VẤN: Cứ mỗi lần thấy nhà ai có tang lễ, con đều rất sợ hãi. Lúc đám tang ông ngoại con, con càng sợ hơn, gia đình đông vô cùng. Mọi người đều mặc áo tang trắng, áo xô, khăn tang, nhà đánh dấu vôi, trống kèn linh đình, hát hò thê thảm. Đó là chưa nói vòng hoa, nhất là vòng hoa nhựa chất đầy nhà. Sau lễ di quan, vòng hoa nhựa lại được mang về gắn đầy xung quanh phòng thờ, áo tang phủ khắp nơi. Mỗi tối lên lầu thắp nhang con cảm thấy rất sợ. Đến kỳ cúng thất hàng tuần có thỉnh quý thầy về tụng kinh nhưng cũng chẳng ai biết thầy làm gì, chỉ việc nấu cơm mang lên, thầy cúng xong thầy thọ trai rồi về. Đến cả năm sau vòng hoa áo tang mới được đốt đi. Có họ hàng chỉ để tang vài ngày rồi xin xả tang vì bảo chuẩn bị cất nhà, sắp cưới sinh, làm ăn, nếu để tang là không tốt. Con xin hỏi như vậy là có đúng không? Nếu không mặc áo tang trắng mà thay bằng áo tràng hoặc áo bình thường như vậy có đúng không? Tại sao khi gia đình có tang lễ tất cả các tủ, cửa đều phải được quẹt vôi trắng? Áo tang và vòng hoa đốt hết sau lễ di quan có được không? Con xin cảm ơn Sư.

ĐÁP:

I . Đám tang hay đám ma, lễ tang, tang lễ, tang ma là một trong những phong tục của Việt Nam. Lễ tang bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết. Tang lễ được tổ chức khác nhau ở các dân tộc trên Việt Nam, mỗi một dân tộc có những nghi lễ tổ chức khác nhau mặc dù không nhiều nhưng đều có những bước cơ bản tương đối giống nhau ở các người Kinh cũng như các dân tộc thiểu số khác. Trong tang lễ ngày nay lại có những điểm khác so với thời kỳ từ năm 2.000 trở về trước.

Hiện nay, tang lễ được làm giản tiện hơn. Các trình tự lễ tang ngày nay là lễ khâm liệm, lễ nhập quan, lễ viếng, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt và lễ viếng mộ. Theo Nhà nước Việt Nam thì “tử là táng”, làm lễ tang đơn giản. Chủ trương lễ tang của người Phật giáo thì “tam nhựt bất cấm” cúng vong linh thì cúng thức ăn chay, không cho sát sanh hại vật và đãi khách ăn chay. Đối với dân sự thì tùy theo nhà giàu hay nghèo làm lễ tang lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, chỉ có thời gian lễ tang là quan trọng từ khi người thân qua đời cho đến khi động quan có khi lên đến cả tuần lễ.

Lễ tang tu sĩ Phật giáo

Tu sĩ Phật giáo quan niệm về sống chết là việc thường tình trong thế gian. Quá trình chư Tăng Ni tu hành trên tinh thần vô ngã, duyên hợp huyễn có, tấm thân nầy chỉ trừ trí tuệ, còn là huyễn mộng chẳng ra chi, chẳng là gì đối với mọi loài có mặt trên thế gian. Tuy nhiên, đối với người tu thì quan trọng ở chỗ khi lâm chung trút hơi thở cuối cùng có chánh kiến, chánh niệm không? Hay tu hành cả một đời người rồi khi lâm chung không đắc đạo cũng chết làm lễ tang như người thế gian. Theo người tu non núi “tử là táng”. Chư vị Tổ sư tu ở rừng sâu núi thẳm Đại Sư Khắc Chân, Long Cốc Thượng Tự, núi Dinh cách đây 250 năm khi thị tịch vào trong hang ẩn tịch, không ai đoái hoài làm lễ tang, lễ nhập tháp, chùa có biệt danh là chùa Hang Tổ là vậy. Năm 2012 Sư Đại Tâm ẩn tịch khuyên chư đệ tử không làm lễ tang, chỉ an táng luôn trong hang (lắp hang), có vị thi tịch cho đến khi thân tan rã giữa rừng xanh, không ai khâm liệm nhập tháp như ngài Ban Chu Thừa Viễn, đệ tam tổ Tịnh Độ. Lễ tang của tu sĩ, những bậc tu tinh chuyên, người tu núi thật giản đơn, “tử là táng”. Các lễ tang khác của Phật giáo sở dĩ để lâu là do nhu cầu chờ môn nhơn đệ tử đến viếng lễ tang, quan trọng là vị trưởng tử hay người thừa kế, người có trách nhiệm quyết định, nhưng thường là tổ chức rất ít ngày, sau đó lễ nhập tháp,

