Khi dân số toàn cầu tăng lên, không gian dành cho người chết càng trở nên khan hiếm. Ở Hoa Kỳ, một số thành phố lớn đã không còn đất để an táng cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Cùng thời điểm này, nhiều quốc gia đang thay đổi tập tục tang lễ, thay đổi nghĩa trang hoạt động và ngay cả phá hủy những nghĩa trang cổ xưa để dành đất cho người sống. Ở Singapore, ví dụ, chính phủ yêu cầu phải phá hủy các ngôi mộ gia đình để thay thế cho các tiểu khu có thể giữ tro cốt người đã mất. Không gian dành cho các ngôi mộ ở thành phố chỉ giới hạn trong 15 năm sau khi tro cốt được hỏa táng và không gian được sử dụng cho việc chôn cất.

Ở Hồng Không, các ngôi mộ là bất động sản mắc nhất trên mỗi mét vuông và chính quyền đã tuyển dụng các ngôi sao nổi tiếng để cổ vũ vấn đề hỏa táng.

Một học giả nghiên cứu tang lễ Phật giáo và thế giới bên kia, nhiều vấn đề xung đột giữa niềm tin tôn giáo với nhu cầu về môi trường.

Vào đầu những năm 1970, các quan chức Nhật Bản quan ngại về việc thiếu đất chôn cất ở thành phố

Từ năm 1999, chùa Shounji ở bắc Nhật Bản đã cố gắng đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề khủng hoảng này thông qua việc “chôn cất bên cây” . Theo cách chôn cất này, các gia đình đặt tro cốt trên đất và một cây được trồng xung quanh tro cốt để đánh dấu ngôi mộ.

Chùa mở một khu rừng nhỏ. Tại đây, một công viên nhỏ, không có các cột bằng đá lớn như các ngôi mộ cổ truyền thống, các nhà sư tụng kinh hàng năm cho người đã mất. Các gia đình cũng có thể đến thăm viếng người đã mất và cử hành nghi lễ tại nơi chôn cất.

Trong khi nhiều gia đình chọn cách chôn dưới cây có lẽ theo truyền thống Phật giáo, đa phần người Nhật quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Có lẽ do ảnh hưởng bởi niềm tin Thần Đạo về việc các vị thần sống trong thế giới tự nhiên, Phật giáo Nhật Bản vô cùng đặc biệt vì sự chú trọng đến môi trường thế giới.

Trong khi Phật giáo Ấn Độ coi thực vật là vô sinh và bên ngoài chu kỳ luân hồi, Phật giáo Nhật Bản chú trọng đến thực vật như một phần của chu kỳ luân hồi và cẩn phải được bảo vệ.

Kết quản là các viện Phật giáo Nhật Bản ngày nay thường coi thách thức về tác động của con người lên môi trường là một vấn đề tôn giáo đặc biệt. Trụ trì chùa Shounji đã mô tả việc chôn dưới cây là một phần đặc trưng cam kết của Phật giáo bảo vệ môi trường tự nhiên.

Chuyển đổi xã hội

Ý tưởng chôn dưới cây đã cho thấy sự phổ biến ở Nhật Bản mà các ngôi chùa và nghĩa trang công cộng bắt chước theo mô hình này để tạo ra các không gian chôn cất dưới mỗi cây riêng biệt.

Trong quyển sách của học giả Sébastian Penmellen Boret viết năm 2016 đã mô tả về việc chôn cất bên cây này. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự ảnh hưởng của Phật giáo ở Nhật Bản lên xã hội Nhật đã giảm khi hàng trăm phong trào tôn giáo mới nở rộ. Thêm vào đó, khuynh hướng tăng lên trong vấn đề đô thị hóa đã kết hợp với truyền thống gia đình và các ngôi chùa địa phương, nơi là nhà cũng như chăm sóc các ngôi mộ truyền thống .

Chôn bên cây cũng tốn kém ít chi phí hơn so với việc chôn cất truyền thống khi nhiều người Nhật cảm thấy khó khăn khi chăm sóc nhiều thế hệ. Tỷ lệ sinh của Nhật là thấp nhất thế giới nên trẻ em thường không có anh chị phụng dưỡng cha mẹ đau ốm hay qua đời.

Quan ngại về nghi lễ truyền thống

Sự thay đổi này không gây tranh cãi. Cộng đồng tôn giáo và văn hóa khắp Đông Á duy trì không gian vật lý là cần thiết để thăm viếng người đã mất vì nghi lễ bên kia thế giới. Truyền thống nho giáo cho rằng người con phải chăm sóc cha mẹ bệnh đau hay quá cố cũng như tổ tiên qua việc dâng cúng thực phẩm và các vật lễ khác. Trong lễ Vu Lan được tổ chức vào tháng tám, Phật tử Nhật Bản sẽ thăm viếng các ngôi mộ gia đình để cúng thực phẩm cho tổ tiên vì họ tin rằng người thân sẽ viếng thăm thế giới con người trong thời điểm này.

Truyền thống tang lễ Hoa Kỳ

Việc chôn bên cây vẫn là một tập tục thiểu số ở Nhật nhưng đang có dấu hiệu trở nên phổ biến. Việc chôn cất bên cây đã thành trào lưu ở Hoa Kỳ

Trong quá khứ, các ngôi mộ được xem là vĩnh viễn. Ngày nay, hầu hết các nghĩa trang chỉ cho phép 100 năm là cao nhất. Theo truyền thống tang lễ Hoa Kỳ bao gồm việc ướp xác, quan tài thể hiện đẳng cắp người chết và viên đá để đánh dấu phần mộ.

Không nghi ngờ ghì nữa, một phần của điều này cho thấy sự suy giảm của các truyền thống tôn giáo và sự gia tăng tâm linh thay thế . Tuy nhiên, các nỗ lực này đang hướng đến các hình thức mai táng linh hoạt cơ bản theo nghi lễ tôn giáo và thực hành tâm linh khi chúng chuyển đổi để giải quyết các yếu tố môi trường và xã hội đang vươn lên.

Ngọc Hằng dịch

Theo popsci.com



Có phản hồi đến “Phật Tử Nhật Bản Trồng Cây Trên Tro Cốt Người Chết Để Bảo Vệ Môi Trường ”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com