Mục Lục
(Tân lang, Tân nương ngồi giữa chiếu hàng thứ nhất; sui Trai, sui Gái ngồi hàng thứ hai; chủ hôn hoặc ông mai bà mai ngồi hàng thứ ba, thân bằng quyến thuộc và Phật tử ngồi hai bên. Mỗi người cần có một tấm nệm nhỏ để ngồi.
Mở đầu khóa lễ, Duy na chập chuông 2 cái, đánh 3 tiếng)
KỆ DÂNG HOA QUẢ
(Tân lang và Tân nương quỳ dâng hoa quả. Phải sắp xếp 2 vị Tăng hoặc Ni tiếp hoa quả dâng lên Tam bảo. Hoa đặt phía bên chuông, quả đặt phía bên mỏ. Kính cẩn xá 1 xá rồi lui ra, chủ lễ đọc bài kệ):
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh.
Hoa thơm ngào ngạt khắp muôn phương,
Quả chín xinh tươi nguyện cúng dường,
Chí thành dâng hiến Ba ngôi báu,
Cầu mong đôi trẻ vẹn một đường.
Nam mô Phổ Cúng Dường Bồ tát Ma ha tát (3 lần).
NGUYỆN HƯƠNG
CHƠN NGÔN TỊNH PHÁP GIỚI (mật niệm):
Án lam. (7 lần)
CHƠN NGÔN TỊNH BA NGHIỆP (mật niệm):
Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần)
(Vị chủ lễ cầm 3 cây hương, quỳ ngay thẳng, kính cẩn, niệm lớn):
Nam mô Ta Bà Giáo chủ Điều ngự Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, tác đại chứng minh. m (1 xá)
Nam mô Đông phương Giáo chủ Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật tác đại chứng minh. m (1 xá)
Nam mô Tây thiên Đông độ Việt Nam Lịch đại Chư vị Tổ sư, tác đại chứng minh. m (1 xá)
Nguyện đem lòng thành kính,
Gởi theo đám mây hương,
Phảng phất khắp mười phương,
Cúng dường ngôi Tam bảo.
Thề trọn đời giữ đạo,
Theo tự tánh làm lành,
Cùng pháp giới chúng sanh,
Cầu Phật từ gia hộ,
Tâm Bồ đề kiên cố,
Chí tu học vững bền,
Xa bể khổ nguồn mê,
Chóng quay về bờ giác.
Ngưỡng bạch chư Phật ba đời trong mười phương thế giới:
Tại chùa..…………, xã….…………., huyện…………… tỉnh ………………ngày … tháng … năm ………. có:
- Tân lang là thiện nam………pháp danh…….,….tuổi
- Tân nương là tín nữ………...pháp danh.........,….tuổi
Vâng lời cha mẹ đôi bên, kết nghĩa vợ chồng, hôm nay
ngày lành tháng tốt, toàn thể tín chủ, một dạ chí thành, sắm sửa hương đăng hoa quả, phụng Phật thỉnh Tăng, thiết lễ Hằng thuận. Cầu nguyện Tam bảo, Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật từ bi gia hộ đôi trẻ: Phước huệ song tu, thân tâm an lạc, loan phụng hòa minh, sắt cầm hảo hiệp, con thảo cháu hiền, dễ nuôi dễ dạy, gia đạo bình yên, an cư lạc nghiệp, hạnh phúc miên trường, kiết tường như ý.
Đồng cầu nguyện chúng con và tất cả chúng sanh, đầy đủ duyên lành, tuân hành lời Phật, noi gương cổ đức, tư cách giữ tròn, tinh tấn tu hành, sớm thành Phật quả.
Hương xông đỉnh báu,
Giới định tuệ hương,
Giải thoát, giải thoát tri kiến quý khôn lường,
Ngào ngạt khắp muôn phương,
Thanh tịnh tâm hương,
Đệ tử nguyện cúng dường.