Đối với các hàng giáo phẩm cao cấp ở thành đô, dưới thế gian thì làm lễ tang với thời gian dài. Có khi lễ tang để đến 7 ngày mới nhập tháp, mọi người khắp nơi hay tin đều đến kính viếng, đặt vòng hoa vô cùng kính tiếc vị giáo phẩm, vòng hoa đôi khi cũng nhiều như người đời. Đó là do sự phát tâm của chư Tăng Ni, Phật tử tiếc thương vị giáo phẩm cao cấp tiêu biểu viên tịch

Con người tham sống sợ chết

Đối với người thế gian thì xem cái chết rất là quan trọng, là tiếc nuối vô cùng. Con người không muốn chết, vì chết là chia lìa, chết là đọan giao với gia đình, không còn giao tiếp với người dương gian, không còn có những đấu cấu thị phi tranh nhơn ngã, không còn có những tranh dành cuộc sống giàu nghèo, hơn thua phải quấy, cao thấp sang trọng, chức tước quyền thế, không còn quản lý tiền bạc, quyền cao tước trọng và quý phái...Cái chết đối với người đời đánh dấu một bước ra đi về bên kia thế giới, mất thân người trên hành tinh địa cầu...Từ những sự liên quan, sự kiện lớn lao như thế, nên con người rất tham sống sợ chết là vậy.

Cái sợ kế tiếp là sợ người chết, sợ lễ tang, sợ đám ma, một cái sợ tự nhiên nghe nói đến “ma” thì đã sợ từ trong nhà sợ ra. Vì người chết nằm bất động, không còn hơi thở, không có tiếng nói, không còn biết gì đối với người còn sống. Người chết đó sẽ bị chôn mất đi còn lại dư âm không có người đó hiện diện. Sợ về tâm linh, sợ người chết nắm tay mình dắt đi theo, sợ người chết về thăm, sợ những “lân tinh hồn thư” người chết đụng chạm mình rồi bị chết theo, sợ quỷ nhập tràng

Sợ người chết là sợ bị lây các bệnh khi không còn thầy kiểm soát bệnh nhân, sợ sự hôi nhơ, sợ trùng nhựt, trùng thời, trùng tang, liên táng. Cuối cùng mệt mỏi nhất là lễ tang rườm rà, tổng hợp nhiều phong tục tập quán của nhiều địa phương xa xôi đưa vào lễ tang, bắt người nhà phải thực hiện. Nếu không làm đúng là bất hiếu, bị ông bà quở, thần thánh phạt vạ, Phật trời không chứng minh, ông bà, người chết không được siêu thoát. Đây chính là cái sợ chung của người còn sống những người ở lại thế gian.

Cần giảm sự rườm rà của lễ tang

Có người không nghĩ, không sợ cái chết, không sợ người chết, nhưng sợ lễ tang. Tổ chức lễ tang thì rườm rà, mà nội bộ người nhà không hòa hợp. Có khi mượn người đi viếng lễ tang lôi kéo họ vào cuộc, chia phe tranh chấp tài sản của người đã qua, sợ tổ chức lễ tang linh đình, làm trâu, heo, bò đãi đằng bà con họ hàng đến uống ăn, say sưa giấc mả. Thêm vào đó thời gian đễ thật lâu mọi người nhà mệt mỏi vì lễ tang mà không dám thố lộ cùng ai. Một lễ tang mà người chết có thế lực, thì tràng hoa không biết bao nhiêu mà kể, người đi lễ không có lòng tốt với tang chủ đâu! Họ chỉ có lòng lợi dụng chuyện làm ăn của mình trong tương lai, hay củng cố địa vị mà đi điếu nhiếu hay ít. Lễ tang đôi khi trở thành nơi gởi gấm tấm lòng, nơi mặc cả những món hàng trong tương lai, nơi nói chuyện tình cảm không lời sau lễ tang.

