Nissikutu, ngôi chùa Phật giáo ba tầng ở Tokyo đã trở thành nơi trú ẩn cho công nhân Việt Nam bị mất việc vì đại dịch Covid lan tràn ở Nhật.

Trong ngôi chùa này, những người Việt Nam trẻ tuổi đang sống ở Nhật đã bị đảo lộn vì đại dịch đã tìm thấy một nơi để tạm trú sau khi bị mất việc. Chùa Nissijutu mang đến cảm giác ổn định và bình an giữa sự sợ hãi và nổi bất ổn cho những công nhân nhập cư không tìm được nơi để ở và tạo cơ hội để tìm kiếm một công việc mới hoặc mua vé máy bay để về nhà.

Nhật Bản hiện có 26,767 ca niễm bệnh, 988 người mất với 20,001 người khỏi bệnh covid 19

Chùa Nissikutu kết hợp với trường phái Tịnh Độ Tông Nhật Bản, được thành lập vào năm 1175 bởi vị đại sư và cũng là nhà cải cách tôn giáo Honen (1133-1212).  là trung tâm về những lời dạy trong kinh Vô Lượng Thọ. Ngôi chùa đầu tiên đã trở thành điểm liên hệ cho cộng đồng người Việt Nam ở Nhật sau khi đề xuất nơi trú ẩn cho các công nhân Việt Nam vô gia cư vì động đất và sóng thần vào năm 2011 ở miền bắc Nhật Bản. Hiện nay các sư cô tại chùa dành phần lớn thời gian để trao tặng các thùng quà cứu trợ cho người Việt khắp cả nước.

“Chúng tôi làm mọi việc. Chúng tôi chăm sóc những người từ khi mới sinh ra cho đến lúc mất đi.” Cô Jiho Yoshimizu, người điều hành một tổ chức phi lợi nhuận từ chùa – nhóm hỗ trợ Việt Nhật cùng tồn tại đang đương đầu với mọi việc từ giúp đỡ các công nhân mất việc hay những ai bỏ việc vì bị đàn áp đến giúp các phụ nữ mang thai tìm cách phá thai.

Bị cuốn hút đến Nhật để tăng thu nhập, các công nhân nhập cư từ Việt Nam thường phải bị nợ rất nhiều từ các công ty môi giới và thường bị bóc lột hoặc làm quá giờ.

Theo hãng thông tấn Reuters, có khoảng 410,000 người Việt ở Nhật Bản vào năm 2019, tăng 25% so với năm trước, vượt số lượng 262,405 người vào năm 2017. Sự tăng nhanh chóng được thúc đẩy bởi mong ước có cơ hội kinh tế tốt hơn trong nỗ lực của chính phủ Nhật Bản và Việt Nam để giải quyết tình trạng thiếu hụt công nhân lạo động ở Nhật.

Một bàn thờ với những bài vị bằng gỗ tên của những người Việt Nam đã mất ở Nhật như sinh viên hay trong các chương trình tuyển lựa kỹ thuật cho công nhận tại Nhật. Trên đó còn có cả tên của cả những trẻ em chưa chào đời, bị sẩy thai hay phá thai.

Tổ chức phi lợi nhuận của cô Yoshimizu phải đương đầu với khoảng 400 trường hợp như vậy vào năm 2019. Từ tháng tư năm nay, cô cho biết cô nhận được khoảng 10-20 lời yêu cầu trợ giúp hàng ngày từ những người Việt Nam trên khắp nước Nhật cùng với những tin nhắn từ các cơ quan tuyển dụng và những nhà sử dụng lao động.

“Không ai khác ở Nhật hiện nay giúp đỡ như vậy” Cô cho biết

Sư cô người Việt Nam Thích Tâm Trí dâng hương tại chánh điện chùa Nissikutu. Trước mặt cô là hàng bài vị bằng gỗ tên những người Việt Nam đã mất ở Nhật.

Lương Thị Tư, 22 tuổi chỉ là một trong những người Việt đến chùa trong tình trạng vô cùng tồi tệ. Cô tìm đường đến chùa vào đầu tháng sáu sau khi bị sa thải từ một công việc phục vụ ở một khách sạn cao cấp ở Nikko, thành phố phía bắc của Tokyo nổi tiếng với những suối nước nóng và chùa – vì đại dịch làm tổn hại đến ngành công nghiệp du lịch

Sau khi tốt nghiệp từ một trường dạy nghề vào tháng ba và bắt đầu làm việc ở khách sạn vào giữ tháng tư, chị Lương cho biết cô không được cho bất cứ công việc nào khác và phải ở trong ký túc xá. Cô cho biết cô chỉ được trả khoảng 30,000 yên (280USD) nhưng cô không biết liệu cô có thể nhận được lương vào tháng sáu hay không.

“Tôi cảm thấy bị bỏ rơi. Tôi rất biết ơn vì tôi có thể được ở đây.”

Cho đến thời điểm này, đại dịch Covid -19 toàn cầu đã có 15 triệu người bị nhiễm bệnh với 616,769 người chết và 8.5 triệu người phục hồi. Tổ chức y tế thế giới vào tháng ba đã ước tính tỷ lệ tử vong do coronavirus gây nên có nguồn gốc từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.

Ngọc Hằng dịch

Theo buddhistdoor.net



Có phản hồi đến “Nhật Bản: Một Ngôi Chùa Ở Tokyo Cung Cấp Chỗ Ở Cho Công Nhân Việt Nam Mất Việc Vì Đại Dịch Covid”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com