Á đã tham gia vào vòng xoay của những đất nước tiên phong trên thế giới với sự bành trướng về kinh tế, họ vẫn còn ở đằng sau Châu Âu cả về các vấn đề chính trị và xã hội.

Có rất nhiều vị thầy là nữ trong truyền thống Phật giáo,từ thời Đức Phật cho đến ngày hôm nay. Ví dụ, một số vị tỳ kheo ni đáng kính trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng là phụ nữ. Hai vị nổi tiếng đó là Yeshe Tsogyal and Machig Labdron. Yeshe Tsogyal sống vào thế kỷ thứ bảy khi những lời dạy của Đức Phật trở nên thống trị trong truyền thống tâm linh của đất nước bà. Sư bà không chỉ là một nhà nữ tu đáng kính mà còn là một trong những vị nữ tu sĩ đầu tiên mà Tây Tạng cổ đại tạo ra. Sư bà được trân trọng ngang bằng với những vị đạo sư khác như Milarepa, Longchenpa và Tsongkapa, những người sáng lập ra thế giới Phật giáo Tây Tạng, Machig Labdron đã tạo nên một sự đóng góp cho dòng truyền thừa Chod và những lời dạy của sư bà vẫn được nghiên cứu tu tập bởi mọi truyền thống Phật giáo Tây Tạng.

Ngày nay, có nhiều vị nữ tỳ kheo đến từ cả phương Đông và phương Tây. Ở Bắc Mỹ, có rất nhiều vị tỳ kheo ni ngang hàng với những tỳ kheo khác. Họ thường có học thức rất tốt, nhân đạo và có suy nghĩ tiến bộ và họ đang thay đổi cảnh quan trong tăng đoàn bằng cách chú trọng vào sự phát triển tỉnh thức của trái tim thay vào việc bảo vệ những cấu trúc quyền lực cổ xưa. Phật giáo ở phương Tây có một mùi vị đặc trưng được ảnh hưởng bởi văn hóa. Không ai biết rằng tương lai như thế nào; hầu hết mọi khuynh hướng đều đến và đi. Thông thường, các truyền thống đều có một thời gian rất khó khăn để tồn tại rong thế giới phương Tây được lấp đầy bởi chủ nghĩa cá nhân, các nhà xu hướng và các nhà tư tưởng tự do. Thật là tốt để thấy những khuynh hướng hiện hành tiếp tục và nó sẽ tiếp tục cho đến khi nào nó lấp đầy những nhu cầu về tâm linh của con người trong xã hội đầy thay đổi nhanh chóng như hiện nay.

Ngọc Hằng dịch

Theo buddhistdoor.net



Có phản hồi đến “Quá Khứ Và Tương Lai Của Phụ Nữ Trong Truyền Thống Phật Giáo”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com