Mục Lục
Với quan điểm về những gì đã được đề cập ở "sinh và khổ"; cho nên có một số người đã chỉ trích Phật giáo nêu lên những điều đó nhằm để chống lại đời sống hôn nhân. Họ hoàn toàn sai. Ðức Phật chưa từng lên tiếng phản bác đời sống hôn nhân. Ngài chỉ vạch ra tất cả những vấn đề, những khó khăn, những lo âu mà người ta sẽ phải đối mặt khi họ nhận lấy trách nhiệm hôn nhân. Chỉ vì Ngài muốn cảnh giác cho người ta phòng ngừa những vấn đề trong hôn nhân và không có nghĩa là Ðức Phật kết tội hôn nhân.
Chính hành động hôn nhân đã bao hàm rằng một người vẫn còn chịu nhiều dính mắc với thế giới trần tục và bởi vì những cơ sở tinh thần của chúng ta bị ảnh hưởng bởi tham ái, chấp thủ và những cảm xúc của con người, nhưng rồi theo tự nhiên các vấn đề lại phát sinh. Sự kiện này xảy ra khi chúng ta phải quan tâm đến nhu cầu của những người khác và không đáp lại được những điều người khác cần đến.
Vai trò tôn giáo
Một cuộc phân tích sâu sắc về bản chất của ngôi thứ rất quan trọng để giúp chúng ta hiểu biết nguồn gốc các vấn đề, những lo lắng, những nỗi khốn khổ và làm cách nào để khắc phục chúng. Ở đây, lời khuyên dạy của tôn giáo rất quan trọng để gìn giữ một đời sống thanh cao. Tuy vậy, con người đừng nên trở thành kẻ nô lệ cho bất cứ tôn giáo nào. "Con người không vì tôn giáo, tôn giáo thì vì con người". Ðiều này có nghĩa là con người phải biết tận dụng tôn giáo bằng cách nào để được tốt đẹp hơn và làm cho mình hạnh phúc do nhờ sự tôn kính. Nếu chỉ tuân theo những lời nguyện, những lời giáo huấn, những điều răn với đức tin mù quáng hoặc bởi sự ép buộc - cho rằng chúng ta có bổn phận phải tuân thủ - điều này sẽ làm cho chúng ta không phát triển được sự hiểu biết đúng đắn.
Một khía cạnh quan trọng của đạo Phật đó là Ðức Phật không áp đặt bất cứ giáo điều hoặc điều răn nào. Ðức Phật là một vị thầy độc đáo đã đặt ra một số giới luật cho chúng ta gìn giữ phù hợp với lối sống của chúng ta. Những người tuân theo giới luật này tự nguyện tuân giữ chúng chứ không phải là những giáo điều bắt buộc. Tùy theo chúng ta tuân giữ những lời khuyên dạy nhờ bởi sự hiểu biết của mình về điều nào tốt cho chúng ta và cả những người khác. Qua thử thách và lỗi lầm, chúng ta sẽ cải thiện để có một đời sống tốt đẹp đem lại cho chúng ta an vui và hạnh phúc.
Người ta cần phải cố gắng tìm hiểu bản chất của cuộc sống, để củng cố sức mạnh nội tâm và chuẩn bị để đối phó các vấn đề có thể phát sinh nếu bạn lập gia đình. Tôn giáo sẽ giúp bạn vượt qua các vấn đề đó. Bất cứ điều gì bạn đã học được ở tôn giáo, có thể giúp bạn tránh được sự sai lầm, thất vọng và chán nản. Cũng vậy, những phẩm chất tốt chẳng hạn như sự kiên nhẫn và hiểu biết mà chúng ta học hỏi qua tôn giáo là tài sản quan trọng giúp chúng ta sống một cuộc sống an nhàn, hạnh phúc.
Thông thường, do bởi thiếu sự hiểu biết lẫn nhau cho nên nhiều cặp vợ chồng sống trong cuộc sống thống khổ. Kết quả của sự kiện này là những đứa con vô tội của họ cũng gặp phải đau khổ. Ðiều tốt hơn là biết làm cách nào để xử lý các vấn đề của bạn, hầu để sống một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Tôn giáo có thể giúp bạn thực hiện điều này.
5. TÌNH TRẠNG KHÓ XỬ CỦA TÔN GIÁO
Quyền lợi cá nhân
Một trong những nguyên nhân quan tâm nhất đối với những người không thuộc tôn giáo Do Thái là vấn đề cải đạo trước khi thành hôn. Trong khi đó Phật giáo và Ấn giáo không bao giờ đòi hỏi một cặp vợ chồng có cùng một tôn giáo trước một cuộc hôn nhân có thể làm cho sự kiện trở thành quan trọng, nhiều tôn giáo khác có khuynh hướng tận dụng sự hòa đồng này.