Người xưa có câu: “Sanh bất hiếu thân, tử tế vô ích” nghĩa là khi cha mẹ còn sống không hiếu thảo nuôi dưỡng, đến khi chết rồi làm trâu bò cúng tế bao nhiêu cũng vô ích chẳng gì là hiếu nữa rồi. Với một xã hội văn minh như Việt Nam hiện nay, lễ tang là chuyện bình thường, không còn quan trọng, đối với người chết quan trọng là người có giá trị nhân phẩm, tư cách, trí tuệ đạo đức con người mới là trên hết. Nên tổ chức lễ tang gọn gàng, giản dị là tốt, chú tâm vào việc tụng kinh niệm Phật cho người qua đời, nhất là những người thân trong gia đình lo tụng niệm. Việc tụng niệm cũng không phải tìm Thầy đâu cho xa, cho bận rộn chủ (gia chủ) khách (Tăng Ni). Việc cúng kiếng các lễ lượt sau lễ tang nên tinh giảm vi quý, không làm hao tốn tài sản, tiền bạc. Tài sản của người qua đời để dành làm công tác từ thiện giúp đỡ người nghèo, xây nhà tinh thương, vì hiện nay người Việt ta còn nghèo, đói rách, khố rách áo ôm nhiếu lắm.

II . Giải quyết đồ tang lễ sau lễ tang

Những vật dụng của người đã qua xem lại những thứ nào người chết chưa sử dụng đến thì nên để lại người nhà sử dụng, như xe cộ, đồng hồ, nón, cà vạt, áo veston, vật chất đáng giá, những kỷ vật của người thân...Những thứ nào người chết đã sử dụng như quần áo, giường nằm, divant, ghế nhựa, nhất là của người bệnh truyền nhiễm nên đem thiêu hóa để giữ vệ sinh chung.

Tất cả những tấm chấn, triệu, vãn, phan, phướn, tràng hoa cườm, hoa tươi, hoa ni lông...sau khi an táng xong nên đem thiêu hóa, hoặc đem ra gởi tận nơi chôn cất, chỉ để lại một vài kỷ vật của người thân phúng điếu nơi bàn vong linh cho đến 100 ngày cũng phải giải quyết cho gọn, cho giản dị, cho thời gian phôi pha không còn đau lòng với người đã chết..

Đồ tang, áo sô, khăn tang của con cháu để tang cho ông bà nên giữ, giặt kỹ, thọ tang ba năm. Nói 3 năm chứ có 24 tháng, có nơi thuộc vùng người dân tộc phía Bắc 27 tháng. Tuy nhiên, hiện nay do xã hội tiến bộ con cháu ở ngoại quốc, đi làm ăn xa nên lễ tang vừa xong, sau lễ an sàng vong linh ông bà thì con cháu xin xả tang. Có người xin thọ tang, hoặc do phong tục chỉ thọ tang 100 ngày là xả. Có gia đình vì đang xây nhà, hoặc đến ngày giờ xây dựng nhà, gả cưới con trai, con gái...sau khi khai mộ xin xả tang. Thế thì những phong hóa phải được hóa giải giúp cho thân bằng quyến thuộc thuận lợi làm ăn sau lễ tang không gặp trở ngại, hoặc do gặp chiến tranh không thể để tang, không thọ tang thì cũng không xả tang. Đối với người xưa thì chúng ta gọi những người xả tang sớm là bạc tình bạc nghĩa. Nhưng đối với hôm nay thì gọi là tiến bộ văn minh, nhà Phật gọi là phương tiện cần có sự gia giảm cho công việc của gia đình

Lễ tang là phong tục tập quán, nhưng trong đó có phần là một quy luật tất yếu với con người, vì người chết không thể chối bỏ lễ tang, không vì một lý do gì mà người sống không tổ chức lễ tang cho người chết. Nhất là cộng đồng con người ở phố xá, ngỏ ngách, ở nhà sàn trên bờ sông, do ở ngọai quốc, do cải đạo theo kitô, tin lành, do không đủ kinh phí tổ chức lễ tang, cũng không nên bỏ hoang lạnh người chết trong lễ tang, nhưng làm thật giản dị là đúng với thời đại văn minh

III . Không thọ tang được không?

Dù cúng ta có ý tưởng đẹp không làm lễ tang cho người chết quá rườm ra, làm hao tốn tiền của cá nhân, tiền của gia quyến, tiền của người chết chưa hẳn là đúng. Đối với người chết là em trai, em gái, là em dâu, chị dâu, người nhỏ hơn mình, hoặc tu sĩ giáo phẩm, tu lâu năm, người xuất gia chính thống thì không thọ tang là đúng, không phải bị lỗi lầm.

Người không trực hệ, không phải cùng huyết thống qua đời, bạn thân, người mới quen biết...còn lại những người thân ruột thịt đều thọ tang. Có khi những người thân ruột thịt lớn tuổi, anh trai, chị gái, chú, bác, cô, dì dượng độc thân không có người thân khi chết mình có thể thọ tang vì tình cảm với người chết và sau lễ tang xả tang.

