Phnom Penh, Campuchia – Ký ức mang đến với thầy But Bntenh trở về Campuchia cách đây 30 năm. Lúc đó rừng vẫn còn quá tầm mắt có thể thấy được. Những cây cổ thụ che bóng mát và là nơi trú ẩn của chim và các loài động vật hoang dã.
Không khí rất sạch và tự nhiên mang đến cho người dân mọi thứ họ cần. Rừng gần với ngôi làng thầy Buntenh lớn lên đầy những con lợn rừng. “Chúng tôi săn chúng. Trong suốt thời tuổi trẻ, chẳng có gì ngon bằng miếng thịt của một con lợn rừng.” Nhà sư 36 tuổi cười cho biết.
Những cánh rừng thời còn son trẻ của thầy Buntenh đã biến mất và cùng với nó, đời sống hoang dã và các loài chim sống ở đó cũng vậy. Sự biến mất này làm cho thầy đau buồn nhưng thầy cho biết thầy sẽ cố gắng chấm dứt nạn phá rừng ở Campuchia khi vẫn còn một ít cánh rừng ở đó.
Thật là một nhiệm vụ đầy thử thách mà thầy Buntenh và các nhà sư cộng sự cùng liên kết dưới tên gọi Tổ chức liên kết các nhà sư độc lập vì công bằng xã hội, thường đặt mạng sống của mình trước những hiểm nguy.
Một cánh rừng bị mất khá lớn
Vào một buổi sáng sớm gần đây, thầy Buntenh, mang dép lê, kính nhỏ trong y áo màu cam bước qua Prey Lang, một trong những cánh rừng già và xanh lớn nhất Châu Á. Mặt trời tỏ qua các vòm cây và từ xa tiếng ồn ào của các loại cưa máy đang xé tan vào không khí.
Thầy Buntenh đang trên đường đến một buổi hội thảo mà thầy và các nhà sư dạy người dân làm thế nào để sử dụng mạng xã hội bảo vệ mình và bảo vệ rừng. Nó vô cùng cần thiết vì sự tồn tại của Prey Lang, nghĩa là “Đại Lâm” theo tiếng địa phương đang bị nguy hại. Phần lớn khu rừng đã bị biến mất để có chỗ cho những đồn điền. Tại những khu vực để bảo vệ đất khỏi bị xói mòn, những kẻ lâm tặc cắt hết cây nọ đến cây kia.
“Những người chặt phá rừng nghĩ rằng họ là tối thượng nhưng thật sự họ vô cùng ngu xuẩn. Chỉ có rừng là tối thượng.” Thầy Buntenh cho biết. 16 năm trước, thầy đã quyết định xuất gia. Hiện nay, thầy đang cố gắng thuyết phục mọi người rằng thế giới không thể tồn tại nếu không có cây. “Không ai nói cho tôi biết rằng tôi nên ra ngoài để bảo vệ rừng nhưng với tôi đó là một điều hợp lý. Tôi đang làm mọi thứ tôi có thể để bảo vệ rừng. Tôi trồng cây mới, tôi giúp đỡ những người sống trong rừng và tôi nhắc nhở chính phủ về những lời hứa mà họ đã đưa ra.”
Nó chỉ xảy ra sau cuộc bầu cử quốc hội vào năm 2013 khi thông điệp của thầy Buntenh truyền cảm hứng cho Horn Sophanny, 23 tuổi. Bởi vì các ngôi chùa của Campuchia theo truyền thống là những nơi để học, Sophanny đã đến chùa để thỏa mãn sự thiếu kiến thức trong nhiều năm trước. Tuy nhiên cuộc bầu cử đã thay đổi tất cả. Phần lớn ghế đã được thắng cử từ đảng của thủ tướng Hun Sen, người bị chỉ trích về kết quả bầu cử gian lận trên quy mô lớn. Nhiều người Campuchia tức giận và bắt đầu biểu tình rầm rộ trong nhiều tháng.
“Tôi đã biết thầy Buntennh từ Facebook. Tuy nhiên khi thầy bắt đầu các phong trào hoạt động sau cuộc bầu cử, tôi nhận ra rằng tôi có thể làm điều gì đó với tư cách là một nhà sư.” Thầy Sophanny cho biết. Thầy tham gia vào mạng lưới hoạt động của thầy Buntenh với khoảng 5,000 nhà sư. Kể từ đó, thầy Sophanny luôn là người đi đầu trong các cuộc phản đối cũng như chia sẻ tất cả những hành động sai trái lên Facebook.
