Tôi đã bắt đầu cuộc hành trình tâm linh ngay từ hồi còn là đứa bé nhỏ xíu, khi tôi tìm đọc cuốn sách nhỏ mang dòng chữ "Ngũ giới" ngay bên bàn thờ Phật. 

Mặc dù tôi không còn nhớ tên tác giả viết cuốn sách đó, nhưng nội dung cuốn sách vẫn còn ghi đậm trong tâm trí tôi suốt nhiều năm qua, Tác giả cuốn sách đã thách thức tôi cũng như tất cả mọi người là: Hãy đem áp dụng "ngũ giới" đó vào cuộc sống một người Phật tử bình thường.

Là đứa trẻ tinh nghịch và khó trị, tôi đã chấp nhận thách thức đó; và cố gằng tuân giữ "ngũ giới" đã khiến tôi bận bịu suốt từ bấy lâu nay. Vào thời điểm đó, Phật giáo đối với tôi chỉ là "ngũ giới", kinh Pháp Cú (Dhammapada) và một số lý tưởng Phật giáo. 

Ngoài ra tôi chẳng biết thêm điều gì nữa. Rồi, đến năm 1988, tôi bắt đầu làm quen nhiều hơn với giáo lý Phật giáo tại Đại học. Những giáo điều tôi nhớ nhiều nhất chính là những điều quan trọng để nắm giữ "ngũ giới" của chúng ta – tại sao chúng ta cần đến "ngũ giới", thiền tâm Từ (do Hòa thượng Sri Dhammananda giảng dạy) và ba nét đặc thù của cuộc sống – đau khổ (dukkha), vô thường (anicca) và vô ngã (anitta). 

Tôi cũng học tụng ngũ giới trích trong kinh Pali lần đầu tiên. Ba năm sau tôi được giới thiệu theo học thiền quán với một người bạn Phật tử. Tôi tham dự 8 một khóa tu thiền mười ngày tại Kota Tinggi, Johor. Khóa tu đã tràn ngập tâm trí tôi với một lòng biết ơn sâu đậm với thiền sư của tôi là Tỳ-khưu Visuddhicara, vì ngài đã dạy cho tôi đôi điều mang nhiều ý nghĩa cho cuộc sống. 

Thế là tôi đã có thể gạt sang một bên nhiều rối rắm và đau khổ tôi đã cảm nhận được trước khi tham gia khóa tu thiền này. Sau đó tôi đã tham gia Trung tâm Trí Tuệ Phật Giáo (Buddhist Wisdom Center) và hội Buddhist Gem Fellowship. Năm 1992, tôi sang Anh quốc để hoàn tất bằng cử nhân triết học. Tôi may mắn gặp một cặp vợ chồng người Việt Nam, bác sĩ Hồ Hồng Phước và vợ ông ta. Chúng tôi đi tham dự một buổi nói chuyện vào ngày Phật Đản do Ni sư Ajahn Sundara tại chùa Amaravati. 

Nhiều trích đoạn đề cập đến đêm Đức Phật đạt đến giác ngộ trích trong tác phẩm "Old Path, White Clouds" (Đường xưa mây trắng) do Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết. Ôi, vô cùng ấn tượng! Bác sĩ Hồ Hồng Phước đã giới thiệu với tôi nhiều tác phẩm khác nữa của vị thiền sư này. Ngay thời điểm tôi đang viết mấy dòng này, tôi vẫn đang huy động tài chánh để xây một ngôi chùa của nhóm Làng Mai. 

Sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi đi chùa Amaravati trong một thời gian ngắn. Ở đó tôi được gặp Hòa thượng Ahahn Sunedho và vô cùng sung sướng được nghe một số bài nói chuyện của ông và tôi cũng đã xung phong làm công quả phục vụ Tăng-già vài ngày. Chính tại ngôi chùa Amaravati này tôi đã học biết được kinh Phật bằng tiếng Pali. 

Cũng chính tại Amaravati tôi cũng nhận ra người Anh hạnh phúc biết chừng nào khi họ có được một số Tăng Ni lúc nào cũng hiện diện nơi họ. Theo như tôi được biết ngay ở Mã-lai chúng tôi cũng không có nhiều nhà sư đến thế. Các vị ấy cũng không thường xuyên sống bên cạnh chúng tôi đến như vậy. 9 Tại Âu châu, tôi đã gặp Sư Ajahn Chandapalo tại chùa Santacittarama ở Ý và Sư Tiradhammo đang hoằng pháp tại một chùa ở Thụy Sĩ. 

Cho dù tôi chỉ lưu lại một số ngày ngắn ngủi tại các thiền viện đó, tôi đã học được rất nhiều điều vô cùng quan trọng trong khóa tu. Tôi cũng đến thăm khu Làng Mai tại Pháp, đến thăm thiền viện của Thầy Nhất Hạnh (ngài đang thăm viếng Hoa kỳ vào ngay thời điểm tôi đến thăm) nhưng tôi đã gặp được Thầy trước đó tại Luân Đôn. Hồi đó Thầy đang diễn thuyết cho một nhóm bác sĩ trị liệu pháp.

 Tôi không là người thuộc nhóm họ, nhưng tôi cũng được mời đến tham dự vì tôi là bạn của bác sĩ Hồ Hồng Phước và gia đình ông. Cũng chính trong buổi thuyết pháp đó tôi đã học được cách "hành thiền bách bộ mỉm cười" vô cùng hữu hiệu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trở về Malaysia, tôi tiếp tục tu học với Sư Sujiva cho mãi đến cuối năm 1995, lúc đó tôi bị bệnh nặng. Tôi quay trở về Ipoh (từ Kula Lumpur) để phục hồi lại sức khỏe. 

Rồi Hòa thượng U Pandita đến thăm Kula Lumpur. Tôi may mắn có mặt tại đó ngay vào lúc các Phật tử đến diện kiến và cúng dường. Tôi ghi tên vào danh sách các thí chủ và tham dự các buổi giảng của ngài. Kể từ ngày đó sức khỏe của tôi hồi phục đáng kể. 

Nhìn lại, tôi cảm thấy mình thật may mắn biết bao vì đã được gặp gỡ, học hỏi Giáo pháp. Tôi tôn kính tất cả các vị thiền sư dạy cho tôi hành thiền. Bạn có thể thắc mắc tại sao tôi lại không đến thăm bất kỳ thiền viện Phật giáo nào theo truyền thống Đại thừa (Mahayana) tại phương Tây. Lý do là vì tôi đã để mất cuốn sổ điện thoại tôi đã ghi trong đó những địa chỉ của các thiền viện Mahayana.

 Tôi vô cùng biết ơn tất 10 cả những vị thiền sư và các đạo hữu của tôi đã chỉ dạy, chia sẻ kinh nghiệm tu học. Cầu xin Đức Phật, Giáo Pháp và Tăng-già bảo vệ, che chở và chỉ lối vẽ đường cho tất cả mọi người và cho cuộc hành trình tâm linh của tôi. 

Ang Siew Mun, Malaysia Tháng 10, 1999.

Tỳ-khưu Thiện Minh dịch

 Bình Anson hiệu đính




Có phản hồi đến “Tôi Vẫn Tiếp Tục Cuộc Hành Trình Tâm Linh Phật Giáo”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com