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ tát Ma ha tát. (3 lần)
KỆ PHÁP VƯƠNG
Đấng Pháp vương vô thượng,
Ba cõi chẳng ai bằng,
Thầy dạy khắp trời người,
Cha lành chung bốn loại,
Quy y tròn một niệm,
Dứt sạch nghiệp ba kỳ,
Xưng dương cùng tán thán,
Ức kiếp không cùng tận,
QUÁN TƯỞNG
Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng,
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,
Lưới đế châu ví đạo tràng,
Mười phương Phật bảo, hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện,
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.
ĐẢNH LỄ TAM BẢO
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam bảo. m (1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo chủ Điều ngự Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương lai Hạ sanh Di Lặc tôn Phật, Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Đại hạnh Phổ Hiền Bồ tát, Hộ pháp Chư tôn Bồ tát, Linh sơn Hội thượng Phật Bồ tát. m (1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây phương Cực Lạc Thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát, Thanh tịnh Đại hải chúng Bồ tát. mm m (1 lạy)
KỆ KHEN CÀNH DƯƠNG
(Khai chuông mõ và tụng)
Cành dương nước sạch, rưới ba ngàn,
Tánh không tám đức, lợi trần gian,
Thế giới thênh thang, hết tai nàn,
Tội khiên lửa dữ, hóa sen vàng.
Nam mô Thanh Lương Địa Bồ tát Ma ha tát. (3 lần)
KỆ SÁI TỊNH (Chủ lễ):
Ngọn liễu cam lồ nước ngát hương,
Một giọt rưới khắp cả mười phương,
Bao nhiêu cấu uế đều tiêu sạch,
Khiến đàn tràng này được thanh lương.
Nam mô Thanh Lương Địa Bồ tát Ma ha tát (3 lần)
(Bắt ấn Cam lồ họa chữ Án lam và chữ Tiêu tai giáng phước, rưới nước sái tịnh Tân lang, Tân nương và cặp nhẫn cưới)
1 Nhất sái, thỉnh chư Phật chứng minh,
2 Nhì sái, tín chủ thọ khương ninh,
3 Tam sái, đàn tràng đắc thanh tịnh.
CHÚ ĐẠI BI
(có thể lượt bớt)
Nam mô Đại bi Hội thượng Phật Bồ tát. (3lần)
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni.
Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam-mô a rị da, bà lô kiết đế, thước bát ra da, Bồ-đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da.
Án, tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tỏa.
Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà.
Nam-mô na ra cẩn trì hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha.
Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ-đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá-lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ-đề dạ bồ-đề dạ, bồ-đà dạ bồ đà dạ, di đế rị dạ.
Na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha.
Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha.
Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lợi thắng yết ra dạ ta bà ha.
Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam-mô a rị da, bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha.
Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha. (3 lần)
Nam mô Thập phương Thường trụ Tam bảo.(3 lần)
KỆ KHEN PHẬT
Trên trời dưới đất không bằng Phật.
Thế giới đông tây không thể sánh.
Nhân vật xưa nay con biết rõ,
Tất cả không ai bằng được Phật.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần) ¦
KỆ AN LÀNH
– Nguyện ngày an lành, đêm an lành.
Đêm ngày sáu thời thường an lành.
Tất cả các thời đều an lành.
Xin nguyện Thượng sư thường gia hộ. ¦
– Nguyện ngày an lành, đêm an lành.
Đêm ngày sáu thời thường an lành.
Tất cả các thời đều an lành.
Xin nguyện Tam bảo thường gia hộ. ¦
– Nguyện ngày an lành, đêm an lành.
Đêm ngày sáu thời thường an lành.
Tất cả các thời đều an lành.
Xin nguyện Hộ Pháp thường gia hộ. ¦
Điển lễ: cung thỉnh chư Tôn và kính mời Phật tử an tọa.