Chỉ có các tu sĩ từ Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na ni trở lên thuộc đệ tử xuất gia của Phật không phải thọ tang người thân, dù đó là ông bà, cha mẹ. Lý do người xuất gia mang pháp y của Phật không thể thọ tang người ngoài đời và ngược lại thì được. Ông bà cha mẹ đi tu theo Phật xuất gia làm Tỳ kheo, Tỳ kheo ni khi viên tịch thì đệ tử, trong đó có con cháu đều thọ tang. Thọ tang là việc “hiếu để” không nên từ chối trước người lớn hơn mình, đó là lễ. Người có “hiếu để” trên đời làm việc gì cũng nên; người thiếu “hiếu để” không làm gì nên thân, đấy là một chút hạnh nguyện hội nhập dòng đời cứu độ chúng sanh

Phật tử hỏi mặc áo tràng, mặc đồ bình thường lo việc tang, thọ tang được không? Xin trả lời: mặc áo tràng, măc đồ bình thường lo việc tang lễ và thọ tang ông bà cha mẹ vẩn được. Mặc áo tràng tức là Phật tử, mặc đồ bình thường để dễ làm công việc lễ tang, tho tang vẫn được, vì vị tịnh nhơn đó chưa thọ giới mặc pháp y của Phật! Vả lại là Phật tử đối với việc “hiếu để” cần phải có và giữ kỹ cương hơn người thế gian. Thiếu lễ thì người đời dèm pha phỉ báng và chúng ta cũng không được trọn vẹn mấy trong đạo làm con cháu.

Cửa kiếng tủ kiếng đều có quẹt vôi trắng khi có lễ tang

Không phải tủ, cửa phải quẹt vôi trắng, mà tủ kiếng, cửa kiếng, cửa cái, cửa sổ có gắn kiếng cũng phải quẹt vôi. Đây cũng là hủ tục của địa phưong Trung Hoa phong kiến, ảnh hưởng ít nhiều đến người Việt. Tuy nhiên,, tục nầy ít khi được truyền bá, cũng không ai chú ý làm gì. Khi gia đình hữu sự có người thân qua đời, tang chủ phải lo chạy trong chạy ngoài chay Nam chạy Bắc không còn rỗi rảnh để nghĩ đến việc quét một vệt vôi trên các tủ kiếng, cửa kiếng trong nhà làm gì.

Khi có người thân qua đời, trong nhà có tủ kiếng, cửa sổ cửa cái, hay tất cà những đồ vật có gắn kiếng nhìn thấy người trong kiếng. Theo tục lệ xưa thì gia chủ đem vôi quẹt chữ thập hay vệt tròn hoặc dán kính đáo bằng giấy hồng đơn, giấy trắng, các việc làm nầy có ý tưởng nhằm giúp cho vong hồn người mới chết còn yếu đuối thấy vệt vôi mà tránh tìm đường khác để đi. Nếu không có vệt vôi thì vong người mới chết còn yếu nhìn thấy tấm kiến, phải ở lại không đi đầu thai được. Thường thì kiếng gắn trong tủ là kiếng thủy ngân, kiến sẽ làm cho vong linh người mới chết nhìn thấy “nghiệt cảnh đài” mà sợ hãi vướng vào “nghiệt cảnh đài” mãi ở thế gian không đi đầu thai được. Nên khi trong nhà vừa có người qua đời, gia chủ phải nhớ việc tiên quyết là dùng giấy trắng hay giấy hồng đơn dán kính mặt tủ kiếng.

Cũng như tại bàn thiên, trước nhà cũng có quẹt một vệt vôi, nếu không có vệt vôi thì vong linh sẽ bị dẫn dắt vào nơi cúng kiếng, khó vượt qua bàn thiên và không đi đầu thai, tội nghiệp cho người mới chết.

Nên theo giáo lý Phật đà

Lễ tang cho gọn cả nhà được an

Trong lễ tang pháp nhuận tràn

Lo chuyên trì tụng tây phang mau về

HT Thích Giác Quang



Có 14 phản hồi đến “Có Nên Đốt Hết Áo Tang, Vòng Hoa, Liễng Sau Tang Lễ Không?”

  1. Giàu đã nói

    Dạ cho con hỏi . Trong lúc đeo tang cho 2 bé nhỏ. Có bị lạc khăn tang tìm k ra thì có bị j k ạ .