Dựa vào câu trụ của ngôi nhà gỗ bên bìa rừng Prey Lang, thầy Sophanny cho biết đó là nhiệm vụ của các nhà sư để bảo vệ đất nước và con người. Đó là trường hợp xảy ra vào những năm 1950 khi họ có nhiệm vụ dẫn đầu để chống lại thuộc địa Pháp dành độc lập cho Campuchia.
“Chúng tôi muốn các nhà sư hiện nay cũng có cùng vai trò như vậy. Đó là công việc của chúng ta để dẫn đầu xã hội đến một nơi tốt đẹp hơn. Chúng ta là biểu tượng của lòng từ bi. Chùa là gốc rễ của kiến thức.”
Ở Campuchia, 90% dân số theo Đạo Phật và các nhà sư rất được kính trọng. Màu áo cam đỏ của họ giúp họ có một sự bảo vệ mà những nhà hoạt động khác không có. Chính quyền cũng ít khi dùng vũ lực với họ và các nhà sư sử dụng quyền tự do để thu thập hình ảnh, các đoạn phim, ví dụ như về các hành động bất hợp pháp và tàn bạo của cảnh sát. Sau đó, họ chia sẻ lên mạng xã hội.
Sự biến mất của hổ và các cây đại thụ
Ở rừng Prey Lang, sư Buntenh kêu gọi mọi người cùng làm như vậy, Những nam nữ già trẻ đều đến rừng bằng xe máy hay các phương tiện công nông. Họ chăm chú lắng nghe các nhà sư giải thích vì sao họ không nên bị đe dọa.
Tiếng nói của sư Buntenh thông qua một cặp loa lớn “Chúng ta phải nói ra khi ai đó lạm dụng quyền của chúng ta.” Thầy nói cho cả đám đông biết “Chính quyền nghĩ xấu về chúng ta nhưng chúng ta là những người giúp các bạn cứu rừng. Bạn có biết Facebook hoạt động như thế nào không? Bạn phải sử dụng để nói lên điều gì đang xảy ra.
San Reth, 63 tuổi người Campuchia sinh sống gần rừng Prey Lang gần cả cuộc đời rất vui ủng hộ các nhà sư “Cả một thời gian dài, chúng tôi hy vọng có một người tốt đứng lên để cứu rừng của chúng tôi.” Ông nói.
Trong nhiều năm, rừng rất tốt với ông và gia đình. Reth giải thích “Cuộc sống rất tốt ở đây. Có hưu, voi, sư tử, rắn hổ mang sống ở rừng. Có cả cây cổ thụ và cây dùng làm thuốc. Từ nhà của tôi, tôi chỉ cần bước vài bước là tôi có thể tìm mọi thứ tôi cần.”
Ba năm trước đây, khoảng nửa giờ lái xe từ nhà của ông, rừng vẫn là nhà của rất nhiều cây lớn mà “bạn cần phải có bốn người mới ôm hết được.” Reth cho biết Nhưng hiện nay, khu vực này đã chết. Các cây cổ thụ bị chặt xuống và các cây nhỏ bị rụng lá và đất bị đốt cháy thay bằng tro màu xám. Ngay sau đó, một đồn điền trồng các cây gỗ hồng sẽ được xây dựng ở đây và người đàn ông Campuchia nói với một khuôn mặt rất buồn. Rừng bị xuất khẩu sang Trung Hoa.
Không chỉ rừng ở Prey Lang bị biến mất nhanh chóng. Được dẫn dắt bởi sự sang nhượng đất đai xây đồn điền, 14.4% cánh rừng của Campuchia bị biến mất từ năm 2000 và 2013, tổ chức quyền con người Licadho đã chỉ ra sau khi điều tra bằng các hình ảnh vệ tinh từ trường đại học Maryland. Trong khi đó, 12.2% cánh rừng đã bị chặt bỏ để bảo vệ khu vực. Đó là một xu hướng đang diễn ra với những hậu quả khôn lường cho cả co người, động vật và khí hậu.