* NGHI THỨC TRUYỀN TAM QUY NGŨ GIỚI
(Nếu Tân lang hoặc Tân nương đã Quy y thì thôi, nếu chưa quy y thì làm lễ Quy y theo Nghi thức Truyền Tam quy Ngũ giới trong Phần phụ lục trang 39).
* HUẤN THỊ
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Hôm nay ngày lành tháng tốt, lễ Hằng thuận của hai Phật tử:
- Tân lang……………… ……pháp danh………...…,…tuổi
- Tân nương………………… pháp danh……………,…tuổi
Theo lời cổ đức dạy rằng:
Vợ chồng tốt, trăm năm hòa hợp,
Con cháu hiền, bảy kiếp vinh quang.
Giờ đây trong bầu không khí trang nghiêm đạo vị của Lễ Hằng thuận, dưới sự chứng minh của mười phương Tam bảo, Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật và hiện tiền chư Tăng (Ni) cùng sự chứng kiến của cha mẹ đôi bên, ông bà cô bác anh chị và bạn bè thân thiết, thầy thay mặt chư Tăng có đôi lời dặn dò hai cháu, vậy hai cháu hãy lắng nghe:
Làm bậc cha mẹ, ai cũng trông mong con cái trưởng thành, chọn nhà nhân đức, dòng dõi tốt lành, kết tóc se tơ, nên duyên chồng vợ, xây dựng gia đình, duy trì nòi giống, con Lạc cháu Hồng.
Do đó, muốn lập gia nghiệp, cần phải có chồng có vợ, vui buồn bên nhau, sớm hôm bầu bạn, chia ngọt sẻ bùi, an ủi giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau và điều quan trọng hơn hết là phải hòa thuận, nhường nhịn lẫn nhau, không được khinh khi bội bạc lẫn nhau. Được vậy, chắc chắn gia nghiệp được thành tựu như ý. Nên thánh hiền có dạy: “Phu phụ hòa gia đạo thành” nghĩa là: vợ chồng hòa thuận gia đình hạnh phúc, hoặc là “hòa khí sanh tài” tức là: hòa thuận sinh ra tiền của. Thế nên, hai cháu phải biết:
Của quý, nhờ gian nan siêng năng mới có,
Đời vinh, do nhẫn nại khó nhọc mà nên.
Lại muốn xứng đáng là người Phật tử, hai cháu phải noi theo gương sáng của Đức Phật đã nêu cao, theo giáo pháp mà rèn luyện tâm tánh và vâng lời hướng dẫn của chư Tăng chư Ni, đặc biệt phải giữ gìn năm giới cấm. Vì năm giới chính là năm điều đạo đức căn bản, hoàn thiện tư cách của con người, là nền tảng xây dựng hạnh phúc gia đình, góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Nếu vi phạm nghiêm trọng dù chỉ một trong năm giới thôi, hạnh phúc gia đình cũng bị sứt mẻ và cũng có thể bị tan vỡ!
«Trong kinh Lễ Sáu phương, Đức Phật dạy Trưởng giả Thi Ca La Việt (Thiện Sanh) rằng:
*Bổn phận vợ đối với chồng có năm việc phải làm:
1. Khi chồng đi hay về, phải đưa đón niềm nở.
2. Khi chồng đi vắng, phải lo nấu nướng, quét dọn nhà cửa.
3. Không được ngoại tình. Của cải đồ vật không được giấu riêng.
4. Phải nghe lời chồng chỉ bảo. Chồng có la rầy, không nên nóng giận cự lại.
5. Chồng nghỉ ngơi trước, vợ dọn dẹp nghỉ sau.
*Bổn phận chồng đối với vợ cũng có năm việc phải làm:
1. Khi vợ đi hay về, phải đưa đón niềm nở.
2. Chăm sóc việc ăn uống và áo mền theo thời tiết.
3. Tùy phận giàu nghèo, cấp cho vợ vàng bạc trang sức.
4. Trong nhà có tiền của ít nhiều, nên giao cho vợ cất giữ để tiêu dùng, không được tiêu xài lãng phí.
5. Phải có lòng chung thủy, không được ngoại tình. m
*Trong tương lai hai cháu sẽ làm cha làm mẹ, thế nên hai cháu có năm việc phải lo cho con cái:
1. Phải nhớ dạy con bỏ dữ làm lành.
2. Phải dạy con thông suốt mọi việc.
3. Phải dạy con tụng kinh giữ giới.
4. Phải lo việc cưới gả hợp thời.
5. Trong nhà có tiền của nên giúp con cái làm ăn. m
Cũng theo tinh thần kinh Lễ Sáu phương và các kinh Phật dạy về đạo làm người, Thầy nhắc lại để hai cháu biết bổn phận làm dâu, làm rể cho phải phép:
*Về bổn phận làm dâu đối với cha mẹ chồng, nên như thế này:
1. Phải có lòng hiếu kính cha mẹ chồng, tùy thuận lời cha mẹ dạy bảo, không được cãi lại.
2. Phải luôn luôn nhớ đến công ơn cha mẹ sanh thành dưỡng dục chồng mình nên người tốt, mà bổn phận làm dâu con phải có trách nhiệm nối dòng nối dõi cho gia nghiệp chồng.
3. Nếu ở nhà trông nôm công việc thì phải ngủ sau dậy trước, lo cơm nước cho chu đáo, chăm sóc cha mẹ chồng tử tế. Nếu bận làm việc ở cơ quan thì tùy nghi linh động, mọi người cùng nhau san sẻ việc nhà.
4. Khi cha mẹ chồng có đau ốm, làm dâu con phải chăm nom thuốc thang, thay đổi món ăn thức uống, cầu cho cha mẹ sớm mạnh khỏe, an vui.
5. Nếu thấy cha mẹ chồng làm điều bất thiện, không được a tòng, phải hết lòng khuyên can. Khuyến hóa cha mẹ phát tâm bồ đề, cầu đạo giải thoát. Bỏ ác làm lành, được vậy mới trọn lòng hiếu đạo.
Đó là bổn phận làm con dâu thảo đối với cha mẹ chồng.
*Về bổn phận làm rể đối với cha mẹ vợ nên như thế này:
1. Phải có lòng kính yêu cha mẹ vợ như cha mẹ mình. Có mặt hay vắng mặt cha mẹ, đều phải tôn trọng, không được có một lời bất bình, bất kính.
2. Phải nhớ công ơn cha mẹ vợ, có công sanh thành dưỡng dục vợ mình, coi như vàng như ngọc lại ban cho mình.
3. Khi cha mẹ vợ có việc gì cần nhờ, con rể hãy hoan hỷ sẵn sàng, không sợ khó khăn, tốn kém.
4. Khi cha mẹ vợ đau bệnh phải thường tới lui thăm hỏi, an ủi, giúp đỡ. Cầu mong cha mẹ sớm được bình phục.
5. Nếu thấy cha mẹ vợ làm điều bất thiện, không được a tòng, phải hết lòng khuyên can. Khuyến hóa cha mẹ vợ phát tâm bồ đề, cầu đạo giải thoát. Bỏ ác làm lành, được vậy mới trọn lòng hiếu đạo.
Đó là bổn phận làm con rể hiền đối với cha mẹ vợ. m
Cổ nhân có dạy rằng:
Một chữ “siêng”, khắp thiên hạ không còn việc khó,
Trăm điều “nhịn”, trong gia đình luôn có niềm vui.
Hôm nay, nhân lễ Hằng thuận quý thầy có vài lời khuyên bảo nêu trên, mong hai cháu ghi nhớ, thực hành thì sẽ được hạnh phúc miên trường, kiết tường như ý. Cha mẹ nhờ đó mà hãnh diện với mọi người.
Thượng Tọa Thích Chơn Không