Ẩn mình giữa một đồi thông yên bình tại phường Thuỷ Xuân. Chùa Từ Hiếu nhuốm màu hoang ở huyền bí giữa đạo và đời, cùng với những câu chuyện đạo hiếu, nên ngày càng nổi tiếng và thú hút đông đảo khách du lịch.

1. Giới thiệu về chùa Từ Hiếu Huế

Ngoài Huyền Không Sơn Thượng, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, chùa Từ Đàm Huế, chùa Thiền Lâm, chùa Từ Hiếu cũng là một địa điểm du lịch Huế nổi tiếng được nhiều du khách tìm đến để tận hưởng cảm giác thanh tịnh, yên bình và chiêm ngưỡng cảnh quan vô cùng thơ mộng.

Bên cạnh đó, chùa còn khiến du khách bị mê hoặc bởi khung cảnh đậm chất thơ, không khí rất mát mẻ. Đặc biệt, mỗi mùa trong năm, nơi đây đều sở hữu nét đẹp riêng nên du khách có thể ghé thăm chùa bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, vào tháng 7 âm lịch hàng năm, chùa thường đón rất nhiều Phật tử trẻ ghé thăm, làm lễ cảm ơn cha mẹ nhân mùa Vu lan báo hiếu rất náo nhiệt nên bạn hãy cân nhắc tới chùa Từ Hiếu trong thời gian này.

2. Cách di chuyển đến chùa Từ Hiếu

Do chỉ nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km nên du khách có thể di chuyển dễ dàng bằng xe máy, ô tô cá nhân hoặc taxi đến chùa Từ Hiếu. Bạn hãy đi men theo hết con đường Điện Biên Phủ. Sau đó, rẽ vào đường Lê Ngô Cát, rồi chạy một đoạn sẽ thấy biển chỉ dẫn để đi tới chùa. Đây là một địa điểm rất nổi tiếng trên bản đồ du lịch Huế nên nếu có lạc đường thì bạn có thể hỏi bất kỳ người dân nào cũng biết.

Bên cạnh đó, chùa còn khiến du khách bị mê hoặc bởi khung cảnh đậm chất thơ, không khí rất mát mẻ. Đặc biệt, mỗi mùa trong năm, nơi đây đều sở hữu nét đẹp riêng nên du khách có thể ghé thăm chùa bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, vào tháng 7 âm lịch hàng năm, chùa thường đón rất nhiều Phật tử trẻ ghé thăm, làm lễ cảm ơn cha mẹ nhân mùa Vu lan báo hiếu rất náo nhiệt nên bạn hãy cân nhắc tới chùa Từ Hiếu trong thời gian này.

3. Lịch sử chùa Từ Hiếu

Theo những tài liệu thuyết minh về chùa Từ Hiếu, có rất nhiều những câu chuyện cũng như thông tin lịch sử hình thành chùa thú vị mà nhiều du khách chưa biết tới.

Chùa Từ Hiếu ban đầu chỉ là một Thảo Am do tổ sư Nhất Định lập nên sau một thời gian ông chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ già tại đây. Câu chuyện được tương truyền rằng, thời xưa khi mẹ của tổ sư Nhất Định bị ốm nặng, ông thường xuyên chống gậy vượt đèo dốc để bắt cá, mua thịt về bồi dưỡng cho mẹ. Người thường nhìn thấy vậy liền kỳ thị ông cho rằng tu hành mà lại ăn mặn nhưng ông đều bỏ ngoài tai. Cho tới khi vua Tự Đức biết chuyện, phái hẳn người xuống điều tra thì rất cảm động trước câu chuyện phụ tử nên năm 1848 đã cho mở rộng thành chùa Từ Hiếu như ngày nay.

4. Chiêm ngưỡng kiến trúc chùa Từ Hiếu

Không chỉ là địa danh gắn liền với những lịch sử, câu chuyện cảm động, kiến trúc chùa Từ Hiếu cũng là một điều hấp dẫn du khách. Nơi đây xây dựng từ thế kỉ XIX nên có sự ảnh hưởng rõ nét kiến trúc từ thời phong kiến. Những chi tiết rồng phượng được chạm khắc tỉ mỉ, phần hiên, cột chùa và mái ngói cũng được thêm vào nhiều hình tượng biểu tượng tạo nên một vẻ ngoài cực kỳ ấn tượng.

Bên cạnh khuôn viên ở trong, khung cảnh xung quanh chùa cũng rất đẹp, thơ mộng với rừng thông cao vút, hồ nước trong veo tạo cho du khách cảm giác vô cùng thanh bình, tịnh tâm và thư giãn. Nếu bạn là một người yêu thích thiên nhiên thì nhất định không được bỏ lỡ địa chỉ du lịch hiếm có này.

5. Chùa Từ Hiếu ở đâu?

  • Địa chỉ chùa Từ Hiếu Huế: Thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, TP. Huế
  • Chùa Từ Hiếu nằm ở thôn Dương Xuân, ẩn sâu trong một khu rừng thông rộng lớn. Đây được xem là một trong những ngôi chùa huế cổ nhất xây từ thời nhà Nguyễn nên sở hữu kiến trúc rất độc đáo, khác biệt.

