Cách đây bốn thập kỷ, khi đến Singapore, ông Oei Hong Leong bắt đầu việc buôn bán cổ vật Phật giáo như là để trang trí cho ngôi nhà của mình. Sau đó, ở độ tuổi 20, ông đã có đủ tiền giống cha của mình, Eka Tjipta Widjaja, một trong những tỷ phú của Indonesia. Ngày nay, ông Oei sở hữu một trong những bộ sưu tập cá nhân lớn nhất kể cả những cổ vật rất hiếm và giá trị có từ thời đại nhà Đường, nhà Tống và nhà Minh. Lớn lên ở Trung Hoa "không tôn giáo" và sinh sống với vợ cùng bốn con gái đều là người Thiên Chúa Giáo, ông nhận thấy mối quan hệ của mình với Phật giáo như một định mệnh.

Phần lớn bộ sưu tập với 50 ngàn cổ vật được trưng bày tại viện bảo tàng tư nhân Nei Xue Tang trên một tòa nhà di sản bốn tầng ở Singapore. Ông Oei đến thăm bảo tàng hai lần một tháng để "bày tỏ sự kính trọng và nguyện cầu cho bình an và sức khỏe đến với gia đình" Ông dâng hoa đến cho tượng Phật bảy đầu rồng từ Thái Lan gần lối vào.

Du khách đến viện bảo tàng Nei Xue Tang, có nghĩa là "đường tu học nội tâm" theo tiếng Trung Hoa đều yêu cầu phải bỏ giày dép ra bên ngoài. Cổ vật đến từ khắp Châu Á, bao gồm cả Ấn Độ nơi phát nguồn của Phật giáo và các quốc gia truyền bá Phật giáo rộng rãi hiện nay như Thái Lan, Trung Hoa, Campuchia, Nhật Bản và Mông Cổ

Được giám sát bởi một người phụ trách nói tiếng Hoa, những cổ vật trưng bày chiếm mọi không gian trống bên trong. Với lối kiến trúc được bảo quản không còn chỗ nào để mở rộng, kết quả là một phần của bộ sưu tập của ông bị khóa trong nhà kho. Hầu hết những cổ vật quý hiếm, thường được canh giữ cẩn thận được lưu giữ tại dinh thự của ông ở đường Dalvey.

Trong số những cổ vật này là bộ thập bát La Hán cao 4 foot bằng gỗ có nguồn gốc từ Trung Hoa mà ông mua được từ một ngôi chùa ở Singapore cách đây 20 năm. Được đặt trong phòng giải trí khiêu vũ nơi ông Oei thường tổ chức những buổi tiệc trang trọng, bộ tượng Phật tạo nên một khung cảnh kịch tính. Ông ước tính rằng bộ tượng Thập Bát A La Hán này giá khoảng 7 triệu USD khi ông mua được.

Không phải cái gì ông cũng dùng để bán. Ông nhớ lại bộ sưu tập tăng vọt trong thời điểm dư cư từ Hồng Kông trước những năm 1997 khi Hồng Kông được trao trả về cho Trung Hoa, khi cổ vật được đổ ra chợ. Ông Oei cũng cầm lên các pho tượng được các chùa Trung Hoa bán vì sợ sẽ bị nước từ đập Tam Hiệp ngập tràn.

Vào năm 2007, ông Oei đã có một bước đột phát lớn khi đạt được một thỏa hiệp với viện bảo tàng từ một luật sư về hưu cũng là nhà sưu tập cổ vật Woon We Teng để công bố số cổ vật. Woon, một người bạn đã tạo ra không gian vào năm 2005 cho bộ sưu tập khi số lượng đã lên đến 20 ngàn cổ vật.

Sau khi công bố kế hoạch cho viện bảo tàng mới để chứa hết tất cả và mua một khu đất mới để xây dựng, ông Oei đã từ bỏ ý tưởng. Ông cho biết ông muốn cúng dường mọi công việc đến viện bảo tàng quốc gia Singapore để thế hệ tương lai có thể được tham quan công khai. Sở thích của mình, ông khẳng định, đã mang đến cho ông sự may mắn "Tôi không phải là một thương nhân giỏi mà chỉ là nhờ may mắn mà thôi"

Ngọc Hằng dịch

Theo Forbes.com



Có phản hồi đến “Gia Tài Cổ Vật Phật Giáo Của Tỷ Phú Oei Hong Leong Ở Singapore”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com