Reth, người đang cố gắng sinh sống bằng nghề trồng lúa khi rừng bị biến mất đã chống lại việc phá rừng. Chính quyền phản ứng bằng cách kết án và buộc tội anh tội kích động gây bất ổn. Anh sợ rằng anh sẽ bị bắt “Chính quyền nói rằng việc chặt phá rừng là cần thiết để phát triển đất nước. Tuy nhiên, nếu là sự phát triển, tại sao nó gây ra quá nhiều sự đau thương nhưu vậy?” Reth tự hỏi.
Một sự hy sinh rất lớn
Các nhà hoạt động là tu sĩ cũng đang bị cản trở. Họ bị theo dõi, đe dọa và bị kiện. Năm ngoái, một ngôi chùa họ sinh sống bị cảnh sát lục sóat. Hội đồng Tăng già tối cao của Campuchia, cơ quan lãnh đạo tối cao của các nhà sư đã không đồng ý với các hoạt động của thầy, cho biết các nhà sư không được liên hệ đến các hoạt động biểu tình và kêu gọi nhà chùa đóng cửa với các hoạt động ấy.
Các nhà hoạt động là tu sĩ đã tố cáo Hội đồng tăng già tối cao là công cụ của chính quyền độc tài của quốc gia.
Oun Long biết tất cả những việc bị cản trở bởi nhà chức trách. Vài năm trước, nhà sư 30 tuổi liên hệ đến một cuộc biểu tình hang loạt trong ngành dệt may của Campuchia. Đại diện cho các công nhân thầy đã cố gắng đàm phán một giải pháp hòa bình. Điều đó bất thành khi cảnh sát quên đội kết thúc cuộc biểu tình bằng vũ lực tàn bạo, giết chết ít nhất 5 công nhân và làm bị thương hang chục người. “Chúng tôi mệt mỏi với chính quyền. Khi chúng tôi thấy những người bị đau khổ, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc phản kháng.” Thầy cho biết.
Đối thủ quan trọng nhất của cuộc phản kháng là thủ tướng Hun Sen, người lãnh đạo Campuchia từ năm 1985. Trong những năm gần đây, Hun Sen đưa ra mọi lời hứa để cải thiện và có khi nói đến nạn phá rừng xảy ra. Vào tháng hai, ông ngay cả cho phép cảnh sát sử dụng tên lửa và máy bay trực thăng chống lại nạn phá rừng.
Các nhà sư, tuy nhiên, vẫn hoài nghi . “Chúng tôi không thể tin tưởng ông ta. Tuy nhiên nếu ông hứa và không giữ lời hứa, chúng tôi có thể sử dụng để chống lại họ. Đó là điểm yếu của ông ta."Thầy Oun Long nhấn mạnh.
Ở Prey Lang, cuộc hội thảo bị gián đoạn bởi trưởng làng và nhiều cảnh sát tiến đến các cuộc họp, kết án các nhà sư không được phép gặp dân làng.
Ngay sau đó thầy Buntenh tấn công lại họ “Có phải các ông đến đây để đuổi những người cố gắng bảo vệ rừng? Các ông nên đuổi những kẻ phá rừng. Chính thủ tướng Hun Sen còn nói phá rừng là phi pháp và cần phải được ngăn chặn.”
Sau nửa giờ tranh luận, chính quyền quyết định rút lui và để cuộc hội thảo tiếp tục. Tuy nhiên các nhà sư biets rằng họ sẽ đến lần gặp mặt tới. Ở một đất nước nơi có rất nhiều các nhà hoạt động và các nhà báo đã bị giết chết khi thông báo về việc phá rừng trong vài năm qua. Nó giống như là một cuộc chiến đấu không bao giờ dừng và một ngày nào đó sẽ có kết quả hoàn toàn khác biệt.
Thầy Buntenh cho biết thầy chấp nhận nguy hiểm lâu rồi “Tôi không nghĩ tôi là một nhà sư tốt vì tôi ích kỷ với cảnh sát và quân đội. Nhưng tôi sẵn sàng cho đi mọi thứ cho mọi người và rừng. Nếu tôi phải hy sinh cuộc đời của mình hôm nay hay ngày mai, thì tôi sẽ sẵn sang hy sinh nó.”
Ngọc Hằng dịch
Theo Deutch Welle