Hôn nhân thì hoàn toàn trái ngược với những gì mà những cuốn tiểu thuyết tình yêu lãng mạnh viết, không có nghĩa là có sự hợp nhất trọn vẹn và tuyệt đối của hai người đi đến tầm mức phải hòa nhập với nhau hoặc không còn có sự phân biệt. Khi tôn giáo đòi hỏi cả hai bên phải cùng có một "nhãn hiệu tôn giáo", nó chống lại quyền lợi cơ bản cá nhân của con người để tin tường vào điều mà cô ta hoặc anh ta cần đến. Xuyên qua lịch sử nhiều xã hội đã chứng minh rằng "Sự thống nhất trong tính đa dạng" không phải là không có khả năng mà còn có thể khát khao. Do bởi sự đa dạng dẫn đến sự tôn kính và sự hiểu biết tuyệt vời hơn. Ðiều này cũng nên áp dụng cho hôn nhân. Có nhiều sự kiện điển hình sống động khắp thế giới ở đó người chồng và người vợ duy trì đức tin riêng của mình nhưng tuy thế họ vẫn có thể giữ được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc mà không có sự xung đột nào.
Những người Phật tử không chống đối sự hiện hữu của những tôn giáo khác cùng trong một hộ gia đình. Tủi thay thái độ bao dung này đã bị khai thác bởi những tôn giáo cuồng tính vô đạo đức muốn đạt được sự cải đạo bằng bất cứ phương tiện nào.
Những người Phật tử phải biết nhận thức sáng suốt về mưu kế đánh lừa này. Không có con người khôn ngoan tự trọng nào thật sự hiểu biết điều mà người ấy tin tưởng phù hợp với niềm tin chắc chắn của mình mà phải từ bỏ đức tin của mình để thỏa mãn những đòi hỏi của con người tạo ra từ một tôn giáo khác. Người phật tử không đòi hỏi rằng người phối ngẫu của mình phải theo đạo Phật. Họ cũng không từ bỏ tín ngưỡng của riêng họ.
Nỗi buồn chán sau thời gian kết hôn
Khi những người trẻ tuổi đang yêu nhau, họ sẵn lòng đón nhận bất cứ những sự hy sinh nào miễn là họ có thể thành hôn với nhau. Nhưng sau vài năm, khi thành hôn nhân với nhau, thì những thất vọng, chán nản bắt đầu hình thành. Khi một người trong đôi vợ chồng đã từ bỏ đức tin tôn giáo ăn sâu trong lòng họ vì "tình yêu" lại bắt đầu hối tiếc đã hành động như vậy, những hiểu lầm không cần thiết phát sinh. Những điều này mang lại những căng thẳng vào thời kỳ khi có sự buồn chán xuất hiện, sau đó sẽ có những cuộc cãi vã. Và thông thường, một trong những nguyên nhân chính của những lần cãi vã này là vấn đề tôn giáo nào mà những đức con phải theo.
Do đó, điều quan trọng đối với một người phải biết là nếu như có một quá trình cải tạo liên quan đến, nó cần phải dựa trên một sự tin cậy đích thật chứ không phải thuần túy là thuận tiện hoặc ép buộc. Người Phật tử tôn trọng quyền tự do cá nhân để chọn lựa. Nguyên tắc này được tất cả mọi người tôn trọng.
Nghi lễ
Không có nghi lễ Phật giáo đặc biệt hoặc thủ tục để điều hành một hôn lễ. Phật giáo thừa nhận những phong tục và nền văn hóa cổ truyền được người dân tin theo ở những quốc gia khác nhau. Do đó, những nghi lễ của Phật giáo ở mỗi quốc gia đều khác nhau.
Nói chung, nghi lễ tôn giáo dành cho việc chúc phước lành và lời khuyên đến cặp vợ chồng được thể hiện theo phong tục ở trong chùa hoặc ở nhà, không tạo nên một sự kiện có ý nghĩa to lớn hơn đối với buổi lễ kết hôn. Ngày nay, ở nhiều quốc gia, ngoài lễ chúc phúc, những tổ chức tôn giáo cũng đuợc trao thẩm quyền tiến hành và đăng ký kết hôn cùng với việc cấp phát giấy hôn thú hợp pháp.
Nói chung, điểm quan trọng nhất là cặp vợ chồng cần phải tuyệt đối trung thành trong mục đích kết hợp và hiểu biết lẫn nhau không chỉ ở thời kỳ hạnh phúc mà còn bất cứ khi nào họ gặp phải khó khăn.
Hòa thượng Sri K. Dhammananda
Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt