Đại dịch Coronavirus đang thách thức đến sức khỏe, công việc, gia đình, thực phẩm và vui chơi. Nó cũng gây phiền nhiễu đến sự tịnh tâm và ép chúng ta tự hỏi sự tồn tại của mình.

Chúng ta tự hỏi các câu hỏi về sự tồn tại của mình: Vì sao nó xảy ra với tôi? Tại sao tôi không thể tiếp tục với cuộc sống bình thường? Ai tạo ra vấn đề này và vì sao?

Trong khi các nhà khoa học đang làm việc cậc lực để tìm ra các giải pháp về y khoa, những khái niệm từ Phật giáo có thể cho chúng ta một số sự an ủi qua tâm trí quá tải của mình. Câu trả lời của Đức Phật sẽ chỉ tập trung vào sự kiện hiện sinh nhắm vào sự hiểu biết vào sau đó là áp dụng hành thiền thực tế.

Vị đệ tử rắc rối

Hãy xem xét trường hợp của Malunkyaputta, một vị đệ tử thường gây rắc rối cho Đức Phật cách đây hơn 2500 năm ở nước Ấn Độ cổ đại. Malunkyaputta đã khiến Đức Phật phải trả lời hàng loạt câu hỏi rắc rối.

Vào một ngày đặc biệt, ông đến gặp Đức Phật và yêu cầu Ngài phải đưa ra câu trả lời.

Đức Phật đáp lại bằng giai thoại một người đàn ông bị thương với mũi tên độc đến thăm bác sĩ cho thuốc. Người đàn ông khăng khăng ông sẽ không để mũi tên được rút ra cho đến khi ông biết ai đã bắn ông và bắn ông như thế nào. Đức Phật cho biết chờ tới lúc có các câu trả lời thì ông đã chết rồi.

Đức Phật định nghĩa những giáo lý này là để trả lời đến những câu hỏi bí mật về triết học và đương đầu với những thực tế tồn tại: có sinh, lão, bệnh, khổ đau, than thở, tuyệt vọng, chết.

Điều này có ý nghĩa gì với chúng ta mặc dù những câu hỏi như vậy là điều tự nhiên, lo lắng về câu trả lời chỉ mang đến khổ đau. Chúng ta nên khôn ngoan hơn để làm việc nhằm giảm sự đau khổ cho mình và cho người khác.

Ba điểm của sự tồn tại

Điều vẫn tồn tại trong cốt lõi của Phật giáo là chủ nghĩa hiện sinh thuần túy không thể tách rời khỏi thế giới không gian và thời gian để dẫn đến kết quả ở Niết Bàn. Trạng thái này được định nghĩa đơn giản là sự vắng mặt của tham, sân và si.

Phật giáo dạy chúng ta rằng coronavirus đang đưa chúng ta đến những trải nghiệm cao hơn của ba điểm tồn tại. Đó là vô thường, khổ và vô ngã.

Đại dịch đột ngột xâm lấn vào xã hội, gây chết và khổ đau, nhắc chúng ta về sự vô thường.Nó cho chúng ta thấy bản chất không thể tách rời về cái chết của chúng ta và sự khổ đau liên hệ, dẫn chúng ta đến việc tìm kiếm về tâm linh.

Phật giáo được 535 triệu người thực hành trên thế giới, chiếm khoảng 8-10% dân số.

Những điều nhỏ

Phật giáo dạy thực hành thiền với nội tâm sâu sắc. Những điều này được tạo ra để làm cho chúng ta chú tâm đến thiên nhiênvà giúp giảm sự khổ đau và được mô tả trong rất nhiều bản kinh Phật, ghi chép những câu nói nguyên thủy của Đức Phật.

Quá trình bao gồm việc nới lỏng sự nắm bắt của chúng ta – những điều chúng ta bám vào và bị chi phối bởi ham muốn – cả trong những thứ hữu hình và vô hình trong cuộc sống bằng cách nhận ra bản chất thực sự của mình – liên hệ chúng đến ba điểm tồn tại. Thiền giúp chúng ta hạnh phúc với những điều đơn giản và cơ bản nhất trong cuộc sống.

Các bước của thiền định được dạy trong kinh có thể hướng dẫn tâm chúng ta, làm dịu cơ thể và giúp các cảm giác của chúng ta tìm được an lạc và vui vẻ. Hy vọng rằng thiền mang lại hạnh phúc vốn có mà không phải dựa vào cơ thể hay định hướng của chúng ta, vốn là vô thường.

Trong những bước cân nhắc này, vì hiệu quả của tâm lý có thể mang đến bình an, hạnh phúc và ngay cả lợi ích về sức khỏe đến từng các nhân, có các lợi ích khác.

Đầu tiên, những sự thực tập chánh niệm có thể giúp chúng ta tiếp tục với cuộc sống hàng ngày của chúng ta có kỷ luật và an toàn hơn, rất có giá trị trong thời điểm khủng hoảng như hiện nay.

Thiền có thể giúp chúng ta không hoảng loạn (hay mua sự hoảng loạn), có ý thức về hành vi của chúng ta để chúng ta có thể cẩn thận với những gì chúng ta sờ hay không sờ (ngay cả mặt mình). Nó cũng giúp chúng ta có ý thức trong việc rửa tay thường xuyên và có chánh niệm với những người xung quanh chúng ta để chúng ta có thể cẩn thận về những cơ hội có thể truyền mầm bệnh

Hành động đơn giản rửa tay có thể trở thành một hành động của thiền định

Rất nhiều người tin rằng thiền có thể giúp thế giới còn lại,bởi vì sự tận tâm nó tạo ra. Đại dịch có thể ảnh hưởng cả người giàu và nghèo (mặc dù cũng có sự lo ngại nó sẽ tạo ra sự bất bình đẳng.)

Thiền tập có thể giúp chúng ta đánh giá sự vô thường, suy đồi và chết không thể tránh khỏi, chống lại bất cứ đặc quyền nào chúng ta có. Thiền có thể hướng chúng ta xem xét khả năng có một cuộc sống hạnh phúc bằng cách đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Với một số người, điều này có thể làm cho chúng ta tự đánh giá lại điều mà chúng ta xem là không may mắn.

Phật giáo có thể xem là một tôn giáo khác của thế giới, với những nghi lễ xung quanh việc cầu nguyện các vị thánh thần và xua đuổi ma quỷ. Tuy nhiên, Đức Phật cũng có thể được xem là một nhà tư tưởng và một người thầy sâu sắc. Ngài đề ra một viễn cảnh tự nhiên, đưa ra những giải pháp không hấp dẫn với các thế lực siêu nhiên.

Kết hợp với các giải pháp tâm lý và lợi ích về sức khỏe của thiền có thể mang lại, chúng ta có thể thấy rằng có thể áp dụng các khái niệm Phật giáo vào một khuôn khổ để suy ngẫm – một hướng đến sự cứu rỗi trong tình trạng khủng hoảng hiện nay.

Ngọc Hằng dịch

Theo theconversation.com



Có phản hồi đến “Thiền Và Suy Nghĩ Như Phật Tử Để Vượt Qua Đại Dịch Coronavirus ”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com