Cách đâu không lâu tôi bị cáo buộc một điều mà tôi không nhận ra đó là điều xấu: rõ ràng. Adam Gopnik xem quyển sách của tôi “Vì sao Phật giáo là đúng” viết trên the New Yorker vào hôm tháng 8 rằng “Anh ấy làm cho ý tưởng của Phật giáo và lịch sử rõ ràng hơn. Có lẽ anh ấy làm cho các ý tưởng quá rõ ràng.”

Dựa trên những lời cáo buộc này (dĩ nhiên là tôi từ chối) là một quan điểm chung: Ý tưởng của Phật giáo là phản đối rõ ràng, và trong ý tưởng của Phật giáo là phản đối sự rõ ràng. Sau tất cả, có phải đó là một công án thiền “Tiếng gì khi chỉ có một bàn tay vỗ?” và tiếp tục được cho rằng ngôn ngữ và suy nghĩ luyến tính thể hiện không thể nắm bắt được hết chân lý về sự thật.

Gopnik dường như nghĩ rằng sự chuyển đổi suy nghĩ của Phật giáo , sự nhấn mạnh vào tính không rõ ràng của sự vật phần lớn che phủ khỏi sự giám sát. Giáo lý của Phật giáo thừa nhận rằng ngay cả với sự bao hàm tất cả vẫn “giữ những sự thật tồn tại sâu sắc.” Tuy nhiên, cũng giống như là việc xây dựng tài sản gắn liền “như một sự trốn tránh trong phân tích.” Vì thế dĩ nhiên nhiều người như tôi, muốn đánh giá ý tưởng của Phật giáo dưới ánh sáng của khoa học, triết học hiện đại nên giữ hơi thở của mình.

Câu hỏi mà Gopnik đưa ra không phải chỉ là một câu hỏi về học thuật. Mỗi ngày, hàng triệu người tu tập thiền định – họ ngồi xuống, chú tâm vào hơi thở, làm dịu tâm mình. Tuy nhiên, điểm của thiền định không phải chỉ có làm dịu bạn xuống. Hơn thế nữa, ý tưởng – được giải thích trong các sách Phật giáo cổ xưa – là một cái tâm tĩnh lặng, có sự chiêm nghiệm có thể giúp bạn thấy thế giới với sự thật của nó. Thật là thú vị khi xem xét nghiêm túc sự nhận nhận biết này nhưng nếu chúng ta không thể nói rõ ràng điều mà Phật giáo có nghĩa là “thế giới như là sự thật vậy” thì làm thế nào chúng ta có thể khám phá nó? Làm thế nào chúng ta chỉ ra hay là tranh cãi rằng liệu thiền có thật sự đưa người ta đến với sự thật và chân lý không?

Nhà phê bình văn hóa Edward Said đã nổi tiếng khi dùng thuật ngữ “chủ nghĩa phương đông” nhằm đề cập đến một phương thức mà người Phương tây thỉnh thoảng nghĩ về các ý tưởng và văn hóa phương Đông như có vẽ là quyến rũ nhưng đang thiếu trong rất nhiều đức tính của người phương Tây, bao gồm cả tính hợp lý và nghiêm ngặt. Ông Said chủ yếu nói về văn hóa Trung đông nhưng chủ yếu nói về Phật giáo: các nhà tư tưởng phương Tây nghĩ rằng: họ không tưởng tượng được triết lý Phật giáo ảnh hưởng đến văn hóa đóng một vai trò như trong suy nghĩ của người Phương Tây, họ không tưởng tượng được triết lý Phật giáo ảnh hưởng đến cả cấu trúc khái niệm thống nhất mà họ tiếp xúc với bằng chứng và logic và sau đó trụ vững hay rơi vào những giá trị của họ.

Sự nhầm lẫn vô căn cứ này không được tìm thấy. Không chỉ những nhà tư tưởng Phật giáo từ hàng ngàn năm qua đã đưa ra những tuyên bố mà các triết gia phương Tây và nhà tâm lý học đưa ra – làm cho mọi sự nhìn nhận trở nên tốt đẹp dưới ánh sáng của suy nghĩ Phương tây hiện đại. Thật sự, trong một số trường hợp, ý tưởng của Phật giáo dự đoán được suy nghĩ của phương Tây, nắm bắt được những điều về tâm lý con người và những sự hiểu lầm thường xuyên mà triết học phương Tây chỉ mới nắm bắt được.

Xem xét câu trích dẫn mà Gopnik sử dụng nhằm đánh giá về triết học Phật giáo có lẽ là một công việc khó hiểu. Đó là từ một nhà sư, người phân tích đoạn kinh nổi tiếng được gọi là Chú Đại Bi viết “Sự vật tồn tại nhưng không thực tế.” Tôi đồng ý với Gopnik rằng câu nói này dường như khó để hiểu được. Tuy nhiên nếu bạn nhìn vào quyển sách câu nói được trích ra, bạn sẽ thấy chính tác giả, Mu Soeng đã làm một việc rất tốt là giải nghĩa nó.

Hóa ra Soeng đang giải thích một tư tưởng trung tâm của giáo lý Phật giáo “vô ngã – ý tưởng rằng “cái tôi” của bạn khi bạn hiểu nó thật ra là một sự ảo tưởng. Soeng viết rằng học thuyết “vô ngã” không phủ nhận “tính cách tồn tại” không từ chối rằng có một cái tôi hiện hữu, cái mà Phật giáo từ chối là một nơi nào đó bên trong bạn là “cái cốt lõi kiên dịnh”, một thứ tinh túy của bạn vẫn còn tồn tại giữa những luồng suy nghĩ, cảm giác, nhận thức và cách thành tố khác tạo nên sự trải nghiệm của bạn. Vì thế nói “bạn”, chúng ta nghĩ là một “cái tôi” có đặc điểm chứa đựng một bản chất lâu dài và bạn không có thật.

Giờ đây, bạn có thể tranh luận với dòng suy nghĩ – với đặc điểm của ngã, định nghĩa về “sự thật” và “tồn tại” hay thế nữa. Nhưng điểm chính là dòng suy nghĩ này đủ rõ để tranh luận về cũng như là những dòng suy nghĩ của những nhà triết học phương Tây sản xuất. Thật sự, David Hume, một nhà triết học phương Tây đã tranh luận về sự thật của tự ngã rằng nó cũng tương tự như những tranh luận lâu nay của Phật giáo để làm cho vài học giả (bao gồm cả Alison Gopnik, chị của Adam) nghi ngờ rằng Hume đã gặp phải tư tưởng Phật giáo.

Trong các thập kỷ gần đâu, những khía cạnh quan trọng của Phật giáo về vô ngã đã nhận được sự ủng hộ từ tâm lý học. Đặc biệt, tâm lý học đã thúc đẩy những nghi ngờ của Phật giáo về trực giác của cái mà chúng ta gọi là “CEO” của bản thân – cảm giác nhận thức về “cái tôi” khởi xướng đến những suy nghĩ và hành động.

Trong một nghiên cứu nổi tiếng đặc trưng dường như chỉ ra rằng trước khi chúng ta nhận biết một cách có nhận thức để quyết định một hành động – nhấn nút – tiến trình vật lý bắt đầu hành động đã xảy ra. Những thí nghiệm khác cho thấy tâm của chúng ta là rất giỏi tạo ra những lý do biện luận rằng chúng ta có thể làm những thứ chắc chắn và giữ những ý kiến nhất định – và sư hình thành này diễn ra vô ý thức, gợi ý rằng tâm trí có ý thức đang điều khiển chương trình.

Nếu phần lớn những điều này gây thất vọng với những nghịch lý quyến rũ liên hệ đến Phật giáo, tôi có một tin tốt lành: Có một nghịch lý có thể xuất hiện nếu bạn theo đuổi logic của vô ngã thông qua thiền. Cụ thể, nhận ra rằng “bạn” không bị kiểm soát, rằng bạn không phải là CEO có thể cho bạn nhiều sự kiểm soát hơn. Hay ít ra, bạn có thể hành động hơn như là một CEO sẽ giúp bạn xử sự thông minh hơn, có lý trí hơn, ít cảm xúc, ít phản ứng và bực bội hơn.