    6. Tên gọi chùa Từ Hiếu – Chùa Thái Giám – Chùa Hoạn Quan và những câu chuyện thú vị

    “Sắc tứ Từ Hiếu Tự” được vua Tự Đức ban bởi cảm phục trước lòng hiếu thảo đối với mẹ của nhà sư Nhất Định.

  • Từ: là đức lớn của Phật, nếu không từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại.
  • Hiếu: là đầu hạnh của Phật, nếu không hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời.
  • Cùng với chùa Thiên Mụ, Từ Hiếu cũng là ngôi chùa cổ đẹp bậc nhất xứ cố đô. Chùa Từ Hiếu lúc đầu là Thảo Am An Dưỡng, do hoà thượng Nhất Định xây dựng để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già. Ông là người con có hiếu. Tương truyền, có lần mẹ già ốm yếu, lâm bệnh nặng. Ông lo thuốc thang nhưng mãi vẫn không khỏi, nên phải bồi dưỡng thịt, cá để chóng lành. Hàng ngày, ông phải chống gậy băng rừng vượt qua 5km để mua thịt, cá mang về cho mẹ. Người dân thiên hạ đồn đoán là hòa thượng nhưng lại ăn mặn. Bỏ ngoài tai những lời nói ấy, ông vẫn tận tâm chăm sóc mẹ.

    Chuyện đến được tai của vua Tự Đức. Vốn là người con hiếu thảo, khi biết được chuyện nhà vua liền lấy lòng cảm kích trước tấm lòng của hòa thượng Nhất Định nên ban cho “Sắc tứ Từ Hiếu tự”.

    7. Tên gọi chùa Thái Giám hay Chùa Hoạn Quan

    Đến năm 1848, sau khi thiền sư Nhất Định viên tịch. Triều đình thấu hiểu lòng hiếu thảo, đức độ của vị sư này, nên cho người mở rộng và tu sửa Thảo Am thành chùa Từ Hiếu. Đặc biệt, các quan thái giám trong triều, sợ sau này mất đi không có chỗ dung thân hương khói. Bởi ngày xưa, việc làm thái giám là việc thấp kém và bị gia đình chối bỏ. Do đó, cũng góp tiền để xây dựng, tu sửa. Sau này, những thái giám trong triều Nguyễn có phần công đức tại chùa sau khi mất đều cũng được nhà chùa mai táng, chôn cất và hương khói.

    Ngày nay, khi du khách ghé thăm chùa Từ Hiếu sẽ thấy nghĩa trang với 24 ngôi mộ nằm ở phía sau. Khu đất này có diện tích lên tới 1000m2 và có hẳn một bảng ghi công những đóng góp của các vị thái giám cho triều đình thời xưa.

    Đó là lý do cho tên gọi chùa Thái Giám hay Chùa Hoạn Quan.

    8. Tham quan chùa Từ Hiếu

    Với khuôn viên chùa rộng chừng 8 mẫu, phía trước có khe nước uốn quanh, phong cảnh thơ mộng. Đến với chùa Từ Hiếu bạn sẽ cảm thấy thanh tịnh, quên đi những phiền muộn của cuộc sống xô bồ chốn thị thành khi được hít thở bầu không khí trong lành. Nghe những tiếng chuông vang vọng khắp chùa, càng nghe càng nhẹ lòng hơn, càng hiểu hơn về Huế.

    9. Điểm đặc biệt “vô cùng” của chùa Từ Hiếu Huế

    Chùa Từ Hiếu nổi tiếng cả nước và thế giới bởi đây là ngôi chùa mà xưa kia thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất gia tu tập. Sau khi từ Thái Lan trở về một năm qua, thiền sư Thích Nhất Hạnh tiếp tục chọn chùa là nơi tịnh dưỡng dưới sự chăm sóc của ban thị giả.

    Kể từ khi thiền sư Thích Nhất Hạnh trở lại chùa Từ Hiếu tịnh dưỡng, vào dịp cuối tuần chùa thu hút rất nhiều người mộ đạo lên tham quan và mong gặp thiền sư.

    Sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, vào lúc 00:00 ngày 22 tháng 01 năm 2022 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), Thiền sư pháp hiệu trước Nhất sau Hạnh, Niên Trưởng Trú trì Tổ đình Từ Hiếu đã thâu thần thị tịch tại Tổ đình, nơi Người đã xuất gia cách đây tám mươi năm, trụ thế 96 tuổi và 70 hạ lạp.

    Nhất tâm đảnh lễ Tân Viên Tịch, Tự Lâm Tế Tông Tứ Thập Nhị Thế, Liễu Quán Pháp Phái Đệ Bát Thế, Từ Hiếu Tổ Đình Niên Trưởng Trú Trì, Mai Thôn Đạo Tràng Quốc Tế Khai Sơn, Huý Thượng Trừng Hạ Quang, Tự Phùng Xuân, Hiệu Nhất Hạnh Thiền Sư, Nguyễn Công Hoà Thượng Giác Linh.

    (Tổng hợp từ hidcar.com. vipearl.com, langmai)




    Có phản hồi đến “Đôi Nét Về Chùa Từ Hiếu - Nơi Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Xuất Gia Và Viên Tịch”

    Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

    Tags

    Những bài viết nên xem:

     
     
     

    Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

    Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com