Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức của toàn cầu. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo rằng lượng khí thải nhà kính do các hoạt động của con người ở mức độ rất cao và không có dấu hiệu thuyên giảm. Rất nhiều quốc gia đã ghi nhận thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình cao và tăng mực nước biển. Trong khi đó, làn sóng đầu tiên về gia tăng số lượng người tỵ nạn vì biến đổi khí hậu sẽ định hình lại cuộc sống của con người.

Sự thay đổi khí hậu gây ra từ thế hệ trước và hôm nay nhưng thế hệ tương lai phải đương đầu với hậu quả tồi tệ này. Trẻ em ngày nay sẽ đóng một vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường.

Đối mặt với khủng hoảng cần rất nhiều sự thay đổi và giáo dục là bước đi khẩn thiết đầu tiên.

Như các chuyên gia cho biết, sự giáo dục này cần bắt đầu thật sớm để các hoạt động than thiện với môi trường trở thành thói quen ở tuổi còn thơ.

Đài Loan đưa ra ví dụ về việc giáo dục trẻ em quan tâm đến môi trường như thế nào.

Thái độ về môi trường ở Đài Loan

Đến đầu những năm 1990, sự phát triển kinh tế nhanh chóng đã dẫn đến sự suy thoái môi trường ở Đài Loan, bán đảo ở Biển Trung Hoa và là nhà của 24 triệu dân. Chất lượng không khí ở các thành phố vô cùng nguy hại và một phần ba số sông ngòi bị ô nhiễm, rác thải thường không được chôn lấp.

Ngày nay, người Đài Loan tự hào về vẻ đẹp tự nhiên của đảo quốc – từ vùng đất ngập nước ven biển đến các cánh rừng xanh tươi – và sự thành công của họ trong bảo vệ môi trường.

Đài Loan đặc biệt biết đến với tỷ lệ tái sử dụng và phân loại rác rất cao ngay cả các chủng loại về thực phẩm thừa dành cho lợn. Theo các số liệu báo cáo, Đài Loan hiện nay tái sử dụng hơn Mỹ là 20% và bất cứ du khách nào cũng có thể chứng thực mức độ nghiêm trọng của nỗ lực tái chế.

Là một học giả về Phật Giáo Trung Hoa, tôi đang xem xét làm thế nào để các nhóm tôn giáo giải quyết các vấn đề đương đại, bao gồm chủ nghĩa về môi trường trong văn hóa trẻ em.

Giáo dục trẻ em

Ở Đài Loan, hơn một phần ba người lớn tự nhận mình là Phật tử, hơn các tôn giáo khác, tạo nên một nỗ lực văn hóa đáng kể. Các nhóm Phật giáo đi đầu trong nỗ lực chăm sóc môi trường. Những nỗ lực bao gồm cả văn hóa Phật giáo cho trẻ em phản ánh qua các mối quan hệ về môi trường.

Sách ảnh về chủ đề này theo hai hướng tiếp cận: Hướng thứ nhất, Bồ Tát – có năng lực siêu nhiên và trí tuệ xuất hiện trên thế giới để giúp đỡ con người – phục vụ như là hình mẫu cho trẻ em theo cách chúng bảo vệ môi trường.

Ví dụ, trong quyển sách “Đại Chiến của Bồ Tát Phổ Hiền chống lại yêu quái rác rưởi” được xuất bản bởi tổ chức Phật giáo Dharma Drum Mountain, trang đầu tiên giới thiệu về Bồ Tát muốn biến đổi thế giới ô nhiễm thành thế giới trong sạch.

Bồ Tát này gặp một cậu bé khi cậu nói rằng cậu gặp một cơn ác mộng về một con yêu quái được làm từ rác. Hóa ra, con quái vật xuất hiện vì phòng cậu bé như một núi rác. Khi cậu dọn dẹp, Bồ tát đã đến và chỉ cho cậu cách phân loại những thứ cậu muốn bỏ đi một cách hợp lý, thể hiện hành động thực tế.

Sau đó, cậu bé quyết định trở thành “một nhà tiên phong nhỏ vì môi trường thế giới “và đồng hành cùng bồ tát trong việc dọn dẹp công viên và bãi biển. Trong câu chuyện này, sự quan tâm của cậu bé đến từ căn phòng của cậu đến với thế giới lớn hơn với hành động từ bi của Bồ tát.

Trong lịch sử, Bồ tát thường được cầu khẩn để giúp người ở những thời điểm khẩn nguy (như bão trên biển) và can thiệp vì lợi ích của môi trường đã được cập nhật trong vai trò của Bồ Tát ở thời hiện đại.

Trong trường hợp này, Phật giáo là trung tâm của câu chuyện và làm sạch không gian ô nhiễm trở thành một phép ẩn dụ cho việc thanh lọc tâm linh. Độc giả nhìn vào Bồ tát hay Đức Phật như là người dẫn đường và được truyền cảm hứng để hành động.

Quan tâm đến môi trường

Tuy nhiên, với các trường hợp khác, các tổ chức Phật giáo không sử dụng những nhân vật như là Bồ Tát để giáo dục về môi trường

Các câu chuyện không phải luôn mô tả Bồ Tát như các nhân vật và lời tường thuật không thể chỉ là Phật giáo mà đưa ra sự giáo dục về môi trường trong phạm vị rộng hơn của giáo dục Phật giáo. Nói một cách khác, là Phật tử toàn diện nghĩa là phải hiểu và tôn trọng môi trường.

Họ có thể dùng các câu chuyện về cây và động vật để dạy trẻ em về những điều đó như là chu kỳ của than đá và mối quan hệ cộng sinh giữa động vật như là tê giác và bò sát thường được cho là ăn ve hay côn trùng nhưng sự thật thì phức tạp hơn.

Trẻ em học về sinh thái học và các sinh vật liên hết với nhau như thế nào. Điều này giúp trẻ em suy nghĩ một cách tổng thể về môi trường và những hành động này sẽ khuyến khích chúng nhìn về thế giới từ quan điểm của các chúng sinh khác.

Ngọc Hằng dịch

Theo theconversation.com



Có phản hồi đến “Đài Loan Dùng Phật Pháp Để Giáo Dục Trẻ Em Bảo Vệ Môi Trường Như Thế Nào?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com