Người giàu nhất Hồng Kông mở một bảo tàng nghệ thuật Phật giáo hàng triệu USD tại một tu viện ở quốc đảo này
Nhà tài phiệt Li Ka-shing có một lịch sử lâu đời về làm từ thiện, đóng góp hàng triệu đô la cho các trường đại học và bệnh viện ở Đông Á và Bắc Mỹ. Ông cũng ủng hộ chương trình cứu trợ khẩn cấp sau cơn sóng thần ở Ấn Độ Dương vào năm 2004 và động đất ở tỉnh Tứ Xuyên vào năm 2008.
Giờ là 90 tuổi, tổng tài sản khoảng 33.4 tỷ USD, đã chuyển sự chú ý của ông đến với việc mở bảo tàng tại tu viện Tsz Shan
Bảo tàng trị giá khoảng 382 triệu USD, theo quỹ Li Ka Shing nằm dưới chân một tượng Phật Quán Thế Âm bằng đồng vĩ đại, với các tháp trên tu viện mà ông Li đã giúp đỡ xây dựng.
Bảo tàng miễn phí cho tất cả khách du lịch sẽ khánh thành vào ngày 1/5 nhưng lễ khánh thành đã được tổ chức vào tuần trước. Bộ sưu tập vĩnh viễn tìm kiếm để “nói về câu chuyện Phật giáo và làm thế nào để nó tồn tại theo môi trường khi di chuyển qua quá trình lịch sử.” Công ty ông Li cho biết.
Bài phát biểu nói thêm rằng bảo tàng với mục đích làm giàu “những ai tìm kiếm sự siêu việt và nhận thức tâm linh với cơ hội để khám phá bên ngoài các biểu tượng và nghệ thuật cần thiết của Phật giáo.”
Bảo tàng mất ba năm để xây dựng và trưng bày các vật phẩm hầu hết được cúng dường bởi ông Li và quỹ của ông, được thành lập vào năm 1980.
Trò chuyện trước 2000 vị khách đến dự lễ, giám đốc điều hành của Hồng Koong cho biết “Ẩn mình bên trong thiên nhiên hùng vĩ với những ngọn đồi rợp bóng cây nhìn xuống biển êm đềm là bầu không khí tĩnh lặng của tu viện Tsz Shan mang đến cho thế giới bận rộn một sự tĩnh tâm hạnh phúc để từ bỏ thế giới ồn ào phía sau và giữ tâm trí thư giãn cùng nó.”
“Bộ sưu tập vô giá về tượng Phật, tranh, chạm trổ, kinh sách tọa lạc bên trong bảo tàng nghệ thuật của tu viện Tsz Shan tượng trưng không chỉ là ý tưởng thức tỉnh và lĩnh vực văn hóa của thiền mà cũng đưa ra các chương trình và hoạt động về văn hóa.” Vị chính trị gia cho biết
Văn hóa và hình ảnh văn học của tu viện và bảo tàng chắc chắn sẽ đóng vai trò như một không gian tĩnh lặng để phản ánh và biết ơn về nghệ thuật Phật giáo cho người dân và du khách.”
Ngọc Hằng dịch
Theo cnn.com