Đây là cách mà nó hoạt động. Giả sử thông qua thiền định, bạn quán chiếu một cảm xúc như là lo lắng hay giận dữ hơn là để nó kéo bạn vào chuỗi những suy nghĩ lo lắng, giận dữ, bạn để nó qua đi. Mặc dù bạn trải nghiệm cảm giác này và trong cảm giác trải nghiệm nó đầy đủ hơn thông thường – bạn trải nghiệm nó với sự “không dính mắc” và do đó né tránh. Và bạn hiện nay cảm thấy suy nghĩ đi kèm nó với một ánh sáng mới – chúng dường như không còn cảm thấy đó là đường dẫn đáng tin cậy từ cái “Tôi” nhưng hơn hết đó là những khái niệm tạm thời đi kèm với cảm xúc thoáng qua.

Lưu ý làm thế nào, ngoài việc được thỏa mãn, điều này làm rõ quan điểm của bạn về thế giới. Xét cho cùng, những chuỗi suy nghĩ “lo lắng” hay “giận dữ” bạn tránh có lẽ không khách quan đúng. Chúng có lẽ liên hệ đến những điều tưởng tượng chưa xảy ra hay là làm cho sự đánh giá chủ quan về những điều có được. Nói cách khác, những suy nghĩ này chỉ là những câu chuyện mà bộ não phát ra; chúng thường làm tăng sự hiểu lầm và tránh xa chúng có khuynh hướng đưa chúng ta gần hơn để làm rõ hơn là chấp nhận chúng.

Thiền có thể làm sáng một con đường khác. Nó có thể làm cho chúng ta nhận rõ hơn việc bấm nút như thế nào, nhận rõ hơn việc làm sao con người hay sự vật chúng ta gặp phải đưa ra những cảm giác hay câu chuyện nhất định và vì thế những hành vi nhất định. Có điều gì đó như là “chánh niệm tâm lý học khoa học phương Tây có thể làm sáng tỏ hoạt động của tâm.

Có một cảm giác rộng hơn và sâu hơn mà tư tưởng của Phật giáo “tây phương” hơn nhiều những gì thường nghĩ. Cái mà, sau tất cả, tây phương hơn mà sự nhấn mạnh của khoa học đến nhân quả, hay chỉ ra nguyên nhân và hy vọng có thể giải thích vì sao mọi thứ làm những điều mà chúng làm? Trong cảm giác này, ý tưởng của Phật giáo và “vô ngã” phát xuất từ niềm tin và sứ mệnh này- rằng thế giới được điều hành do quy luật nhân quả. Lý do là có “cốt lõi kín” bên trong chúng ta và các lực thay đổi liên tục ảnh hưởng đến chúng ta – tầm nhìn, âm thanh, mùi vị, thị hiếu liên tục phản ứng dây chuyền bên trong chúng ta.

Thật sự, mối liên hệ nhân quả liên tục này với môi trường của chúng ta đưa ra nghi ngờ không chỉ về cốt lõi chắc chắn của “cái tôi’ mà còn về sự ràng buộc của chúng ta. Những sự nghi ngờ của Phật giáo về sự khác biệt và tính vững chắc của “cái tôi” và những thứ khác dựa trên sự nhận biết về cảm giác thừa nhận về mối liên hệ nhân quả đang lưu thông tràn lan.

Loại câu hỏi đưa ra quan điểm của Phật giáo về tâm lý con người không phải là khoa học ; nó không liên hệ đến các thí nghiêm tạo nên những thông số quan sát công khai được. Nó dựa vào một dạng thiền nội suy – cái bên trong tinh thần của những triết gia phương tây gọi là hiện tượng. Và Phật giáo từ lâu đã tạo ra cái nhìn sâu sắc rằng tâm lý học hiện đại không chỉ nắm bắt và đi xa với những nghi ngờ về CEO của bản thân.

Ví dụ, tâm lý học gần đây đã bắt đầu buông bỏ một phần của sự khác biệt về “nhận thức” và “ảnh hưởng” trong tâm; nó bắt đầu thấy rằng cảm xúc thật tinh vi với suy nghĩ như là một phần màu sắc của họ. Điều này không đủ tiêu chuẩn như là những tin tức đột phá trong vòng xoay của Phật giáo. Một bản kinh do Đức Phật nói về tâm nói rằng “đối tượng của tâm” được phân loại bao gồm suy nghĩ như là vị hay ngửi khi một người “nếm mùi vị bằng lưỡi” hay “ngửi bằng mũi” hay “nhận ra một vật bên trong bằng tâm” con người ham muốn nếu được vui và không thích nếu không vui.