  2. Hữu tùng đã nói

    Dạ cho con hỏi . Trong lúc đeo tang . Có bị lạc khăn tang tìm k ra thì có bị j k ạ .

  3. Hồ thị sinh đã nói

    Bà nội cháu mới mất.mà gua đình buôn bán hàng tạp hóa bánh kẹo cho mọi người thì có đem vận xui cho người khác ko ạ.bf cháu dc 103 tuổi rồi

  4. Thầy cho con hỏi: nhà con đã xả tang hết.nhưng bài vị và tấm màn vàng trc bàn thờ vẫn còn.khi nào mình mới bỏ đc ak.

    • Mô Phật!Bài vị thường gia đình để thờ cúng. Không hiểu bạn nói là bài vị để trang trí hay là gì? Nếu để trang trí thì khi xả tang bạn đốt không sao. Còn các tấm màn vàng thì tùy gia đình. Có gia đình thì hỏa thiêu sau xả tang còn có gia đình nghèo khó hay đồ vẫn tốt thì xếp cất để dùng không sao cả.

  5. Thái thành đã nói

    Bạn gái con nhà có ông mất,sau khi 100 ngày xả tang thì lên nhà con được kh ạ, hay có kiêng cự gì đến gia đình con không ạ ??

  6. Nguyễn Hoa đã nói

    Dạ xin hỏi: Áo tang, khăn tang sau khi xả tang nếu không đốt mà cắt nhỏ rồi bỏ có được không ạ. Vì nếu đem đốt thì gây khói mùi hôi và ô nhiễm. Xin cảm ơn quý thầy.

  7. Thy đã nói

    Cho em hỏi, em xả tang mà để quên khăn quấn đầu trong túi rồi đem về nhà có sao không ạ ? :< tại vì lúc xả em không có mặt ở đó

  8. le thi nam đã nói

    me con mới mất được 5 ngày mà con giặt khăn tang được k ạ

  9. Như đem khăn tang đi đốt mà k có thầy cúng thì có đc gọi là xả tang hay k

    • Bạn xả tang là ở tướng hay ở tâm. Việc xả tang hay để tang không nằm ở khăn tang mà nằm ở tâm bạn muốn làm gì để hồi hướng cho cha mẹ cũng như tạo thêm thiện căn phước đức cho chính bạn mới là điều quan trọng Xin cảm ơn bạn

  10. Anh Minh đã nói

    Xin hỏi khăn tang giặt sạch và dùng lại cho mục đích khác có được không ạ?

    • Mô Phật! Thường khăn tang thường để xả rồi đốt đi. Tuy nhiên, nếu gia đình khó khăn hoặc vì một vấn đề gì phải dùng khăn tang làm những chuyện có lợi ích thì cũng không sao cả. Xin cảm ơn bạn

  11. Vu thi ngoc quy đã nói

    Do co con nho, nen khi ong bac mat, Ngay thu 2 toi moi den thap nhang va deo tang 1 chut xiu buoi sang roi ve. Sau khi chôn cat thi gia dinh co lay khan tang cua toi xa dum, ko co mat toi. Nhu vay co sao ko, thua thay

    • Việc xả tang hay để tang không phải nằm ở chiếc khăn tang hay bạn có mặt. Bạn để tang hay xả tang với mục đích gì? Nếu bạn có thành tâm hướng đến mẹ cha, thờ cúng mẹ cha nhớ nghĩ làm những điều thiện lành hồi hướng cho cha mẹ quá vãng được thêm phước phần chính là cách để tang hay "xả tang" tốt nhất Xin cảm ơn bạn

  12. Do không biết tôi lỡ xả tan mẹ chồng sau lễ hỏa táng , bay giờ toi muốn thọ tang lại thì phải làm sao

    • Mô Phật! Bạn thọ tang thì thọ đâu có sao. Vấn đề xả tang chỉ là thủ tục. Để thọ tang mẹ thì nên nhớ tưởng đến công đức của mẹ, làm điều tốt lành, niệm Phật, nguyện cầu, báo hiếu cha mẹ , hồi hướng phước lành chính là "thọ tạng" tốt nhất. Xin cảm ơn bạn

  13. Võ Thị Hoa đã nói

    Khăn tang đem đi giặt có ảnh hưởng gì không

  14. hán đang lưu đã nói

    sau khi có người qua đời trong vòng 49 ngày hay 100 ngày thì đem đốt bỏ bức trướng khăn trắng của con cháu còn gữ lại khăn xô thời gian bao nhiêu là đúng

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com