Các nghiên cứu chụp não đã tạo ra những bằng chứng ban đầu cho thấy những suy nghĩ lưỡng lự và những điều không ưa thích, nắm bắt suy nghĩ rằng cảm giác tốt và từ chối những suy nghĩ cảm giác xấu – nằm gần trung tâm của “định kiến” nhất định. Nếu những bằng chứng tiếp tục được thu thập, lời khẳng định của Phật giáo về một quan điểm rõ ràng của thế giới bao gồm việc từ bỏ đi những ham muốn và không thích sẽ được sự ủng hộ từ khoa học hiện đại.

Gopnik nghĩ rằng những cố gắng để chứng minh các ý tưởng của Phật giáo với khoa học hiện đại đi vào mâu thuẫn. Xét cho cùng, Phật giáo là trong cảm giác nghi ngờ về “các câu chuyện” như là các câu chuyện về thiền định có thể giúp chúng ta giải phóng. Và Gopnik cho biết khoa học chỉ là việc “kể chuyện cạnh tranh” có nghĩa là Phật giáo là “đối lập” với các tranh luận của Phật giáo. Ông viết “Khoa học đặt các tên cho sự vật và kể chuyện về chúng, tói quen mà Phật giáo thúc dục chúng ta vượt qua.” Với sự mỉa mai này dường như không làm nản chí các Phật tử từ hàng ngàn năm trước, được kết tập trong “Abhidamma Pitak” đặt ra rất nhiều tên về các sự kiện và kể chuyện làm thế nào chúng liên hệ với nhau. Và nó dường như chẳng làm phiền lòng đức Dalai Latma, người chấp nhận khoa học như là một cách kiểm tra các ý tưởng của Phật giáo.

Tôi đồng ý với Gopnik về một điều: Có những phần trong triết học Phật giáo mà ngay cả khi hiểu đúng dường như có vẻ nghịch lý và không rõ ràng. Nhưng những điều này dường như liên hệ đến các vấn đề tương tự khiến cho các triết học gia phương tây nghiên về sự nghịch lý và không rõ ràng – ví dụ như mối quan hệ giữa nhận thức và thân . Ngôn ngữ thật sự (như là các triết gia Phương Tây đã nói) là không thể vượt qua bao gồm sự thật và tôi chắc chắn tâm con người không thể hiểu hết mọi sự thật thực tế.

Điều mà chúng ta có thể làm là xóa đi thật nhiều những trở ngại có thể. Khoa học có con đường làm nó – bằng cách nhấn mạnh đến những người đi vào trong “câu chuyện cạnh tranh” thể hiện năng lực giải thích theo các cách mà công chúng có thể quán xét do đó vô hiệu hóa trong phạm vi có thể những thiên lệch chủ quan có thể. Phật giáo có một con đường khác để làm: thông qua các nguyên tắc thiền định được tạo ra để phản ứng lại với những sự chủ quan cá nhân, mang đến một sự nhìn nhận rõ ràng hơn cho cả chính tâm của nó lẫn thế giới bên ngoài.

Kết quả của hai yêu cầu này tập trung vào một mức độ đáng chú ý – mức độ có thể được đánh giá chỉ thông qua ánh sáng vài thập kỷ qua nhờ vào sự tiến bộ của tâm lý học và khoa học tiến bộ. Ít nhất, đó là sự tranh luận của tôi. Nó có thể sai. Tuy nhiên, đó là một tranh luận có thể được thực hiện bởi bất cứ ai muốn tham gia. Đó là điều mà có điểm chung giữa triết học và tâm lý học Phật giáo

Ngọc Hằng dịch

Theo nytimes.com



Có phản hồi đến “Phật Giáo Tây Phương Hơn Bạn Nghĩ Qua Quyển Sách Nổi Tiếng “Vì Sao Phật Giáo Là Đúng””

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com